Cách chăm sóc cây sứ phát triển khỏe mạnh sẽ được hướng dẫn qua bài viết này. Cây hoa sứ là một loại cây cảnh được trồng nhiều hiện nay. Sẽ thật hạnh phúc khi có thể trồng và nhìn ngắm những bông hoa sứ nở rộ. Bạn cần tránh làm cây bị yếu hay bị thối củ, cùng tìm hiểu cách chăm sóc cây đúng cách dưới đây.

Cây sứ và đặc điểm nổi bật của cây hoa

dac diem cua cay
Cây có thân rễ và hình dáng đặc biệt và nở hoa đẹp

Cây có nguồn gốc từ Mexico, Venezuela, và vùng Trung Mỹ, thuộc họ Apocynaceae. 

Đây là loại cây bụi, có thân cây mập mạp và mọng nước. Gốc và bộ rễ lớn, phình to. Lá có màu xanh bóng hoặc xanh xám, thuôn dài, phần đầu hơi tròn, mép xung quanh nhẵn. Cây sớm rụng lá, đặc biệt là vào mùa lạnh.

Từ khoảng thời gian mùa xuân đến mùa hè, lá rụng hết thì hoa sứ sẽ nở rộ. Hoa có năm cánh mỏng tạo thành dạng phễu, thường có màu trắng, hồng hoặc đỏ. Ngày nay, hoa được lai ghép nhiều với nhiều cánh kép và màu sắc cũng sặc sỡ hơn.

Thuộc cây ưa nắng và điều kiện thời tiết hanh khô, không ưa lạnh giá hay ẩm ướt. Vì thế, cây rất thích hợp để trồng ở miền Nam.

Ý nghĩa của cây sứ

hoa co phong thuy tot
Loài hoa thể hiện hy vọng về tài lộc và sự thịnh vượng

Hoa sứ hợp với những người mang mệnh Hỏa hoặc mệnh Thổ. Những người này khi trồng cây sẽ mang lại nhiều tài lộc, an khang, vượng khí tốt cho gia đình. 

Đây là một trong những loại cây cảnh mang đến những ý nghĩa tốt lành. Ở Mexico, cây có ý nghĩa khai sinh ra các vị thần linh. Cây thể hiện vẻ đẹp trẻ trung, quyến rũ của người phụ nữ. Khi hoa sứ nở cũng là lúc mùa xuân đến, báo hiệu sự sinh sôi nảy nở, đầy may mắn.

Ở Hawaii, hoa thể hiện những ý nghĩa tích cực. Trong những dịp lễ hội, hoa thường được kết thành vòng đeo cổ hay đội đầu đẹp mắt. Ngoài ra, cách đeo hoa sứ vào tai cũng thể hiện tình trạng hôn nhân. Nếu đeo ở tai trái thì đã kết hôn, còn đeo tai phải là đang độc thân.

Trong phật giáo, cây thể hiện sức sống, điều tốt lành, chứa đựng nhiều triết lý nhân sinh cao quý.

Cây màu trắng biểu tượng cho tình yêu giản dị, tinh khôi, thể hiện sự khởi đầu mới đầy suôn sẻ, nên cây thường được trồng để đem lại may mắn cho gia chủ.

Cây hoa sứ đỏ giúp cho gia chủ có công việc thuận lợi, cuộc sống vui vẻ. Bạn có thể trưng bày ngày tết với hy vọng một năm mới tràn đầy niềm vui và may mắn, Người ta còn quan niệm rằng, nếu cây sứ hoa nở càng nhiều thì càng giúp cho gia chủ thêm thịnh vượng, phát lộc.

Kỹ thuật trồng hoa sứ trong chậu đơn giản

cay hoa su
Trồng cây hoa sứ ngay tại nhà được nhiều người yêu thích

Cây có thể trồng ở nhiều vị trí, nhiều không gian khác nhau, có thể trồng trong chậu được. Ngoài ra, cây dễ uốn cành uốn lá, để tạo thành cây bonsai đẹp mắt.

Bạn có thể trồng bằng cách gieo hạt giống và cách giâm cành hoa sứ. Nếu gieo hạt, chọn những hạt giống tươi, được thụ phấn từ cây mẹ khỏe mạnh, không sâu bệnh. Tuy nhiên, cách trồng đơn giản nhất vẫn là giâm cành, ghép cành. 

Chuẩn bị chậu cây

Lựa chọn chậu có kích thước phù hợp, có thể là chậu không tráng men hay chậu xi-măng, đá mài có khả năng thoát nước tốt. Không nên chọn những chậu nhựa, hay hững chậu có chất liệu mỏng manh. 

Bố trí thêm đế kê chậu giúp dễ dàng thoát nước, tránh bị ngập úng, và đồng thời tăng vẻ sang trọng cho cây.

Chuẩn bị đất

chuan bi dat trong hoa
Lựa chọn đất trồng hoa NAMIX để trồng cây, dinh dưỡng vượt trội

Vì đất rất kỵ ẩm ướt nên bạn cần phải lựa chọn loại đất phù hợp. Đất trồng có đủ chất dinh dưỡng, độ pH khoảng 6, khả năng thoát nước tốt. 

Nếu không có nhiều kinh nghiệm và thời gian để phối trộn đất trồng thì bạn có thể mua những sản phẩm đất trồng có sẵn trên thị trường hiện nay. Một trong số những loại đất sạch được nhiều người lựa chọn là đất trồng hoa NAMIX. Bao gồm đá Perlite, vỏ trấu nguyên cánh, mùn dừa, phân chậm tan,…

Cách trồng cây sứ

cach trong cay hoa su
Bạn có thể trồng cây trong chậu, thùng đơn giản ngay tại nhà
  • Đổ đất trồng hoa NAMIX vào chậu.
  • Dùng ngón tay hoặc dụng cụ nào đó đào một lỗ trong đất.
  • Sau đó cắm đoạn cành vào. Không nên ấn đoạn cành cây vào chậu đất, dễ làm tổn thương các điểm sinh trưởng dọc theo cành. 
  • Lấp đất lại, tưới nước và tránh di chuyển các cành, chậu khi mới trồng vì sẽ khiến cản trở cây mọc rễ.

Cách chăm sóc cây sứ ra hoa quanh năm

cach cham soc cay su
Cây sứ dễ thích nghi nhưng cần được chăm sóc kỹ lưỡng

Bạn cần chú ý chăm sóc cây đúng cách để cây sống lâu hơn, ra hoa nhiều, đẹp và bền hơn. Cây sứ ưa khô hạn, cần nhiều ánh sáng, không ưa ẩm nên cần cung cấp ánh sáng và lượng nước tưới phù hợp. 

Sau một thời gian trồng, cần thay chậu để cây ngày càng lớn nhanh và sống lâu hơn. Thời điểm thay chậu nên vào mùa nắng để không gây ảnh hưởng cho cây.

  • Nhẹ nhàng nhấc bộ bầu rễ ra khỏi chậu, cắt tỉa rễ thối, rễ dài. Sau đó dùng thuốc diệt nấm, kháng khuẩn để xử lý các vết cắt. 
  • Đặt cây sang chậu mới và san lấp đất, để một tuần khi cây khô thì mới tưới nước để tránh cho cây bị thối rễ. 
  • Tiến hành cắt tỉa cây, thực hiện vào khoảng tháng 10 – 11 âm lịch, nên tránh mùa mưa để cây không bị úng rễ.

Cách tưới nước – Bước quan trọng trong cách chăm sóc cây sứ

tuoi nuoc day du
Tưới nước đầy đủ nhưng với lượng nước phù hợp

Mùa mưa bạn cần hạn chế tưới nước, còn khí hậu càng nắng nóng thì càng thường xuyên tưới nước, 1 tuần tưới 2 đến 3 lần. Vì cây cần nuôi bộ gốc nên rất cần nước, nếu thiếu nước, gốc cây mềm nhưng không thối.

Bạn nên tưới vào buổi sáng hay buổi chiều, tưới trước 15h, sao cho chiều tối thì thân lá của các cây sứ đã khô ráo.

Bạn cần tưới trực tiếp vào gốc, lượng nước vừa đủ, nếu cây sứ mới mua về bị thiếu nước, sẽ có hiện tượng lá vàng và rụng.

Bón phân cho cây

bon phan cho cay trong
Bón thêm phân hữu cơ để cây đầy đủ dinh dưỡng

Các loại phân bón hữu cơ hay vô cơ đều có thể bón cho cây trồng. 

  • Cây dưới 6 tháng tuổi: Đây là lúc cây cần kích thích ra chồi, lá, rễ. Hòa loãng 10-15gr phân NPK 20-20-15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE trong 10-15 lít nước, cách nhau khoảng 15-20 ngày/lần. 
  • Cây 6 tháng – 1 năm: Bón thúc định kỳ cách nhau 20-30 ngày/lần, 20-30g phân NPK 20-20-15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE/chậu. Kết hợp dùng phân bón lá Đầu Trâu 005 để kích thích ra chồi, lá, rễ. Có thể sử dụng Đầu Trâu 007 phun khi muốn cho sứ ra hoa.
  • Cây trên một tuổi, có hoa: Bón thúc định kỳ cách nhau 20-30 ngày/lần, 20-30 gr phân NPK 20-20-15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE/chậu.

Ngoài ra, để an toàn cho người sử dụng thì bạn có thể bón thêm phân hữu cơ tan chậm cho cây. Loại phân bón này chứa đầy đủ nhất các chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng và vi lượng. Các dưỡng chất được phân giải một cách từ từ, thời gian phân giải hết một hạt phân từ 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng… cho tới 24 tháng/ 2 năm. Nếu trồng bằng đất trồng hoa NAMIX thì trong đất đã được bổ sung sẵn loại phân này. 

Ánh sáng – Cách chăm sóc cây sứ đúng cách

cach cham soc cay su, bo tri noi co anh sang
Bố trí cây ở nơi có ánh sáng tốt để cây phát triển

Đây là yếu tố quyết định sự phát triển của cây sứ, nếu đặt cây ở nơi có mái che, không đủ độ ánh nắng cho cây sẽ khiến lá vàng, cây không phát triển tốt. 

Bạn nên đặt sử ở nơi có ánh nắng tốt để cây hấp thụ ánh nắng tốt, bạn nên xoay chậu thường xuyên để cây bắt nắng toàn bộ. Đây là cách chăm sóc cây sứ ra hoa đẹp mà bạn không thể bỏ qua.

Để cây ra hoa tốt, cần ít nhất 4-5 giờ ánh nắng chiếu sáng trực tiếp/ngày. Vì khi cây thiếu ánh sáng, hoa ít ra thường xuyên và mỗi lần ra ít hoa. 

Kỹ thuật cắt tỉa – Cách chăm sóc cây sứ

cat tia cay la cach cham soc cay su dung cach
Cắt tỉa cây đúng cách để cây đẹp, nở nhiều hoa

Dưới đây là một trong những kỹ thuật cắt tỉa đúng cách để có một cây sứ đẹp và nở hoa đúng theo ý muốn.

Muốn cây nở nhiều hoa thì bạn không nên để cành quá dài. Nên cắt cành sau mỗi đợt hoa tàn, cắt nhiều lần, cắt cao thêm một đoạn ngắn, sinh thêm nhiều nhánh, nhiều nhánh sẽ có nhiều hoa.

Nên cắt cành sứ vào dịp rằm tháng 7 âm lịch với nhiệt độ bình thường. Nếu trong năm nắng nhiều, mưa ít, thì cần cắt cành muộn hơn vào khoảng đầu tháng 8. 

Nhựa cây dễ gây kích ứng da, cần đeo găng tay khi cầm vào các cành mới cắt, không nên để tay gần mắt.

Những câu hỏi thường gặp trong cách chăm sóc cây sứ

Cây sứ có độc không?

cay co doc khong
Cây chứa nhiều độc, bạn cần hạn chế cho trẻ em tiếp xúc

Cây rất đẹp nhưng đa số các bộ phận của cây đều có độc. Trong đó, nhựa hoa sứ là phần độc nhất, gây hại cho con người. Khi tiếp xúc với nhựa cây dễ khiến xung huyết da, gây rát, mẩn đỏ, nếu ăn phải có thể dẫn đến ngộ độc. Nếu trồng cây hoa trong nhà, cần tránh để trẻ nhỏ tiếp xúc.

Cây có mấy loại?

Cây sứ trắng: Hay còn được gọi là hoa đại, hoa sứ trắng, bông sứ,… Cây thân gỗ, khá to, độ cao trung bình khoảng 2 – 3m. Lá màu xanh đậm, nhẵn với hoa màu trắng tinh khôi.

Cây sứ đỏ: Mọi người còn gọi đây là cây sứ Thái Lan đỏ hay sứ sa mạc. Cây có tán lá hẹp hơn. Ngoài ra, còn có nhiều loại cây được lai tạo thành, như cây sứa cùi (cây sứ đại), sứ cát tường, sứ hoàng lộc, sứ bướm tiên, sứ đại,…

Lợi ích

cay su de trang tri
Lựa chọn cây sứ để trang trí cho không gian nhà

Cây hoa sứ có khả năng thích ứng cao và dễ chăm sóc, bạn có thể trồng trong chậu kiểng để làm bonsai cùng hòn non bộ kết hợp cùng các cây hoa khác.

Đặt cây hoa trước nhà giúp mang lại tài lộc, an lành, hạnh phúc cho gia chủ.

Nếu đặt cây sứ trước nhà, không nên đặt ở giữa lối đi và theo hướng Tây, Tây Nam.

Cây chứa độc tố nhưng hoa sứ còn có nhiều tác dụng để chữa bệnh. vẫn được ứng dụng để bào chế thuốc chữa bệnh. Nhựa cây chứa chất digitalis giúp chữa một số bệnh về tim mạch như suy tim xung huyết, rối loạn nhịp tim,…

Phần rễ cây khi phơi khô có thể điều trị các bệnh da liễu như dị ứng, viêm xoang, viêm mũi. Vỏ và thân cây chứa nhiều độc tố là nguyên liệu để tạo thành thuốc diệt côn trùng, sâu bọ hiệu quả.

Để cho một cây sứ phát triển tốt, ra hoa đẹp thì cách chăm sóc cây sứ cần được đúng cách. Hy vọng qua bài viết này có thể giúp các bạn có một chút kiến thức về cách trồng và chăm sóc loại cây cảnh có hoa này. Hãy áp dụng để có được những chậu hoa khoẻ, đẹp nhé. Ngoài ra, bạn cũng có thể trồng và chăm sóc hoa sứ Thái cho ngày Tết thêm may mắn nữa nhé.

Tìm hiểu thêm

Bài Viết Liên Quan

Call Now Button