Mụn dừa hay mụn xơ dừa là một loại giá thể khá quen thuộc đối với những người đam mê trồng cây. Tuy nhiên, vẫn nhiều người chưa biết mụn dừa là gì? Cách nhận biết mụn dừa chưa xử lý thế nào? và quy trình sản xuất và xử lý mụn dừa như thế nào. Hôm nay, Namix sẽ giải đáp những thắc mắc đó qua bài viết này nhé

Mụn dừa đã xử lý namix
Mụn dừa đã xử lý Namix

Mụn dừa là gì

Mụn dừa là phụ phẩm của quá trình nghiền vỏ dừa. Vỏ dừa sau khi nghiền sẽ cho ra 3 thành phần chính là lõi dừa, xơ dừa và mụn dừa. Sau khi bóc tách xơ dừa ta sẽ thu được mụn (chiếm 70% trong xơ dừa).

Mụn dừa đã qua xử lý được xem là nguồn nguyên liệu sạch làm giá thể trồn cây có tác dụng rất lớn cho sự phát triển của rễ cây, làm tăng độ phì hữu cơ, vi sinh, vi lượng cho đất trồng… giúp cây chống chịu được khi thiếu phân thiếu nước trong thời gian ngắn.

Tại sao cần phải xử lý mùn dừa

Như đã nói, mùn xơ dừa chiếm 70% trọng lượng vỏ dừa sau khi được tách ra khỏi vỏ thì mùn dừa chưa được xử lý.

Mùn dừa chưa được xử lý có chứa Tanin và Muối nếu sử dụng trực tiếp sẽ làm cây còi cọc, chậm phát triển hoặc dẫn tới chết cây.

Mụn dừa hữu cơ namix
Mụn dừa là một giá thể hoàn toàn hữu cơ, sản xuất từ trái dừa.

Do đó, Mụn dừa cần được xử lý để chuyển hóa Chất Tanin có trong xơ dừa là thành chất có ích cho cây trồng, làm tăng độ phì về hữu cơ, vi sinh, vi lượng cho đất trồng.  Nhằm giúp cây trồng chống chịu được khi thiếu phân và nước trong thời gian ngắn. 

Quy trình sản xuất và xử lý mụn dừa

Tùy theo công nghệ của nhà sản xuất, mục đích của người sử dụng mà có các cách xử lý mùn dừa khác nhau. Tại các nước phát triển mùn dừa được xử lý bằng các hóa chất như NaOH…. Nhằm có thể kết tủa và giảm độc tính khi thải vào môi trường. Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ với các bạn cách xử lý mùn xơ dừa. Xử lý tanin và độ mặn của xơ dừa bằng cách xả chát và ngâm với vôi, được áp dụng rất phổ biến ở nước ta.

Để sử dụng được mùn dừa thì phải tiến hành xả chất chát. Tanin là một polyphenol có vị chát mặn, làm kết tủa protein và tan trong nước. Đối với độ mặn của xơ dừa, bạn có thể sử lý bằng vôi bột nông nghiệp với nồng độ 2,5%, để loại bỏ bớt hàm lượng muối Na có trong xơ dừa.

Xử lý mụn dừa
Hồ ngâm rữa, xử lý mụn dừa
  • Đối với Tanin: Bạn cho mùn dừa vào thùng 100 lít và đổ nước vào ngâm từ 1 đến 3 ngày. Sau 3 ngày, bạn đổ hết nước trong thùng ra lúc này nước trong thùng có màu nâu sậm. Giống màu rỉ sét còn màu của mùn dừa sẽ có màu vàng đỏ. Để đảm bảo tanin được xử lý tốt nhất bạn nên thực hiện bước xả chát tanin này 3 lần.
  • Đối với xử lý mặn (muối): Cho 5 kg vôi vào 200 lít nước thùng rồi đổ nước để hòa tan. Ở giai đoạn này bạn cần cẩn thận vì nước vôi sinh nhiệt rất nóng, sẽ làm bỏng tay. Cho mụn dừa đã được xử lý tanin vào, dùng cây khuấy đều rồi chờ từ 5-7 ngày để muối được tan. Tiếp theo bạn xả hết vôi trong mụn dừa ( để tránh gây ảnh hưởng đến bước ủ nấm Trichoderma ). Bằng cách cho nước vào mùn dừa và ngâm khoảng 1 ngày, thực hiện liên tục 3-5 ngày.

Sau khi mụn dừa đã được xử lý chất chát và muối cần được ủ với  nấm Trichoderma. Trộn đều mụn dừa cho tơi sốp lên rồi đậy kín thùng ủ. Cứ mỗi 3 ngày lại xới mụn dừa. Như vậy sau 7 lần trộn thì bạn sẽ thấy mụn dừa chuyển sang màu nâu đen. Lúc đó bạn có thể sửa dụng mụn dừa.

Bán mụn dừa đã xử lý
Mụn dừa sau xử lý được đóng vào bao

Có thể bạn sẽ cảm thấy quy trình xử lý phức tạp và mất thời gian. Nhưng với quy mô công nghiệp thì mụn dừa sẽ được cho vào các hồ chứa để xử lý. Với khối lượng xử lý có thể lên đến hàng trăm tấn trên ngày. Nên chi phí và thời gian xử lý sẽ giảm đi rất nhiểu.

Phân biệt mụn dừa đã xử lý và chưa xử lý

Hiện tại mụn dừa thường được bày bán trên thị trường bằng các bao tải sử dụng hoặc bao bì không có nhãn mác, xuất xứ. Người mua chỉ dựa vào thông tin của người bán để biết đâu là mụn dừa chưa xử lý hay đã xử lý, Nên rất khó phân biệt và thường xảy ra tình trạng treo đầu dê bán thịt chó. Vậy đâu là giải pháp để phân biệt mùn dừa chưa xử lý và đã xử lý. Namix liệt kê một số giải pháp phân biệt sau đây.

  • Màu sắc, cảm quan: Mùn dừa chưa xử lý thường có màu vàng nhạt, mùn dừa đã xử lý có màu nâu đỏ và có độ ẩm cao (do được ngâm rửa nhiều lần). Một số nơi sử dụng cách ngâm mụn dừa vào nước nếu thấy nước nâu đỏ thì là mụn dừa chưa xử lý. Tuy nhiên một số loại mụn dừa đã xử lý khi ngâm vẫn cho nước màu nâu vì họ chỉ cần xử lý đạt tiêu chuẩn mà thôi. Nên cách này không chính xác.
  • Định tính: Mùn dừa chưa xử lý khả năng hấp thụ nước kém còn mùn dừa đã được xử lý giữ nước tốt.
  • Định lượng: Sử dụng 2 chỉ tiêu là dộ dẫn điện (EC) và chỉ tiêu pH (chỉ tiêu rất quan trọng của đất trồng) để đánh giá mùn dừa.

Mùn dừa chưa xử lý : Độ ẩm: 20% – EC: > 2.5 – PH: 5.5 – 6.5

Mùn dừa đã được xử lý : Độ ẩm: 20%   EC: ≤ 0.5- PH: 6  – 7

cung cấp mụn dừa khối lượng lớn
Đo độ pH của mụn dừa sau xử lý (Mẫu này mới ngâm nên pH còn cao)
kiểm tra mụn dừa đã xử lý
Đo độ dẫn điện (EC) để đánh giá độ mặn, chát của mùn dừa sau xử lý.

Cách Trộn Mùn Dừa Trồng Cây

Mụn dừa sau khi xử lý sẽ là chất nền tuyệt vời cho sự phát triển của rễ cây giúp tăng độ phì nhiêu, tăng hàm lượng vi sinh vật có lợi và tăng dinh dưỡng cho đất trồng. Tuy nhiên, để sử dụng mụn dừa hiệu quả nhất bạn có thể phối trộn với nhiều loại giá thể theo tỷ lệ phù hợp như:

  • Trồng rau mầm: sử dụng 100% giá thể mụn dừa.
  • Ươm hạt giống: trộn mụn dừa và phân hữu cơ với tỉ lệ 7:3
  • Trộn đất trồng rau, hoa, cây kiểng: mụn dừa chiếm tỉ lệ ⅓ trong toàn bộ giá thể
  • Giá thể trồng thủy canh: sử dụng 100% giá thể mụn dừa
  • Cải tạo đất: sử dụng 15-20% mùn dừa

Trên đây là bài viết về mùn dừa là gì và cách nhận biết mùn dừa đã qua xử lý. Hi vọng, các bạn đã biết cách sử dụng mùn dừa đúng cách và hiệu quả

Tìm hiểu thêm

Bài Viết Liên Quan

Call Now Button