Cách trồng đậu đũa hay còn gọi là đậu dài, là một loại rau quả phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam. Đây là một loại cây leo, dễ trồng và cho năng suất cao. Đậu đũa không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn dễ chế biến thành nhiều món ngon. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn chi tiết các bước để trồng đậu ngay tại nhà.

Đậu đũa và những đặc điểm nổi bật

dau dua
Cây họ đậu, là cây hằng năm, thân bò hoặc leo

Đậu đũa, còn được gọi là đậu dải áo, thuộc họ Đậu. Đây là loại cây dây leo thường niên, quả có thể dài từ 35cm đến 75cm. 

Đậu có 2 loại chính là đậu lùn và đậu leo.

  • Cây đậu lùn: cao từ 50-70cm, dài 30-35cm, thịt quả chắc. Thời gian sinh trưởng từ 70-75 ngày. Tuy nhiên, năng suất của đậu lùn thường kém hơn so với cây đậu leo. 
  • Đậu leo: Thân sinh trưởng vô hạn, dài từ 40-70cm và có nhiều giống khác nhau như giống hạt trắng, hạt đỏ, đen và hạt trắng đen. 

Trong đậu đũa chứa rất nhiều dinh dưỡng, hàm lượng cao vitamin C, folat, mangan, vitamin A, sắt, phospho,….

Cách trồng đậu đũa sai quả ít sâu bệnh

trong cay luc nao
Nên trồng vào lúc thời tiết tốt, ít mưa để cây phát triển

Bạn nên trồng cây ở nơi có ánh sáng mặt trời để phát triển tốt. Vì vậy, bạn nên chọn vị trí trồng có ánh sáng trực tiếp từ 6-8 giờ mỗi ngày. Nếu bạn trồng trong chậu, hãy đặt chậu ở nơi có ánh sáng, thoáng mát.

Trồng cây quanh năm nhưng nếu muốn cây đạt năng suất cao, nên trồng đậu đũa vào đúng các thời vụ trong năm:

  • Trồng vụ đông xuân: Gieo hạt vào tháng 11 – tháng 12.
  • Trồng vụ xuân hè: Gieo hạt vào tháng 2 – tháng 3.
  • Trồng vụ hè thu: Gieo hạt vào tháng 5 – tháng 6.
  • Trồng vụ thu đông: Gieo hạt vào tháng 8 – tháng 9.

Chọn giống đậu

hat giong dau
Tùy vào sở thích mà bạn lựa chọn hạt giống phù hợp

Đầu tiên, bạn cần chọn giống đậu đũa phù hợp với sở thích và điều kiện khí hậu nơi mình sống. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại giống đậu đũa khác nhau như đậu đũa xanh, đậu đũa tím. Hạt giống nên được mua từ những nơi uy tín để đảm bảo chất lượng.

Chọn hạt giống tốt, hạt mẩy, không bị lép, hay xước vỏ. Nếu muốn tăng khả năng nảy mầm của hạt, ngâm trong nước ấm, tỉ lệ 2 sôi: 3 lạnh, 4 tiếng để hạt dễ nảy mầm hơn.

Lọc bỏ những hạt bị lép, bị nổi lên trên, rửa sạch một lần nữa. Ủ hạt bằng khăn ẩm, nếu hạt có dấu hiệu nứt nanh hãy đem trồng.

Đối với những hạt giống F1 có tỉ lệ nảy mầm cao thì có thể gieo trực tiếp nhưng tỉ lệ nảy mầm vẫn không cao bằng việc ngâm ủ, lọc bỏ hạt không nứt nanh trước.

Chuẩn bị đất trồng

dat trong cay dinh duong
Trồng cây bằng đất sạch, tơi xốp, giàu dinh dưỡng, cây khỏe, nhiều trái

Đậu đũa thích hợp trồng ở đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt. Bạn có thể trộn đất vườn với phân chuồng hoai mục, phân trùn quế hoặc phân hữu cơ để tăng cường dinh dưỡng cho đất. Tỷ lệ trộn đất và phân thường là 3 phần đất : 1 phần phân.

Ngoài ra, nếu không có nhiều kinh nghiệm phối trộn đất và thời gian thì có thể mua đất trồng phối trộn sẵn, giàu dinh dưỡng như đất trồng cây đa dụng NAMIX

Cách trồng đậu đũa trong thùng xốp đơn giản nhất

cach trong dau dua
Cách trồng đơn giản nhưng cần trồng và làm giàn đúng cách

Ngâm hạt giống đậu đũa trong nước ấm (khoảng 40-50 độ C) từ 4-6 giờ. Sau khi ngâm, vớt hạt ra và ủ trong khăn ẩm từ 1-2 ngày cho đến khi hạt nảy mầm.

  • Gieo hạt đã nảy mầm vào đất NAMIX đã chuẩn bị sẵn. Khoảng cách giữa các hạt nên từ 10-15 cm để cây có đủ không gian phát triển. Lấp đất mỏng lên hạt và tưới nước nhẹ nhàng để giữ ẩm cho đất.
  • Tưới nước đều đặn, giữ ẩm cho đất nhưng không để đất quá ướt dễ gây thối rễ. Khi cây cao khoảng 10-15cm, tiến hành tỉa bớt những cây yếu, để lại những cây khỏe mạnh.
  • Khi cây bắt đầu leo, bạn cần làm giàn để cây leo lên. Giàn có thể làm bằng tre, gỗ hoặc dây kẽm, cao khoảng 1.5-2 mét. Buộc dây leo nhẹ nhàng để tránh làm gãy cây.

Tìm hiểu thêm: https://namix.vn/cach-trong-dau-cove/

Kỹ thuật trồng đậu đũa xanh tốt, nhiều trái

cham soc cay
Cây phát triển, ra nhiều trái nhờ cách chăm sóc tốt

Đậu đũa cần nhiều nước, đặc biệt là trong giai đoạn ra hoa và kết trái. Tưới nước đều đặn, tránh để cây bị khô hạn.

Đậu đũa thường bị sâu xanh, rệp, và các loại nấm bệnh. Bạn có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học để đảm bảo an toàn. Thường xuyên kiểm tra và loại bỏ lá bị bệnh để tránh lây lan.

Tỉa bớt lá già, lá úa để cây thông thoáng, hạn chế sâu bệnh và giúp cây tập trung dinh dưỡng cho trái.

Sau khi cây leo giàn, tiến hành bón phân bổ sung dinh dưỡng cho cây. Có thể sử dụng phân hữu cơ NAMIX định kỳ 2 tuần/lần, giúp cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và cải thiện cấu trúc đất.

Phòng trừ sâu bệnh

benh hai cay dau dua
Cần phát hiện sớm bệnh hại cây, có cách phòng và xử lý đúng

Khi gặp điều kiện bất lợi, hoặc khi sức đề kháng kém, cây dễ bị sâu bệnh hại như: Nhện đỏ, sâu, rệp, nấm,… Bạn nên thường xuyên kiểm tra tình trạng cây thường xuyên, phát hiện sớm dấu hiệu bệnh và phòng trừ chúng.

Làm cỏ cho khu vườn và trong thùng, tạo sự thông thoáng cho cây phát triển và diệt mầm bệnh cho cây. 

  • Sâu Khoang (Spodoptera litura): Ăn tạp, có màu nâu hoặc xám, và thường hoạt động vào ban đêm. Chúng tấn công lá, hoa và quả non.
  • Rệp (Aphis craccivora): Có màu đen hoặc xanh, chúng hút nhựa cây từ lá, ngọn và hoa. Cây còi cọc và dễ mắc các bệnh khác, là tác nhân lây truyền một số loại virus gây bệnh.
  • Sâu đục quả (Maruca vitrata): Có màu trắng hoặc xanh nhạt, chúng đục vào trong quả và ăn phần thịt quả.
  • Bệnh gỉ sắt (Uromyces phaseoli): Do nấm gây ra, xuất hiện các đốm màu vàng hoặc nâu trên lá, gây khô héo và rụng lá, ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây.
  • Bệnh thối rễ (Rhizoctonia solani): Do nấm gây ra, rễ cây bị thối, cây còi cọc, không phát triển.
  • Bệnh sương mai (Phytophthora infestans): Gây ra các đốm vàng hoặc nâu trên lá.

Thu hoạch – Bước cuối cùng trong cách trồng đậu đũa

thu hoach
Thu hoạch đúng lúc để đậu được ngon, không bị già

Đậu đũa thường bắt đầu thu hoạch sau 45-50 ngày gieo trồng.

Khi thu hoạch, bạn nên hái vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát nhằm đảm bảo dinh dưỡng cao, tươi ngon nhất.

Dùng kéo cắt hoặc bẻ nhẹ nhàng để không làm tổn thương cây. Thu hoạch khi quả còn non, bởi khi quả già có nhiều xơ, dinh dưỡng giảm.

Thu hoạch đều đặn để cây tiếp tục ra quả.

Cách trồng đậu đũa tại nhà không quá khó khăn, chỉ cần bạn kiên nhẫn và chăm chỉ, chắc chắn sẽ thu được những quả đậu đũa tươi ngon, an toàn cho gia đình. Chúc bạn thành công và có những trải nghiệm thú vị khi trồng đậu đũa.

TÁC GIẢ

Nguyễn Hồng Đức

Nguyễn Hồng Đức

Tìm hiểu thêm

Bài Viết Liên Quan

thanks

Xin cảm ơn!

Chúng tôi đã nhận được thông tin và sẽ sớm liên hệ tư vấn chi tiết cho bạn. Vui lòng để ý điện thoại để nhận được cuộc gọi từ NAMIX.

Call Now Button