Su hào là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng thường có mặt trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình. Bạn có tin rằng loại ra củ này rất dễ gieo trồng không, hôm nay Namix sẽ cùng các bạn tìm hiểu về cách trồng và thu hoạch su hào trong thùng xốp hay trong chậu ngay tại nhà nhé!

trồng su hào

Ảnh: Internet

Su hào trồng tháng mấy

Su hào thường được gieo trồng vào các vụ sau:

  • Vụ sớm: thời gian gieo vụ sớm từ khoảng tháng 7 đến tháng 8, su hào trứng là loại thường được chọn để gieo vào vụ này.
  • Vụ chính: Thời gian gieo vụ chính là khoảng tháng 9 đến hết tháng 10, giống su hào dọc nhỡ hay su hào dọc đại sẽ được gieo vào vụ mùa này.
  • Vụ muộn: Thời gian gieo là vào tháng 11. Su hào dọc tăm (là su hào trứng) hoặc su hào dọc nhỡ là giống su hào thường được gieo vào vụ muộn.

Tuy nhiên nếu bạn trồng su hào bằng thùng xốp hay chậu tại nhà thì gần như có thể trồng quanh năm.

Các Giống Su Hào Chính

Có ba loại giống chính:

  • Su hào trứng (còn gọi là su hào dọc tăm): thu hoạch sau 75 – 80 ngày sau gieo trồng, loại su hào này củ bé tròn, phiến lá mỏng nhỏ, có thể trồng xen trong luống bắp cải hoặc khoai tây.
  • Su hào dọc nhỡ (su hào trung): thu hoạch sau 90 – 105 ngày sau gieo trồng. Loại su hào trung này có củ to tròn, vỏ mỏng, phiến lá to và dày hơn su hào dọc tăm.
  • Su hào dọc đại (su hào bánh xe): thu hoạch sau 120 – 130 ngày sau gieo trồng. Giống này có củ to hơi dẹt, vỏ rất dày, cọng và phiến lá to.

cac loai su hao

Ảnh: Internet

Đặc điểm và yêu cầu ngoại cảnh của cây su hào

Đặc điểm của cây su hào

Su hào là loại cây có giá trị dinh dưỡng phong phú, chứa các loại vitamin phổ biến như carotene – 0,15, B1 – 0,06, B2 – 0,05; PP – 0,2 và vitamin C – 40,0 mg%.

Su hào là loại cây rễ chùm và cạn, mọc ở tầng đất mặt từ 0 – 30cm nên không chịu được hạn cũng như ngập úng.

Củ su hào thật ra là phần thân phình to (bộ phận sử dụng chính), có độ lớn và khối lượng củ phụ thuộc vào đặc điểm của giống.

Lá su hào dài, cuống là tròn phân rõ ranh giới với phiến lá, phiến lá có răng cưa với độ sâu không đồng đều. Lá trên thân sắp xếp theo hình xoắn ốc, có khoảng cách phụ thuộc vào đặc điểm của giống.

Yêu cầu ngoại cảnh của su hào

Nhiệt độ: Su hào ưa khí hậu mát mẻ, chịu lạnh nhưng khả năng chịu nhiệt không cao. Nhiệt độ cao trên 28 độ C kết hợp với ẩm thấp sẽ ảnh hưởng xấu đến trao đổi chất và chất lượng của su hào.

Ánh sáng: Su hào là cây ngày dài, trong quá trình sinh trưởng và phát triển yêu cầu thời gian chiếu sáng dài, cường độ ánh sáng trung bình. Thời gian chiếu sáng và cường độ ánh sáng ảnh hưởng rõ ràng đến chất lượng cây con và củ. Ở giai đoạn cây con, thời gian chiếu sáng dài sẽ rút ngắn giai đoạn cây con, thời gian chiếu sáng ngắn và cường độ ánh sáng yếu sẽ làm giảm hàm lượng vitamin C trong củ, đồng thời kéo dài thời gian sinh trưởng.

Nước: Su hào là cây ưa ẩm, không chịu được úng cũng không chịu được hạn, khả năng hút nước ở tầng đất sâu kém. Nếu đất và không khí thiếu độ ẩm thì su hào kém phát triển, lá nhỏ, củ nhiều sơ; nếu quá dư thừa nước thì su hào giảm khả năng chống chịu sâu bệnh.

Đất: Su hào có khả năng thích nghi trên nhiều loại đất, tuy nhiên đất trồng nên là đất cát pha, đất thịt nhẹ hoặc thịt trung bình, giàu dinh dưỡng và độ ẩm, cần trung hòa độ chua trong đất nếu pH đất dưới 5,5.

đất trồng đa dụng

ĐẤT TRỒNG CÂY ĐA DỤNG – TRỒNG CÂY GÌ CŨNG TỐT

  • Sử dụng ngay không cần phối trộn
  • Cung cấp dinh dưỡng lâu dài
  • Tơi xốp, thông thoáng giúp rễ phát triển mạnh
  • Có nguồn gốc hữu cơ 100% tự nhiên

Quy cách đóng bao: 5dm3, 20dm3, 40dm3

Chuẩn bị gì khi trồng su hào

  • Giống: Bạn có thể chọn mua hạt giống su hào dễ dàng ở các cửa hàng hạt giống rau củ, tuy nhiên nên chú ý lựa chọn những nơi uy tín.
  • Nơi trồng: Nếu có sân vườn hoặc đất trống thì bạn có thể lên luống trực tiếp trên đất để trồng su hào, nếu không bạn có thể lựa chọn các loại chậu cây, khay xốp, thậm chí là vỏ can, chai, thùng… có độ sâu khoảng 3cm, đường kính trên 20cm để trồng su hào.
  • Giá thể trồng: Giá thể trồng nên được trộn từ đất sạch và các loại giá thể như xơ dừa, vỏ trấu, vỏ đậu phộng, phân hữu cơ… sao cho đảm bảo thoát nước tốt, không bị ngập úng mà vẫn giữ được độ ẩm và chất dinh dưỡng.

Bạn có thể lựa chọn đất trồng rau Namix như một sự thay thế hoàn hảo, vừa tiết kiệm thời gian, vừa đảm bảo sạch bệnh lại đảm bảo yêu cầu tơi xốp, thoáng khí và giàu dinh dưỡng.

Ngoài ra bạn cần chuẩn bị phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nước tưới… và cả chút thời gian để chăm sóc cây.

Cách trồng su hào

Nơi trồng: Bạn có thể chọn trồng su hào trong các thùng xốp lớn, các chậu nhựa, chậu cây lớn hoặc khay trồng lớn, có diện tích và độ sâu phù hợp cho su hào phát triển.

Đất và giá thể trồng: Su hào không quá kén giá thể trồng, tuy nhiên giá thể trồng cần phải tơi xốp thoát nước tốt và giàu dinh dưỡng, nhất là đảm bảo sạch bệnh. Bạn có thể phối trộn giá thể trồng từ đất vườn, phân bón và chất hữu cơ có sẵn… Tuy nhiên để tiết kiệm thời gian công sức, bạn có thể lựa chọn đất trồng rau Namix, vừa tiện lợi, vừa cung cấp đầy đủ dinh dưỡng lâu dài, lại vừa đảm bảo sạch bệnh.

đất trồng đa dụng

ĐẤT TRỒNG CÂY ĐA DỤNG – TRỒNG CÂY GÌ CŨNG TỐT

  • Sử dụng ngay không cần phối trộn
  • Cung cấp dinh dưỡng lâu dài
  • Tơi xốp, thông thoáng giúp rễ phát triển mạnh
  • Có nguồn gốc hữu cơ 100% tự nhiên

Quy cách đóng bao: 5dm3, 20dm3, 40dm3

Gieo hạt su hào: Nên gieo hạt su hào vào các khay xốp hoặc khay nhựa chuyên dùng để gieo trồng cây con trước khi trồng ra chậu. Lấp hạt giống sâu khoảng 3 đến 5 mm vào giá thể ươm và tưới nước cung cấp đủ độ ẩm cho giá thể ươm. Hạt sẽ nảy mầm sau khoảng một tuần.

Trồng su hào: Khi cây con khoảng 20 ngày sau gieo trồng, đã có lá thật thì có thể bứng cây con trồng ra chậu, khay, hoặc thùng xốp. Chú ý lấp đất sao cho cây đứng thẳng và chắc chắn, tuy nhiên không lấp đất quá cao.

Chăm sóc su hào

Sau khi trồng cây con ra chậu khoảng một tuần thì có thể tiến hành bón phân cho cây, tốt nhất là pha loãng phân đạm để tưới cho cây. Sau đó chú ý bón phân phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây. Lượng phân bón thúc tăng theo kích thước của củ và chú ý ngưng bón phân trước khi thu hoạch ít nhất một tuần.

Tưới nước mỗi ngày để cung cấp đầy đủ nước cho cây. Cùng với đó cần chú ý dọn sạch cỏ để tránh cạnh tranh dinh dưỡng cây trồng.

Vun xới đất khoảng hai lần trong quá trình trồng, lần đầu là sau khi ra ngôi được khoảng 15 – 20 ngày, lần sau cách lần đầu khoảng 15 ngày.

Lưu ý quan sát trên cây nếu có xuất hiện sâu bệnh cắn phá để kịp thời có biện pháp xử lý phù hợp.

chăm sóc su hào

Ảnh: Internet

Thu hoạch

Tùy vào mỗi giống mà có thời gian thu hoạch khác nhau. Khi quan sát thấy củ to, vỏ nhẵn, lá non ngưng phát triển thì nên nhanh chóng thu hoạch su hào, tránh để quá lâu củ sẽ xơ, cứng và mất ngon, chất lượng củ giảm.

Khi thu hoạch su hào, bạn chỉ cần dùng dao sắc cắt ngang phần rễ bên dưới củ là được.

thu hoach su hao

Lưu ý khoảng cách trồng như thế nào là hợp lý

Đảm bảo khoảng cách trồng là điều cần thiết để cây không bị cạnh tranh ánh sáng cũng như dinh dưỡng, thuận tiện cho chăm sóc cũng như tạo môi trường phù hợp nhất để cây phát triển.

Nếu bạn trồng nhiều cây vào một khay hoặc chậu lớn thì cần chú ý đến khoảng cách giữa các cây: Với giống dọc tăm (trứng) thì khoảng cách trồng cần thiết là 20x25cm, giống dọc nhỡ là 30x35cm, và khoảng cách phù hợp với giống dọc đại là 35×40 cm.

Thời gian thu hoạch su hào

Mỗi giống su hào có thời gian thu hoạch khác nhau. Su hào thường được thu hoạch sau 75 – 130 ngày tùy loại giống.

đất trồng đa dụng

ĐẤT TRỒNG CÂY ĐA DỤNG – TRỒNG CÂY GÌ CŨNG TỐT

  • Sử dụng ngay không cần phối trộn
  • Cung cấp dinh dưỡng lâu dài
  • Tơi xốp, thông thoáng giúp rễ phát triển mạnh
  • Có nguồn gốc hữu cơ 100% tự nhiên

Quy cách đóng bao: 5dm3, 20dm3, 40dm3

Trên đây là những chia sẻ của Namix về cách trồng và chăm sóc su hào tại nhà cực kỳ đơn giản, mong rằng bạn có thể tự tay trồng được loại củ này và sử dụng cho bữa ăn tại chính nhà mình.

Tìm hiểu thêm

Bài Viết Liên Quan

Call Now Button