Phương pháp ủ phân là một quá trình tự nhiên mà các vi sinh vật, nấm và vi khuẩn phân hủy các vật liệu hữu cơ như rác thải thực phẩm, lá cây, cỏ và các chất hữu cơ khác thành phân bón giàu dinh dưỡng. Quá trình này vừa giúp tận dụng tối đa nguồn tài nguyên tự nhiên vừa giảm thiểu lượng rác thải, bảo vệ môi trường và cung cấp chất dinh dưỡng cho đất trồng.

Các phương pháp ủ phân đơn giản nhất

u phan truyen thong
Cách ủ này không cần chế phẩm sinh học hay men vi sinh

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về các phương pháp ủ phân phổ biến nhất, bao gồm ủ phân truyền thống, ủ phân nóng, ủ phân lạnh và ủ phân với giun đất.

Ủ phân truyền thống (tự nhiên)

Phương pháp ủ phân truyền thống hay còn gọi là ủ phân tự nhiên là phương pháp đơn giản nhất và dễ thực hiện nhất. Trong phương pháp này, người ta chỉ cần thu gom các loại chất hữu cơ như lá cây, cỏ, rác thải nhà bếp (không bao gồm thịt, dầu mỡ) và xếp chúng thành một đống lớn trong vườn.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị các nguyên liệu hữu cơ, bao gồm chất nâu (như lá khô, cỏ khô) và chất xanh (như cỏ tươi, rác thải nhà bếp).
  • Xếp lớp chất nâu và chất xanh xen kẽ nhau. Chất nâu giúp cung cấp carbon, trong khi chất xanh cung cấp nitrogen – hai nguyên tố thiết yếu cho quá trình phân hủy.
  • Tưới nước nhẹ để giữ ẩm, giúp vi sinh vật hoạt động hiệu quả hơn.
  • Đảo đều đống ủ khoảng 1-2 tuần một lần để đảm bảo quá trình phân hủy diễn ra đồng đều.

Ưu điểm: Dễ thực hiện, không cần dụng cụ hay thiết bị phức tạp. Có thể được sử dụng trực tiếp cho cây trồng.

Nhược điểm: Thời gian ủ khá dài, có thể kéo dài từ 3 đến 6 tháng. Cần có không gian rộng rãi để thực hiện.

Phương pháp ủ phân nóng

u nong
Cách ủ này cần có máy đo nhiệt độ, đảm bảo nhiệt độ phù hợp

Ủ phân nóng là phương pháp ủ phân nhanh chóng, nhờ vào việc duy trì nhiệt độ cao trong đống ủ (từ 55-65°C) để kích thích quá trình phân hủy diễn ra mạnh mẽ hơn.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị nguyên liệu tương tự như ủ phân truyền thống, chất nâu và chất xanh tỷ lệ 3:1.
  • Xếp lớp, đảm bảo đống ủ có độ cao ít nhất là 1m để tạo đủ nhiệt.
  • Theo dõi nhiệt độ của đống ủ, nếu nhiệt độ giảm dưới 55°C, cần đảo đống ủ để tăng nhiệt độ trở lại.
  • Sau khoảng 2-3 tuần, có thể sử dụng.

Ưu điểm: Quá trình ủ phân diễn ra nhanh, chỉ từ 4-6 tuần. Tiêu diệt được hầu hết các mầm bệnh và hạt cỏ dại.

Nhược điểm: Cần theo dõi và đảo đống ủ thường xuyên. Chuẩn bị thêm thiết bị đo nhiệt độ để theo dõi quá trình.

Phương pháp ủ phân lạnh

u lanh
Cách ủ này khá đơn giản nhưng cần nhiều thời gian để phân giải

Ủ phân lạnh là phương pháp ủ phân tự nhiên mà không cần can thiệp nhiều. Quá trình này diễn ra ở nhiệt độ tự nhiên của môi trường, do đó, thời gian phân hủy kéo dài hơn so với ủ phân nóng.

Cách thực hiện:

  • Thu gom các chất hữu cơ và xếp chúng thành một đống.
  • Không cần theo dõi thường xuyên, chỉ cần đảm bảo đống ủ được giữ ẩm đủ.
  • Quá trình phân hủy có thể kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm.

Ưu điểm: Không cần nhiều công sức và thời gian theo dõi. Phù hợp cho những người bận rộn hoặc những nơi có không gian hạn chế.

Nhược điểm: Thời gian ủ phân kéo dài, có thể phân hủy không đồng đều, dẫn đến chất lượng phân bón không cao.

Ủ phân với giun đất (Vermicomposting)

u phan voi giun dat
Giun đất giúp phân bón giàu dinh dưỡng, tốt cho cây trồng

Cách ủ phân bón hữu cơ với giun đất là một phương pháp ủ phân sử dụng giun đất để phân hủy các chất hữu cơ. Giun đất ăn các chất hữu cơ và thải ra phân giun, một loại phân bón giàu dinh dưỡng và dễ hấp thụ cho cây trồng.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị thùng chứa có lỗ thoát nước và thoát khí.
  • Đặt lớp chất nền (như lá khô, giấy vụn) vào thùng, thêm giun đất.
  • Bỏ các chất hữu cơ (như vỏ rau, hoa quả) vào và đậy kín.
  • Sau khoảng 3-6 tháng, thu hoạch phân giun và sử dụng cho cây trồng.

Ưu điểm: Phân giun rất giàu dinh dưỡng, tốt cho cây trồng. Quá trình ủ phân ít mùi hôi hơn so với các phương pháp khác.

Nhược điểm: Cần chăm sóc giun đất cẩn thận, tránh để chúng bị chết do quá ẩm hoặc quá khô. Bạn phải chọn đúng loại giun đất (như giun đỏ California) để đạt hiệu quả tốt nhất.

Ủ phân bằng chế phẩm sinh học, men vi sinh EM

che pham sinh hoc
Nếu sử dụng các chế phẩm sinh học, men vi sinh cần có phương pháp ủ đúng

Men vi sinh EM gồm nhiều loại vi sinh vật có lợi như vi khuẩn lactic, nấm men, vi khuẩn quang hợp và các vi sinh vật có lợi khác. Những vi sinh vật này giúp đẩy nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây hại và mùi hôi, đồng thời tạo ra phân bón giàu chất dinh dưỡng cho cây trồng.

Chuẩn bị nguyên liệu: Lá cây, cỏ, rác thải nhà bếp (trừ các chất dầu mỡ, thịt), phân động vật, chế phẩm vi sinh EM, nước, thùng ủ. Các nước thực hiện:

  • Pha loãng men vi sinh EM với nước, tỷ lệ pha là 1:1000 (1 lít men vi sinh với 1000 lít nước).
  • Xếp lớp chất hữu cơ xen kẽ giữa chất nâu và chất xanh.
  • Sau khi xếp xong một lớp chất hữu cơ, phun đều dung dịch men vi sinh EM đã pha loãng lên bề mặt. 
  • Đảm bảo đống ủ được giữ ẩm, nhưng không quá ướt. Đậy kín thùng, khoảng 2-3 tuần, mở nắp và đảo đều.

Ưu điểm: Thời gian ủ thường mất từ 4-6 tuần, phân bón sẽ có màu nâu đậm, không có mùi hôi và có thể bón trực tiếp cho cây trồng, hàm lượng dinh dưỡng cao

Nhược điểm: Chế phẩm sinh học EM có thể tốn kém hơn so với các phương pháp ủ phân truyền thống. Bạn chỉ nên sử dụng cho ủ phân hiếu khí, hiệu quả mà tiết kiệm.

Những sai lầm mà ai cũng mắc phải khi ủ phân

phuong phap u phan dung cach
Tùy vào nguyên liệu và không gian, bạn lựa chọn cách ủ phù hợp nhất

Sai lầm đầu tiên là về phương pháp ủ phân hữu cơ cho cây trồng, với những cách thực hiện trên, thường sẽ chia thành 2 dạng ủ là kỵ khí và hiếu khí. Nhiều người thường lẫn lộn giữa ủ kỵ khí và ủ hiếu khí.

Ủ kỵ khí là quá trình ủ mà không có không khí, phù hợp với các loại phân như phân cá, bã cà phê, thức ăn thừa… Trong khi đó, ủ hiếu khí yêu cầu cung cấp đủ không khí, nói đơn giản hơn là ủ không che đậy, thích hợp cho các loại vật liệu như cỏ khô, rơm, lá cây… 

Nếu vật liệu bạn ủ kỵ khí mà lại thông khí, hoặc ngược lại, bạn sẽ làm gián đoạn quá trình phân hủy, dẫn đến phân không đạt chất lượng, có mùi khó chịu và cây trồng khó hấp thụ

Nếu bạn cố gắng hạ nhiệt độ bằng cách tưới nước lạnh hoặc mở nắp ủ, bạn sẽ làm gián đoạn quá trình này và làm giảm hiệu quả phân hủy.

Sử dụng nấm Trichoderma, là một loại nấm hiếu khí, nghĩa là nó cần không khí để phát triển, hoạt động ở nơi có nhiệt độ 25-30 độ C. Nếu bạn dùng ủ đậy sẽ làm tăng nhiệt độ, nó sẽ giết chết các chủng nấm, rất lãng phí.

Phương pháp ủ phân trên đều là tái chế chất hữu cơ và cung cấp nguồn phân bón tự nhiên, giàu dinh dưỡng cho cây trồng. Dù bạn chọn phương pháp nào, ủ phân không chỉ giúp giảm thiểu lượng rác thải, bảo vệ môi trường mà còn giúp bạn tiết kiệm chi phí mua phân bón. Hãy thử nghiệm và tìm ra phương pháp phù hợp nhất với điều kiện và nhu cầu của bạn để có được khu vườn xanh tươi và bền vững.

TÁC GIẢ

Picture of Nguyễn Hồng Đức

Nguyễn Hồng Đức

Tìm hiểu thêm

Bài Viết Liên Quan

thanks

Xin cảm ơn!

Chúng tôi đã nhận được thông tin và sẽ sớm liên hệ tư vấn chi tiết cho bạn. Vui lòng để ý điện thoại để nhận được cuộc gọi từ NAMIX.

Call Now Button