Cách chăm sóc cây Phú Quý (Aglaonema spp.) luôn xanh tốt không khó. Vì cây là một trong những loài cây cảnh đẹp, dễ trồng và dễ chăm sóc. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết từng bước để bạn có thể chăm sóc cây Phú Quý đúng cách, đảm bảo cây luôn khỏe mạnh và phát triển tốt.
Mục Lục Bài Viết
ToggleCây Phú Quý và đặc điểm nổi bật
Cây phú quý là loại cây rất dễ thích nghi, chịu được ánh sáng yếu và không khí khô tốt.
Cây có tên gọi khác là cây thường xanh Châu Á với ý nghĩa phong thủy tốt đẹp. Hiện cây có nhiều giống lai rất độc đáo với đa dạng hình dáng, màu sắc của lá.
- Lá có nhiều màu từ xanh đậm đến xanh nhạt, một số loài có màu đỏ, lá trơn đơn sắc, lá xanh viền đỏ…
- Cây bụi và mọc lan nhanh chóng, cao trung bình từ 35-50 cm.
- Rễ chùm, thân cây màu trắng hồng, vươn thẳng, nhiều nhánh lá.
Cây Phú Quý có độc không?
Đây là một trong những cây cảnh phong thủy nên được trồng trong nhà. Không những vậy cây còn có khả năng thanh lọc không khí, hấp thụ các chất độc hại như formaldehyde và benzen.
Tuy nhiên, lá cây có chứa chất gây kích ứng da và niêm mạc, nên bạn cần đeo găng tay khi chăm sóc và tránh để trẻ em, thú cưng tiếp xúc trực tiếp với lá cây.
Ngoài ra, vào mùa hè, cây có thể sẽ nở hoa và ra quả. Qủa và nhựa của cây phú quý là độc, bạn cần lưu ý.
Cây Phú Quý hợp mệnh gì? Tuổi gì?
Màu sắc của cây là đỏ và xanh nên hợp với người mệnh Hỏa, Thủy hoặc mệnh Thổ. Trồng cây trong nhà giúp người mệnh Hỏa giảm căng thẳng, thu hút tài lộc và công việc hạnh thông. Vì Hỏa sinh Thổ, giúp tăng sự may mắn, tài lộc và công việc ổn định.
Cây hợp nhất với người tuổi Dậu (sinh vào các năm 1957, 1969, 1981, 1993, 2005). Đặt cây trong nhà giúp thu hút lượng năng lượng tích cực, mang lại may mắn, tài lộc và thịnh vượng.
Cây được coi là biểu tượng của sự giàu sang, phú quý và may mắn. Trồng cây trong nhà hoặc văn phòng không chỉ giúp không gian trở nên xanh mát, tươi đẹp mà còn mang lại nhiều tài lộc và thịnh vượng cho gia chủ. Vì thế, nhiều người trồng và mua tặng nhau vào các dịp tết, mừng thọ…
Cách chăm sóc cây Phú Quý ra hoa đẹp
Cây có nhiều ý nghĩa phong thủy và công dụng thanh lọc không khí tốt nên bạn có thể bố trí cây trong phòng khách và phòng ngủ. Theo đó, bạn cần lưu ý những yếu tố dưới đây để có cách chăm sóc cây Phú Quý đúng cách, cây luôn xanh, luôn đẹp.
Chọn đúng vị trí đặt cây
Cây Phú Quý ưa sáng, nhưng không thích ánh nắng trực tiếp. Do đó, bạn nên đặt cây ở những nơi có ánh sáng tự nhiên nhưng được che chắn khỏi ánh nắng gay gắt, như gần cửa sổ có rèm che. Nếu không có ánh sáng tự nhiên, bạn có thể sử dụng đèn LED chiếu sáng bổ sung.
Với cây có lá màu xanh đậm có thể phát triển tốt trong bóng râm. Còn cây có sắc đỏ hoặc sắc trắng thì cần ánh sáng mạnh hơn.
Tưới nước
Cây không chịu được đất quá ẩm nhưng ưa nước, nên việc tưới nước cần phải cẩn thận. Bạn nên kiểm tra độ ẩm của đất trước khi tưới, chỉ nên tưới khi lớp đất mặt đã khô.
Bạn có thể tưới 2-3 lần/tuần vào mùa hè và 1-2 lần/tuần vào mùa đông. Khi tưới, tưới đều xung quanh gốc cây để đảm bảo nước thấm đều xuống rễ. Tuy nhiên, bạn nên quan sát các biểu hiện của cây để tăng hoặc giảm nước cho phù hợp.
Trong thực tế, bạn cũng có thể trồng cây dạng thủy sinh. Bạn có thể cắt một vài cành cây và cắm vào trong nước, thay nước mỗi ngày thì cây sẽ sớm mọc rễ.
Đất trồng – Cách chăm sóc cây Phú Quý đúng cách
Đất trồng cây cần tơi xốp, thoát nước tốt và giàu dinh dưỡng. Ngay từ đầu bạn trồng cây bạn nên chọn đất tốt, sạch để trồng. Bạn có thể mua hoặc tự trộn hỗn đất bao gồm xơ dừa, xỉ than, vermiculite hoặc perlite,…
Nếu không tự phối trộn được thì có thể lựa chọn đất trồng cây cảnh NAMIX, giàu dinh dưỡng, đã được cải tiến, tạo điều kiện tốt nhất cho cây sinh trưởng và phát triển.
Phân bón – Cách chăm sóc cây Phú Quý xanh đẹp
Cây cần được bón phân đều đặn để phát triển tốt. Bạn có thể sử dụng phân bón hữu cơ hoặc phân NPK với tỷ lệ 20-20-20. Định kỳ bón phân mỗi 4-6 tuần một lần trong mùa sinh trưởng (mùa xuân và mùa hè). Vào mùa thu và mùa đông, bạn nên giảm lượng phân bón để cây nghỉ ngơi.
Vào mùa đông, không được bón phân cho cây trong mùa đông.
Cắt tỉa và cách trồng cây Phú Quý
Việc cắt tỉa cây thường xuyên không chỉ giúp cây gọn gàng mà còn kích thích sự phát triển của các chồi mới. Bạn nên cắt bỏ những lá già, lá khô hoặc lá bị bệnh để cây luôn tươi tốt.
Nhân giống bằng cách tách bụi hoặc giâm cành. Khi tách bụi, bạn chọn những cây con có đủ rễ và trồng vào chậu mới. Đối với phương pháp giâm cành, bạn cắt một đoạn thân cây có ít nhất một mắt lá và cắm vào đất ẩm, để nơi râm mát cho đến khi cây ra rễ mới.
Tuy nhiên, nếu được, hãy để cây phát triển một các tự nhiên nhất. Đừng cố gắng tạo hình cho cây bằng cách cắt tỉa, cây sẽ rất khó tiếp tục phát triển, thậm chí là chết.
Độ ẩm và nhiệt độ
Cây thích môi trường ẩm, bạn nên duy trì độ ẩm trong không khí ở mức 60-70%. Bạn có thể đặt chậu cây trên một đĩa chứa nước và đá cuội để tăng cường độ ẩm.
Về nhiệt độ, cây phát triển tốt nhất trong khoảng 18-25 độ C. Cây không ưa gió lạnh và nhiệt độ thấp, nên đặt cây ở nơi ít gió, không nên đặt cây ở cửa sổ hoặc lỗ thông hơi. Tránh để cây ở nơi có gió lùa hoặc nhiệt độ thay đổi đột ngột.
Phát hiện và phòng trừ sâu bệnh hại
Cây khỏe, ít bị sâu bệnh nhưng đôi khi cây cũng bị những tình trạng như lá bị vàng, có đốm lạ hoặc cây phát triển kém. Ngoài ra, cây còn bị các loại sâu như rệp sáp, nhện đỏ và bọ trĩ. Bạn có thể dùng các loại thuốc trừ sâu sinh học hoặc nước xà phòng pha loãng để phun lên cây.
Nếu cây có biểu hiện như lá cây úa vàng, héo rũ thì cần quan sát thật kỹ để kịp thời phát hiện bệnh của cây.
Tìm hiểu thêm: https://namix.vn/cay-thuy-tung/
Thay chậu – Cách chăm sóc cây Phú Qúy bạn nên biết
Vì cây phát triển rất nhanh, nên việc thay chậu định kỳ là điều cần thiết để cây phát triển tốt. Thời điểm thay chậu lý tưởng là vào đầu mùa xuân, khi cây bắt đầu chu kỳ sinh trưởng mới.
Nên thay chậu vào mỗi mùa xuân. Khi thay chậu, bạn cần chọn chậu lớn hơn chậu cũ khoảng 2-3 cm và đảm bảo chậu có lỗ thoát nước. Khi thay đất, bạn cũng nên kiểm tra và cắt tỉa bớt những rễ úng, rễ thối để tránh lây lan bệnh cho cây.
Cách chăm sóc cây Phú Quý không quá phức tạp, chỉ cần bạn chú ý đến những yếu tố cơ bản như ánh sáng, nước, đất và phân bón. Bằng cách tuân thủ các hướng dẫn trên, bạn sẽ có một cây cảnh phong thủy luôn tươi tốt, mang lại vẻ đẹp và may mắn cho không gian sống của mình.