Cây Vạn Niên Thanh (tên khoa học: Dieffenbachia Amoena) là một trong những loài cây xanh phổ biến, được ưa chuộng bởi khả năng sinh trưởng mạnh mẽ, dễ chăm sóc và ý nghĩa phong thủy tốt. Cùng tìm hiểu chi tiết về đặc điểm, ý nghĩa và cách trồng, chăm sóc loài cây này để tận dụng tối đa lợi ích mà nó mang lại.
Mục Lục Bài Viết
ToggleCây Vạn Niên Thanh có mấy loại và đặc điểm nổi bật
Cây Vạn Niên Thanh thuộc họ Ráy (Araceae), có nguồn gốc từ các khu rừng nhiệt đới ẩm ướt ở Trung và Nam Mỹ. Một số đặc điểm nổi bật của cây bao gồm:
- Thân cây: Thân mập, cứng cáp, cao trung bình từ 30cm đến 1,5m.
- Lá: Hình bầu dục dài, rộng từ 20-30 cm, xanh mượt mà với các vệt màu trắng hoặc vàng nhạt. Bề mặt bóng, lá dày và mọng nước, giúp giữ ẩm và tránh mất nước cho cây.
- Hoa: Cây ít khi ra hoa trong điều kiện trong nhà, nhưng khi được trồng trong môi trường tự nhiên, cây có thể nở hoa nhỏ màu trắng hoặc xanh nhạt.
- Rễ: Hệ rễ khỏe, lan rộng, có khả năng hút nước và dinh dưỡng tốt, giúp cây phát triển mạnh mẽ.
Lợi ích khi trồng cây
Cây không chỉ mang lại vẻ đẹp xanh mát cho không gian sống mà còn có nhiều ý nghĩa phong thủy tốt:
- Biểu tượng cho sự trường thọ: Cây có tên gọi “Vạn Niên” nghĩa là ngàn năm, biểu tượng cho sự bền bỉ, dẻo dai và sức sống mãnh liệt. Trồng cây trong nhà mang lại sự trường thọ và hạnh phúc cho gia chủ.
- Thu hút tài lộc, may mắn: Trồng cây trong nhà thu hút năng lượng tích cực, giúp gia chủ gặp nhiều may mắn trong công việc, tài chính và sự nghiệp.
- Cân bằng năng lượng: Cây điều hòa khí, tạo không gian trong lành, thanh tịnh và bình an. Vị trí lý tưởng để đặt cây là ở phòng khách, phòng làm việc hay cửa ra vào.
- Lọc sạch không khí: Hút các tia bức xạ phát ra từ các thiết bị điện tử như máy tính, tivi, đem đến cảm giác thoải mái, dễ chịu, tăng cao hiệu quả làm việc.
- Chữa bệnh: Cây có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, cầm máu và chữa bệnh bạch hầu.
Cây Vạn Niên Thanh hợp tuổi gì, mệnh gì?
Cây còn có tên gọi là Minh ty, Vạn Niên Thanh, là một trong những cây cảnh phong thủy được yêu thích hiện nay.
Theo phong thủy, cây hợp với mạng Thủy và mạng Kim bởi có màu sắc xanh và trắng. Đặc biệt, phù hợp với gia chủ tuổi Thìn. Trồng cây trong nhà sẽ giúp đường công danh thuận lợi, may mắn, sung túc và nhiều điều cát tường.
Bạn có thể tặng cây cho bạn bè, người thân vào những dịp quan trọng như khai trương, khánh thành hay đặc biệt là là ngày Tết,…
Cây Vạn Niên Thanh để trong nhà có tốt không? Có độc không?
Cây có tới hơn 50 loại, nhưng có 2 loại cây phổ biến nhất là: cây Vạn Niên Thanh bẹ và cây Vạn Niên Thanh lá đốm. Đặc biệt, cây Vạn Niên Thanh đỏ đang được nhiều người sành cây kiểng ưa thích để trồng trong nhà.
Tuy nhiên, cây chứa chất độc nhẹ trong nhựa cây, có chứa chất Calcium Oxalate, có thể gây kích ứng da và niêm mạc. Do đó, tránh để trẻ em hoặc thú cưng tiếp xúc trực tiếp với cây.
Bạn cần không gian thoáng mát để cây phát triển tốt. Không nên để cây trong phòng kín hoặc nơi có điều hòa quá lạnh trong thời gian dài.
Cách trồng cây Vạn Niên Thanh trong chậu siêu đơn giản
Cây Vạn Niên Thanh là loài cây dễ trồng và dễ nhân giống. Bạn có thể trồng cây bằng phương pháp giâm cành hoặc tách bụi. Dưới đây là cách trồng cây hiệu quả:
Chậu trồng: Chọn chậu có kích thước vừa phải, có lỗ thoát nước tốt để tránh tình trạng úng rễ.
Đất trồng: Đất tơi xốp, thoáng khí, giàu dinh dưỡng. Bạn có thể phối trộn đất với trấu hun, xơ dừa và phân hữu cơ để cung cấp dinh dưỡng cho cây. Hoặc có thể mua đất trồng cây cảnh đã phối trộn sẵn của NAMIX, giàu dinh dưỡng, thích hợp trồng nhiều loại cây xanh trong nhà.
Cây giống: Chọn cây con khỏe mạnh hoặc giâm cành từ cây trưởng thành. Khi giâm cành, cắt 1 đoạn 7-10 cm, tỉa bớt lá. Nhúng vào bột tro, bột lưu huỳnh và dùng bịch nilon bọc lại. Sau 15 – 25 ngày, cành mọc rễ thì có thể mang đi trồng.
Cách trồng
Đặt cây con vào chậu, chỉnh cho rễ cây thẳng đứng và phủ đất vừa phải quanh gốc. Lưu ý cần để phần rễ thấp hơn miệng chậu từ 3-5cm.
Tưới nước nhẹ để giữ ẩm cho đất. Đặt chậu cây ở nơi có ánh sáng nhẹ hoặc bóng râm.
Trồng thủy sinh
- Nếu trồng thủy sinh thì đổ nước vào khoảng 2/3 chậu, thêm vài giọt thủy sinh dinh dưỡng. Cho cây vào bình là được.
- Không cần tưới nước thường xuyên, 2 tuần/lần và nên thay nước hàng tháng cho cây.
Cách chăm sóc cây Vạn Niên Thanh xanh tốt
Ánh sáng: Thích hợp với ánh sáng gián tiếp hoặc bóng râm. Đặt cây ở nơi có ánh sáng tự nhiên nhưng không quá gay gắt như gần cửa sổ, ban công hoặc trong phòng khách. Tránh để cây dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp trong thời gian dài, điều này có thể làm cháy lá.
Nước: Cây không chịu được úng, tưới nước đều đặn khoảng 2-3 lần/tuần vào mùa hè và giảm số lần tưới vào mùa đông. Kiểm tra độ ẩm của đất trước khi tưới để tránh tình trạng cây bị úng rễ.
Độ ẩm: Cây thích hợp với môi trường có độ ẩm cao, bạn có thể dùng bình phun sương để tăng cường độ ẩm xung quanh cây.
Bón Phân: Định kỳ 1-2 tháng/lần để cung cấp dinh dưỡng cho cây. Phân hữu cơ là lựa chọn phù hợp, bón vừa đủ, tránh gây cháy rễ.
Phòng trừ sâu bệnh: Các loại cây cảnh trồng tronh nhà này ít bị sâu bệnh, nhưng vẫn có thể bị một số loại sâu như rệp hoặc nấm tấn công. Bạn cần nhanh chóng loại bỏ lá bị hỏng và dùng thuốc bảo vệ thực vật để xử lý.
Cây Vạn Niên Thanh là loài cây mang lại nhiều lợi ích cả về mặt thẩm mỹ lẫn phong thủy. Với đặc tính dễ trồng, dễ chăm sóc và khả năng thích ứng tốt, cây là lựa chọn tuyệt vời cho không gian sống và làm việc. Nếu bạn đang tìm kiếm một loài cây vừa đẹp mắt vừa mang lại may mắn, tài lộc, thì cây cảnh trong nhà đẹp này chính là sự lựa chọn hoàn hảo.