Cây Ngọc Ngân là cây cảnh thân thảo với vẻ đẹp độc đáo cùng ý nghĩa phong thủy tích cực. Chính vì vậy, loài cây này đã trở thành một lựa chọn phổ biến trong việc trang trí không gian sống và văn phòng. Dưới đây là một số thông tin chi tiết về cây Ngọc Ngân, đặc điểm, ý nghĩa phong thuỷ, cách trồng và cách chăm sóc cây đúng cách nhất.
Mục Lục Bài Viết
ToggleCây Ngọc Ngân và đặc điểm nổi bật
Cây ngọc ngân còn gọi là cây Valentine, thuộc thân thảo, lá mảnh mai màu xanh đậm với các đốm màu trắng hoặc vàng tạo. Cao từ 30 đến 60cm, phù hợp để trồng trong chậu hoặc để trang trí nội thất.
- Lá hình bầu dục với cuống lá dài bọc quanh thân, một gốc thường có 5 đến 6 nhánh. Mép lá xanh tươi bao quanh phiến lá bóng mịn, rất đẹp.
- Rễ chùm, hoa có màu trắng hoặc xanh, hình trụ. Nhờ vậy, cây có thể sinh tồn ngay cả trong những môi trường khắc nghiệt nhất.
- Trụ hoa có rất nhiều bông hoa xếp san sát nhau có màu trắng ngà. Hoa nở thành các cụm, dạng bông mo đẹp mắt.
- Ngoài màu xanh thì cây còn có loại lá đỏ đan xen với xanh.
Cây Ngọc Ngân hợp tuổi nào? Cây Ngọc Ngân hợp mệnh gì?
Vì cây có màu trắng và xanh nên hợp với người mệnh Kim và Thuỷ. Bên cạnh đó, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy cho nên mệnh Thủy và Thổ cũng khá hợp. Khi trồng cây này trong nhà giúp khắc chế tính xấu của bản thân và mang may mắn, danh vọng cho chủ mệnh.
Ngược lại, những người mệnh Mộc, Hỏa nên cẩn trọng khi trồng. Khi trồng cây bạn cần lưu ý:
- Trồng cây trong chậu có màu đen hay xanh nước biển: Thủy sinh Mộc nên sẽ hóa giải xung khắc.
- Người mệnh Hỏa nên trồng cây trong chậu có màu nâu đất hoặc xanh, sẽ hóa giải xung khắc giữa Kim và Hỏa.
Trồng cây Ngọc Ngân trong nhà mang lại sự may mắn, tài lộc và sức khỏe cho gia chủ. Lá cây mảnh mai, màu xanh đậm cùng với các đốm màu trắng hoặc vàng mang đến sự giàu có và thịnh vượng.
Màu trắng là ngân màu xanh là ngọc, tổng thể ghép lại “ngọc ngân” là vừa sang vừa quý. Ngoài ra, chữ “ngân” có nghĩa là tiền bạc, mang đến ý nghĩa về tiền tài, tài lộc.
Ngoài ra, cây còn mang ý nghĩa sự gắn bó trong tình yêu đôi lứa, vậy nên nó mới có cái tên mỹ miều khác là cây valentine.
Công dụng
Ngoài ý nghĩa phong thủy, cây còn được dùng để trưng bày, trang trí nhà cửa, vườn tược, văn phòng,… để tạo không gian thoáng mát. Hơn nữa cây còn giúp lọc sạch không khí, loại bỏ bụi bặm, mang lại không gian sống trong lành, tạo cảm giác thư giãn và yên bình.
Bạn có thể tặng cây cho người thân vào những dịp lễ, sinh nhật, khai trương, thôi nôi,… Với mong muốn mang đến may mắn, tài lộc và thành công.
Cây Ngọc Ngân có độc cho con người không?
Trong cây có chứa chất Calcium Oxalate ở tất cả các bộ phận của cây, đặc biệt là ở trong nhựa cây.
Vậy nên khi trồng cây trong nhà nên tránh cho trẻ em hay thú nuôi. Tránh bứt lá cho vào miệng, sẽ bị tê môi, sưng lưỡi, ngứa họng.
Nếu chẳng may tiếp xúc với nhựa cây, bạn nên súc miệng nhiều lần bằng nước sạch. Khi trồng và chăm sóc cây nên đeo găng tay để bảo vệ tránh khỏi độc tố của cây.
Cách trồng và chăm sóc cây Ngọc Ngân
Đây là một trong các loài cây cảnh trong nhà được yêu thích vì cây rất dễ trồng và chăm sóc, có thể trồng bằng đất hay thủy sinh điều được. Bạn cũng có thể nhân giống bằng cách tách bụi và giâm cành, cách này khá nhanh và được áp dụng nhiều.
Trồng trong đất
Ngọc Ngân phát triển rất mạnh nên đất trồng cần phải có nhiều dinh dưỡng tơi xốp. Bạn có thể phối trộn hoặc mua đất trồng cây cảnh NAMIX, đất sạch, tốt, tạo điều kiện tốt để cho cây phát triển nhanh.
- Đổ đất trồng cây cảnh vào chậu.
- Đào hố và cho cây giống vào, lấp đất lại là xong. Đặt cho ngọn cây cao hơn mặt đất.
- Tưới cây sau khi trồng.
Trồng thủy sinh
Trồng cây dạng thuỷ sinh khá đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị chậu cây vừa ý, tốt nhất chọn chậu thủy tinh.
Dùng kéo hay dao, tách cây con ra khỏi bụi lớn nhẹ nhàng để không làm thối phần tách. Đặt phần tách ở nơi thoáng mát.
Tách đất ra khỏi phần rễ, rửa sạch cho đến khi rễ cây có màu trắng. Bạn có thể dùng vòi nước để loại bỏ tạp chất, giúp rễ nhanh hấp thu các chất dinh dưỡng
- Cho cây giống vào chính giữa chậu.
- Dùng sỏi hay dây kẽm để cố định gốc.
- Cho nước đã pha dung dịch thủy sinh vào.
- Trang trí bằng một vài viên đá ngũ sắc hoặc sỏi.
Theo dõi cây, đổ thêm nước khi bình hết nước, thi thoảng cho thêm 1/2 viên B1 hoặc 2 -3 giọt dung dịch thủy sinh nếu thấy cây thiếu chất. Khi nước đục và có mùi thì cần thay nước và cắt bỏ bớt rễ nếu bị thối.
Cách chăm sóc cây luôn xanh mướt
Đây là loại cây cảnh trong nhà đẹp, dễ trồng, không đòi hỏi quá nhiều thời gian để chăm sóc. Tuy nhiên, để cây phát triển khỏe mạnh, cần lưu ý đến một số điều sau:
- Ánh sáng: Cây ưa ánh sáng phân tán và tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp. Vì vậy, bạn nên đặt cây ở nơi có ánh sáng tự nhiên nhưng đừng đặt cây dưới ánh nắng gắt, dễ bị cháy lá.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp để cây phát triển là 20°C – 30°C. Khi nhiệt độ xuống 12 độ C, cây có thể tồn tại nhưng sẽ bị rụng lá và lâu dài sẽ giết chết cây.
- Nước: Cây rất ưa ẩm, nên cần tưới cây 2 lần/ngày để duy trì độ ẩm. Tưới nước đều đặn nhưng tránh tưới nước quá nhiều gây ra tình trạng thối rễ.
- Đất và chậu: Chọn chậu có lỗ thoát nước và sử dụng đất trồng cây cảnh giàu chất hữu cơ để tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của cây.
- Chăm sóc thêm: Loại bỏ lá cũ và lá khô để cây luôn xanh tươi và đẹp mắt. Nếu thấy có sâu bệnh hoặc bị nhiễm bệnh, hãy sử dụng các phương pháp phòng và trị bệnh phù hợp để bảo vệ sức khỏe của cây.
Cây Ngọc Ngân là một trong những cây cảnh phong thuỷ có thể trồng trong nhà mà bạn có thể lựa chọn. Hãy thử tự tay trồng cây Ngọc Ngân và tận hưởng vẻ đẹp và ý nghĩa mà nó mang lại cho gia đình bạn!