Cây Mai Chiếu Thủy là một loài cây bonsai mang vẻ đẹp thanh tao, là biểu tượng của sự may mắn, bình an. Được yêu thích bởi dáng vẻ nhỏ gọn, dễ tạo hình và khả năng sống bền bỉ, cây thường được trồng trong các khu vườn hay sân trước nhà.
Mục Lục Bài Viết
ToggleCây Mai Chiếu Thủy và đặc điểm nổi bật
Mai chiếu thủy còn có tên là mai chiếu thổ, có tên khoa học là Wrightia religiosa, thuộc họ Apocynaceae.
Đặc điểm
Đây là loại cây bụi nhỏ, thân gỗ, có dáng mọc thẳng hoặc dạng bò, với những đặc điểm nổi bật như:
- Lá: Có kích thước nhỏ, màu xanh đậm, hình bầu dục, mỏng và bóng. Lá mọc đối xứng nhau và phân bố đều khắp thân cây.
- Hoa: Màu trắng, nhỏ nhắn, nở thành từng chùm ở đầu cành. Hoa nở hướng xuống dưới, như “chiếu xuống đất”. Với hương thơm dịu nhẹ, tạo cảm giác thư thái cho không gian xung quanh.
- Thân và rễ: Thân màu xám nhạt, khá sần sùi, dễ uốn nắn để tạo hình bonsai. Rễ phát triển mạnh, thích nghi tốt với nhiều loại đất khác nhau, giúp cây có khả năng sinh trưởng bền bỉ.
Phân biệt các loại cây mai
Mai chiếu thủy lá nhỏ: mai chiếu thủy lá kim như: Lá kim giòn, kim thanh mai, kim lá tứ, kim đuôi chồn, lá tứ xù.
Mai chiếu thủy kim thanh mai: Cây có nhiều nu, là những cục nổi ở trên thân, lá giống thanh mai nhưng nhỏ hơn, ưa chuộng để làm cây bonsai.
Mai chiếu thủy lá kim giòn: Cây có ít nu, hay ra hoa, lá màu xanh vàng. Tuy nhiên, thân khó uốn để tạo dáng.
Mai chiếu thủy lá tứ: Lá mỏng và mọc thành 4 mặt lá như hình chữ thập. Cây rất nhiều hoa, thân có nhiều gân, nhiều cạnh.
Mai chiếu thủy nu Gò Công: Cây có nhiều nu và đẹp nhất, hoa vừa lớn lại vừa thơm.
Mai chiếu thủy lá lớn: Như mai chiếu thủy nu “mận”, nu thường, da trắng, da xanh,…
Có nên trồng cây mai tại nhà?
Từ lâu, cây mai này là một trong những cây cảnh trồng trong nhà, tượng trưng cho sự ổn định về gia tài, sự bền vững trong cuộc sống.
Hoa nở quanh năm, hương thơm dịu nhẹ, tạo sự thoải mái, thư thái, giảm bớt căng thẳng trong cuộc sống. Ngoài ra cây còn có khả năng hút bụi, thanh lọc không khí, đem đến không gian sống sạch hơn, thoáng hơn.
Khi trồng hoa trong nhà hay trước nhà đều mang đến nhiều lợi ích và ý nghĩa. Bạn có thể trồng cây trong chậu rồi đặt cây trên bàn khách, bàn làm việc, trưng bày hành lang văn phòng….
Đây còn là món quà tặng ý nghĩa mang đến nhiều may mắn và tài lộc cho gia chủ.
Cách trồng cây Mai Chiếu Thủy đúng cách ngay tại nhà
Mai Chiếu Thủy có thể được trồng bằng cách giâm cành hoặc gieo hạt, tuy nhiên phương pháp giâm cành thường được ưa chuộng hơn nhờ khả năng phát triển nhanh và giữ được hình dáng mong muốn.
Yếu tố để trồng cây
Đất trồng: Cây thích hợp với đất có độ tơi xốp, thoáng khí và có khả năng thoát nước tốt. Bạn có thể sử dụng hỗn hợp đất gồm đất thịt, trấu hun, và phân hữu cơ để cung cấp dinh dưỡng cho cây. Hoặc bạn có thể mua đất trồng cây cảnh NAMIX để trồng cây, tiện lợi mà hiệu quả.
Chậu trồng: Để tạo dáng bonsai đẹp mắt, bạn nên chọn chậu có kích thước phù hợp với kích thước cây, đồng thời có lỗ thoát nước để tránh ngập úng.
Cách trồng cây Mai Chiếu Thủy bằng cành
Cắt cành dài khoảng 15-20cm, đảm bảo cành không quá già hoặc quá non. Chọn cành giâm khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, bỏ bớt lá. Nhúng cành vào dung dịch kích thích ra rễ trước khi cắm vào đất để tăng tỷ lệ sống sót.
- Cắm cành giâm vào giá thể trồng cây cảnh và để ở nơi thoáng mát và không có ánh nắng chiếu vào.
- Tưới đủ ẩm và phun sương lên cành giâm, đợi khoảng 3 tháng để rễ và lá ra nhiều, đặt nơi ánh sáng nhẹ.
Cách chăm sóc cây Mai Chiếu Thủy tươi xanh
Cây có sức sống mạnh mẽ, nhưng để cây phát triển tốt và giữ được dáng đẹp, cần lưu ý một số điểm sau:
Ánh sáng và nhiệt độ
Cây ưa ánh sáng, nên trồng cây ở những nơi có nhiều ánh nắng như ban công, sân thượng hoặc sân vườn. Tuy nhiên, cần tránh ánh nắng gắt vào buổi trưa để không làm cháy lá.
Nhiệt độ lý tưởng cho cây mai chiếu thủy phát triển là từ 20-30°C. Cây có khả năng chịu lạnh tốt, nhưng không nên để cây tiếp xúc với môi trường quá lạnh hoặc nhiệt độ dưới 10°C.
Tưới nước
Cây không ưa đất ẩm quá, nên việc tưới nước cần cân nhắc kỹ. Tưới nước đều đặn, nhưng chỉ khi đất khô, tránh ngập úng gây thối rễ.
Vào mùa mưa, hạn chế tưới nước để tránh tình trạng úng nước, dẫn đến bệnh cho cây.
Nếu muốn cây ra hoa đúng lúc cần xiết nước cho cây khoảng 5 – 7 ngày. Ngoài ra bạn cần vặt lá và ngọn, bổ sung phân hữu cơ. Sau 7 ngày, tưới lại với lượng nước vừa phải, cần thực hiện trước khoảng 4 – 6 tuần.
Cắt tỉa và tạo dáng
Cắt tỉa cành và lá thừa thường xuyên giúp cây duy trì dáng bonsai đẹp, đồng thời tạo không gian cho cây phát triển khỏe mạnh hơn.
Cành mai chiếu thủy dẻo và dễ uốn, thích hợp để tạo các dáng bonsai nghệ thuật như dáng trực, dáng xiêu, dáng huyền,… Vì vậy đây sẽ là một trong các loại cây cảnh trong nhà đẹp, được trồng nhiều hiện nay.
Bón phân và phòng trừ sâu bệnh
Sử dụng phân hữu cơ, phân chậm tan hoặc phân vi sinh để cung cấp dưỡng chất cho cây, đặc biệt vào mùa xuân và mùa hè, khi cây phát triển mạnh. Tránh bón quá nhiều phân hóa học để không làm tổn hại đến hệ rễ của cây.
Cây ít bị sâu bệnh, nhưng vẫn có nguy cơ gặp các loại sâu ăn lá và rệp. Thường xuyên kiểm tra lá và thân cây, nếu phát hiện sâu bệnh, bạn có thể sử dụng dung dịch xà phòng hoặc thuốc trừ sâu sinh học để xử lý.
Đặc biệt, cây dễ bị vàng lá do thiếu hoặc dư chất dinh dưỡng. Ngoài ra, nếu rễ đã ăn hết bầu giá thể thì cũng bị vàng lá.
Cây Mai Chiếu Thủy không chỉ mang đến vẻ đẹp tao nhã mà còn có ý nghĩa phong thủy đặc biệt, giúp thu hút tài lộc và sự thịnh vượng cho gia chủ. Với những hướng dẫn chi tiết về cách trồng và chăm sóc, bạn hoàn toàn có thể tạo nên những tác phẩm bonsai đẹp mắt từ loài cây này. Hãy dành thời gian chăm sóc để cây cảnh trong nhà đẹp và xanh tốt.