Cách trồng củ Bình Vôi được dùng để trang trí và chữa nhiều loại bệnh. Với hình dạng độc đáo của củ, loại cây này không chỉ có giá trị về y học mà còn mang lại giá trị thẩm mỹ cao, thường được trồng làm cây cảnh trong nhà. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn chi tiết về đặc điểm, cách trồng, chăm sóc và những đặc điểm nổi bật của cây này.
Mục Lục Bài Viết
ToggleĐặc điểm của cây củ Bình Vôi
Cây củ Bình Vôi (Stephania Erecta) là một loài thực vật thân leo, có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Á. Cây có thân leo mảnh mai, dài và lá mọc đối xứng. Phần thân gần đất phình to ra có dạng như bình đựng vôi ăn trầu.
- Phần củ của cây thường có hình tròn hoặc bầu dục, kích thước lớn và màu nâu sẫm. Củ chứa nhiều hợp chất alkaloid, trong đó quan trọng nhất là rotundin, được sử dụng làm thuốc an thần và chữa bệnh mất ngủ.
- Lá nhỏ, hình trái tim, mọc so le, cuống lá dài đến 4cm. Phiến lá dày, hai mặt màu xanh lục.
- Hoa màu xanh nhạt và khá nhỏ, có hoa đực và hoa cái. Thường ra hoa vào mùa xuân và mùa hè, hoa nhỏ, màu trắng hoặc xanh nhạt.
- Quả như hình cầu, hạt thì như hình móng ngựa. Khi quả bình vôi chín có màu đỏ tươi, trong chứa hạt.
Cách trồng củ Bình Vôi đảm bảo sống 100%
Cây có khả năng chịu hạn tốt, ưa sáng, có thể sống trong môi trường bán râm. Cây phát triển nhanh vào mùa xuân, cung cấp đủ nước và ánh sáng để cây đẻ nhánh, tốt tươi.
Bạn nên trồng cây ở nơi có ánh sáng mặt trời trực tiếp. Đây là yếu tố quan trọng đầu tiên. Tuy nhiên nên tránh để cây tiếp xúc với ánh nắng quá gay gắt. Vị trí tốt nhất dành cho cây củ bình vôi là cửa sổ hướng Đông, nơi có thể giúp cây phơi mình dưới ánh nắng ban mai trong 2 – 3 giờ, tránh đặt cây ở nơi tối tăm.
Để trồng cây, bạn cần chọn giống cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh. Cây có thể được nhân giống bằng cách gieo hạt hoặc tách củ. Trong đó, phương pháp tách củ được ưa chuộng hơn vì đảm bảo cây con phát triển nhanh và có tỷ lệ sống cao hơn.
Chọn chậu trồng
Nếu bạn trồng cây trong nhà làm cảnh, nên chọn chậu trồng có kích thước phù hợp với kích thước củ và hệ rễ của cây. Chậu nên có lỗ thoát nước để tránh tình trạng úng nước.
Nên sử dụng chậu đất nung bằng gốm hoặc nhựa để hút ẩm, mang lại vẻ đẹp cho cây khi cành lá phát triển.
Chuẩn bị đất trồng – Cách trồng củ Bình Vôi
Cây củ bình vôi không kén đất, nhưng phát triển tốt nhất trong đất mùn, tơi xốp và giàu dinh dưỡng. Đất trồng cần có khả năng thoát nước tốt để tránh tình trạng ngập úng gây thối củ.
Trước khi trồng, bạn nên xới đất và bón lót một ít phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ để cung cấp dinh dưỡng ban đầu cho cây.
Bạn có thể trồng cây bằng đất đã phối trộn sẵn, được bán trên thị trường hiện nay. Đất trồng cây cảnh NAMIX, có đất thịt, giàu dinh dưỡng, tơi xốp, thoát nước tốt, phù hợp để trồng cây.
Cách trồng củ Bình Vôi cực đơn giản
Chọn củ bình vôi có kích thước lớn, không bị hư hỏng. Khi mua củ về, sẽ không có rễ, không có lá trông bề ngoài tương tự như khoai tây. Bạn đem phần gốc đi ngâm vào dung dịch kích thích ra rễ.
- Đổ đất trồng cây cảnh NAMIX vào chậu
- Lấy củ đặt lên đất ẩm và vùi nhẹ ½ thân củ vào đất. Chỉ để lộ phần chồi và tưới nước nhẹ nhàng để giữ ẩm.
- Lấy túi nilon trong suốt đục nhiều lỗ chùm lại, cho không khí có thể trao đổi. Sau 20 đến 30 ngày, củ sẽ bén rễ.
- Khi củ ra lá mới, cho cây tiếp xúc nhiều với ánh nắng để củ nhanh phát triển.
Cách chăm sóc cây Củ Bình Vôi đúng cách
Nếu muốn cây trồng phát triển, ra lá đẹp thì bạn cần có cách chăm sóc phù hợp nhất, cụ thể như sau:
Tưới nước và bón phân
Cây củ bình vôi ưa ẩm nhưng không chịu được ngập úng. Bạn nên tưới nước đều đặn, khoảng 2-3 lần/tuần vào mùa khô và giảm tần suất tưới vào mùa mưa. Khi tưới, cần chú ý tưới đều quanh gốc để đất ẩm nhưng không quá ướt.
Trong quá trình sinh trưởng, cây cần bổ sung dinh dưỡng để phát triển mạnh mẽ. Bạn có thể bón phân hữu cơ hoặc phân chuồng hoai mục định kỳ 2-3 tháng/lần. Nếu cây trồng làm cảnh trong chậu, nên bón phân ít nhưng thường xuyên để tránh gây sốc phân cho cây.
Cắt tỉa và kiểm soát sâu bệnh
Để cây phát triển khỏe mạnh và có hình dáng đẹp, bạn cần thường xuyên cắt tỉa những lá vàng, lá già và những cành không cần thiết. Việc cắt tỉa còn giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi các phần còn lại, đồng thời hạn chế sâu bệnh.
Cây củ bình vôi ít bị sâu bệnh, nhưng vẫn có thể bị tấn công bởi một số loài côn trùng như rệp, sâu đục thân. Bạn có thể sử dụng các biện pháp sinh học hoặc hóa học để phòng ngừa và tiêu diệt sâu bệnh. Nếu phát hiện cây có dấu hiệu nhiễm bệnh, cần xử lý kịp thời để tránh lây lan.
Thu hoạch và sử dụng
Củ bình vôi thường được thu hoạch sau khoảng 2-3 năm trồng. Khi thu hoạch, bạn cần đào nhẹ nhàng xung quanh củ để không làm tổn thương củ. Sau khi thu hoạch, củ cần được làm sạch và phơi khô trước khi sử dụng.
Củ bình vôi có thể được sử dụng trong y học để chế biến thành thuốc an thần, thuốc chữa đau đầu, mất ngủ và nhiều loại bệnh khác. Ngoài ra, củ cũng có thể được ngâm rượu để sử dụng lâu dài.
Tại sao nên trồng củ Bình Vôi tại nhà?
Mọi người thường trồng những củ Bình Vôi để làm cảnh, trang trí bàn học, bàn làm việc, cửa sổ. Ngoài ra còn giúp bạn cảm thấy dễ chịu, giảm căng thẳng sau giờ làm việc.
Chiết xuất rotundin từ củ bình vôi có tác dụng trị gút, đau dạ dày và bệnh mất ngủ hiệu quả. Bạn có thể ngâm rượu hay phơi khô nghiền nhỏ để sử dụng dần. Tuy nhiên trong củ có chứa một lượng độc tố nhỏ.
Trồng cây trong nhà còn mang đến nhiều may mắn, lá cây hình tròn giống như những đồng xu nhỏ, thể hiện về tiền tài, bình an.
Trên cách trồng củ Bình Vôi tại nhà đơn giản, không chỉ mang lại lợi ích cho sức khỏe mà còn góp phần tạo nên một không gian sống xanh, sạch và đẹp. Với hình dáng đặc biệt, lá xanh mướt tạo điểm nhấn cho khu vườn hoặc không gian nhà ở.