Cách trồng cà tím đơn giản, có thể trồng quanh năm tại nước ta. Không chỉ là nguyên liệu quan trọng trong nhiều món ăn ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách trồng cà tím từ cách trồng, chăm sóc cho đến khi thu hoạch.
Mục Lục Bài Viết
ToggleCây cà tím và đặc điểm nổi bật
Cây cà tím còn có tên gọi khác là cà nâu, cà dái dê, tên khoa học là Solanum melongena L. Cao khoảng 50 đến 150cm và thường có gai nhỏ. Lá lớn, phiến lá rộng và mặt dưới lá có lớp lông tơ bao phủ.
Hiện, cà tím có 3 loại phổ biến:
- Cà tím tròn: Hình tròn như một nắm tay.
- Cà tím dài: Dáng dài, thân nhỏ và phần đầu thuôn nhỏ hơn so với phần dưới.
- Cà tím dạng củ: đây được xem như sự kết hợp giữa 2 dạng ở trên. Phần đầu thuôn nhỏ hơn phần phía dưới, phần đuôi lại phình to ra.
Cà tím mang lại những lợi ích sức khỏe, chứa nhiều gồm vitamin C, K, B6, khoáng chất, chất xơ, không có chứa cholesterol và các chất béo bão hòa.
Phù hợp cho việc giảm cân, chống táo bón, ngừa ung thư đại tràng. Ngoài ra, chúng còn chứa nhiều sắt, canxi giúp phòng chống thiếu máu, phát triển xương, ngăn ngừa nguy cơ loãng xương.
Cách trồng và chăm sóc cây cà tím siêu đơn giản
Cây không chịu được lạnh nên cần tránh trồng vào thời điểm lạnh giá như tháng 11, 12, 1. Cà tím là loại cây cho năng suất cao, thu hoạch chỉ trong vòng khoảng 2 tháng.
- Miền Nam: Từ tháng 12 đến tháng 1, thu hoạch là vào tháng 3, 4 và 5. Đặc biệt là vụ thu hè, gieo trồng từ tháng 2 đến tháng 3, thu hoạch là vào tháng 5, 6 và 7.
- Miền Bắc: Thích hợp gieo trồng từ tháng 5 – 6, thu hoạch được cà tím là tháng 8, 9 và 10.
Tuy nhiên, không nên gieo trồng cà vào đầu mùa mưa vì trong thời gian thu hoạch quả, quả rất dễ bị sâu đục lỗ.
Chậu trồng hay thùng xốp rộng ít nhất 40cm, cao từ 50cm, tuy nhiên cần đục nhiều lỗ dưới đáy thùng hoặc chậu.
Hạt giống – Yếu tố quan trọng trong cách trồng cà tím
Bạn cần mua hạt giống chất lượng, kháng bệnh tại các cửa hàng bán giống uy tín.
Trước khi gieo, ngâm hạt trong nước khoảng 1 ngày, do vỏ tương đối dày và cứng. Vớt hạt ra, ngâm trong nước ấm 40-500C (tỉ lệ 2 sôi: 3 lạnh) trong 1 giờ. Ủ trong vải ẩm cho nứt ra rồi mới đem đi gieo.
Đất trồng cà tím
Cà tím không kén đất, miễn xốp và không úng nước. Ưa đất pha cát, giàu chất hữu cơ, thoát nước tốt và có độ pH từ 5.5 đến 6.8. Bạn nên chọn đất có phối trộn phân hữu cơ để đủ dinh dưỡng cho cây phát triển.
Hiện nay có nhiều sản phẩm đất sạch được bán trên thị trường hiện nay, giúp bạn trồng cây làm vườn dễ hơn, thú vị hơn. NAMIX là nhà sản xuất đất trồng và phân bón chất lượng tốt hiện nay.
Nếu bạn đang tìm kiếm đất trồng cà tím thì có thể lựa chọn đất trồng cây đa dụng NAMIX. Đất sạch, được phối trộn sẵn, tơi xốp, thoát nước tốt và đủ dinh dưỡng để trồng cây.
Cách trồng cà tím trong chậu sai trĩu quả
Ngâm hạt giống trong nước ấm (khoảng 30-40 độ C) từ 6-8 tiếng để kích thích hạt nảy mầm.
- Gieo hạt vào khay ươm hoặc trực tiếp trên luống đất đã chuẩn bị.
- Phủ một lớp đất mỏng lên trên hạt và tưới nước nhẹ nhàng để giữ ẩm.
- Khi cây con có từ 3-4 lá thật, bạn có thể chuyển chúng ra trồng ngoài vườn. Nên trồng cây vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát để tránh ánh nắng gắt làm hại cây.
Để cây phát triển tốt, bạn cần trồng cà tím đảm bảo khoảng cách giữa các cây:
- Hàng cách hàng: 60-70 cm
- Cây cách cây: 40-50 cm
Cách chăm sóc cà tím đúng cách
Vì là cây ưa sáng nên bạn hãy đặt chậu ở nơi có nhiều nắng, từ 4-6 giờ nắng. Ngoài ra còn có nhiều yếu tố cần quan tâm như:
- Tưới nước: Cà tím cần được tưới nước đều đặn, đặc biệt trong giai đoạn ra hoa và kết trái. Tuy nhiên, cần tránh tưới quá nhiều nước gây úng rễ. Còn cây thiếu nước sẽ ít ra hoa dẫn đến năng suất kém và quả nhỏ.
- Bón phân: Sau khi trồng 15-20 ngày, bón thêm phân hữu cơ NAMIX để thúc đẩy cây phát triển, sau đó, mỗi tháng bón thêm để cung cấp dinh dưỡng cho cây.
- Tỉa cành: Để cây tập trung dinh dưỡng cho trái, bạn cần tỉa bỏ những cành lá bị sâu bệnh hoặc mọc quá dày.
Sâu bệnh
Cà tím thường bị một số sâu bệnh như bọ trĩ, rệp, sâu đục quả, bệnh phấn trắng và bệnh héo xanh. Bạn có thể sử dụng các biện pháp sinh học như nuôi thiên địch hoặc dùng thuốc bảo vệ thực vật an toàn để phòng trừ.
- Sâu đất: Bướm màu nâu sậm, đẻ trứng rải rác, tối lại chui lên cắn phá ngọn, cành, cuống, trái hay gốc cây non.
- Sâu rừng: Sâu đẻ trứng mặt dưới lá, màu xanh vân trắng, có sừng ở đốt sau cùng.
- Bọ chích hút: Bệnh hại phổ biến nhất.
- Bệnh phấn trắng: Cây xuất hiện các đốm trắng, bột trên lá có thể chuyển sang màu vàng và chết.
- Bệnh nấm: Làm cho khô héo lá từ ngọn, mạch quản có màu vàng hoặc nâu rỉ nước nhớt.
Thu hoạch – Bước cuối cùng trong cách trồng cà tím
Đây là một trong các loại rau ăn quả trồng nhanh thu hoạch, có thể thu hoạch khoảng hơn 2 tháng trồng. Khi lớn, vỏ trái sẽ chuyển từ tím sang màu tím nhạt hơn, bóng và căng. Tránh để quả già mới thu hoạch, giảm chất lượng và cây cũng bị mất sức nhiều.
Cắt bỏ các lá già phía dưới để phần gốc thoáng khí. Thời gian thu hoạch tương đối dài, cây ra hoa và đậu trái liên tục trong vòng 4 đến 5 tháng. Nếu cây được chăm sóc kỹ hơn thì thu hoạch lâu hơn từ 7 tới 8 tháng.
Thu hoạch khi quả còn non để đảm bảo độ ngon và dinh dưỡng cao nhất. Dùng dao sắc cắt quả, tránh bẻ gãy cành làm ảnh hưởng đến cây.
Sau khi thu hoạch, cà tím có thể được bảo quản trong tủ lạnh để giữ tươi lâu. Bạn cũng có thể chế biến ngay thành các món ăn như cà tím nướng, xào, hấp hay làm mắm cà.
Bạn không nên nấu cà ở nhiệt độ quá cao vì sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng, nên hầm hoặc ninh nhừ quả. Đặc biệt trong vỏ chứa nhiều vitamin B, vitamin C.
Cách trồng cà tím đơn giản, cho bạn thêm nguồn thực phẩm sạch, an toàn. Chỉ cần vài bước đơn giản, lựa chọn hạt giống, đất trồng chất lượng là bạn có thể trồng cây thành công rồi. Hy vọng với những hướng dẫn trên, bạn sẽ có được những cây cà tím sai quả và chất lượng cao.