Hoa hồng không chỉ là biểu tượng của tình yêu và sự quý phái mà còn là điểm nhấn tuyệt vời cho mọi không gian. Tuy nhiên, để cây hoa hồng phát triển mạnh khỏe và nở hoa rực rỡ, bạn cần áp dụng các biện pháp chăm sóc đúng đắn. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn cách chăm sóc cây hoa hồng, cây tốt, không sâu bệnh và ra hoa nhiều, đẹp.

Cách chăm sóc cây hoa hồng mới trồng mà bạn cần biết

cham soc cay hoa hong
Chăm sóc hoa hồng nở đẹp đơn giản hơn bạn nghĩ

Muốn trồng hoa hồng sinh trưởng tốt và ra hoa nhiều thì bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Chọn giống hoa hồng phù hợp điều kiện: Lựa chọn loại hoa hồng phù hợp với điều kiện nơi trồng để quá trình trồng hoa diễn ra thuận lợi hơn. Bạn có thể mua hoa hồng được ươm sẵn trong chậu hoặc hoa hồng rễ trần để trồng tại nhà.
  • Trồng hoa đúng vị trí: Hoa hồng là loài hoa ưa ánh sáng trực tiếp, bạn cần lựa chọn nơi trồng hoa, đặt chậu hoa có nhiều ánh nắng nhưng tránh ánh nắng gắt buổi trưa.
  • Trồng hoa hồng đúng thời vụ là tốt nhất: Bạn nên trồng hoa vào mùa xuân hoặc đầu mùa thu giúp cây nhanh bén rễ.  

Ngoài những điều trên, dưới đây là cách chăm sóc cây hoa mà bạn cần biết để cây phát triển tốt nhất.

Tưới nước đúng cách

tuoi nuoc day du
Tưới nức đầy đủ nhưng đừng để cây bị úng nước

Bạn cần nắm được cây hoa hồng cần tưới nước như thế nào là đúng chuẩn. Theo đó, đất trồng hoa hồng cần được giữ ẩm xuyên suốt thời gian sinh trưởng. Bạn có thể tưới nước vào sáng và tối và tưới vào mùa nắng nhiều nước hơn mùa lạnh. 

Dùng bình tưới trực tiếp vào gốc hoa hồng và không nên làm ướt lá. Ngoài ra, bạn cũng không nên tưới nước cây hoa vào chiều muộn hoặc tối vì cây dễ bị nấm bệnh. Bạn cũng có thể phủ một lớp đất viên ở gốc cây để giảm văng đất khi tưới. 

Bón phân hợp lý

Những cây hoa hồng thích hợp với phân bón hữu cơ, giúp cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cây. Vừa giúp cân bằng độ pH vừa bổ sung dinh dưỡng để cây phát triển.

Nếu bạn trồng hoa với đất trồng hoa NAMIX, thì sau 4 tháng tính từ thời điểm trồng bạn mới cần bón thêm phân. Vì trong đất đã được bổ sung phân chậm tan, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây. 

Bấm ngọn cây và cắt tỉa

tia nhanh cay hoa hong
Tỉa nhánh, cây cho hoa hồng giúp cây khoẻ, hoa nở đẹp

Đây là bước tiếp theo trong cách chăm sóc cây hoa hồng mà bạn nên thực hiện thường xuyên và không nên bỏ qua. Khi làm điều này, cây sẽ không mọc lên cao và giúp dưỡng chất tập trung nuôi cây. 

Ngọn khi được bấm đi sẽ kích thích chồi bên và cành phát triển nhanh. Từ đó, cây sẽ có nhiều cành và tăng năng suất thu hoạch hoa. 

Bạn nên thực hiện vào đầu mùa xuân và lưu ý nên bón phân trùn quế vào gốc trước khi cắt. Bên cạnh đó, bạn cũng nên loại bỏ những cành già, xấu và nên bấm ngọn xung quanh. 

Cách chăm sóc hoa hồng trong chậu ngay tại nhà

cach cham soc cay hoa hong trong chau
Cách chăm sóc cây hoa hồng trong chậu sao cho cây khoẻ đẹp

Việc lựa chọn đất trồng thực sự rất quan trọng, là yếu tố mà bạn không thể bỏ qua khi trồng và chăm sóc cây. Bạn nên chọn đất giàu chất hữu cơ, thoát nước tốt và có độ pH từ 6.5 đến 7.0. Tránh đất bị ngập nước, vì điều này có thể gây hại cho rễ cây. Đất trồng hoa NAMIX được biết đến là sản phẩm đất trồng hoa hồng tốt nhất hiện nay.

Hoa hồng cần nước đều đặn nhưng không thích ẩm ướt. Thường xuyên tưới nước khi đất khô, nhưng tránh làm ướt lá và hoa vì điều này có thể gây nên các bệnh nấm.

Hoa hồng cần ít nhất 6 giờ ánh nắng mặt trời mỗi ngày. Chọn vị trí có ánh nắng mặt trời trực tiếp và đủ không gian để cây có thể phát triển tự nhiên.

Bón phân cho hoa hồng định kỳ hàng năm để cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cây hoa hồng. Sử dụng phân hữu cơ để cung cấp dưỡng chất một cách tự nhiên và an toàn.

Cắt tỉa cây hoa hồng vào mùa xuân trước khi cây bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Loại bỏ các cành cây đã chết và cắt tỉa để tạo ra hình dạng và kích thước mong muốn.

Cách chăm sóc hoa hồng ra nhiều hoa, cây tươi tốt

Trồng hoa hồng đúng cách

trong hoa
Trồng hoa đúng cách là khởi đầu để cây hoa tươi tốt

Đây là yếu tố đầu tiên để bạn có những cây hoa hồng khỏe, đẹp. Bạn cần thực hiện việc trồng hoa đúng cách trước khi chăm sóc cây. Có thể trồng bằng cây con, trồng hoa hồng bằng cành, bằng hạt,… Cụ thể như sau:

Trồng trong vườn

Hố trồng phải đủ sâu và đủ rộng để rễ bám tốt. Trồng với đất trồng hoa hồng có khả năng thoát nước tốt, vì hoa hồng không thích ngập úng.

  • Lấy 1/3 đất cho vào dưới đáy hố trồng, đặt bụi hoa hồng vào. 
  • Lấp phần đất đã trộn lại lên gốc cây, dùng tay ấn nhẹ để đảm bảo gốc đứng vững, không lung lay.
  • Tưới nước đều quanh gốc, vun đất xung quanh cây để bảo vệ hoa hồng.
  • Trồng cây cách nhau ít nhất 50cm để có không gian phát triển rộng rãi cho chúng phát triển.

Trồng trong chậu

  • Chọn chậu trồng có đường kính vừa với tán cây, có lỗ thoát nước ở dưới đáy.
  • Rải một lớp đá xuống dưới đáy chậu để giữ ẩm và đảm bảo thoát nước tốt.
  • Cho giá thể trồng hoa hồng vào 1/3 đáy chậu, đặt gốc vào chính giữa, lấp đất lại kín gốc.
  • Đặt chậu mới trồng trong mát từ 3 – 5 ngày, sau đó mới đưa cây ra nắng.  

Cách chăm sóc cây hoa hồng khi hoa tàn

cham soc hoa hong
Tiến hành bón phân, tưới nước đầy đủ để cây hoa phát triển

Khi hoa tàn, bạn cần chăm sóc cây hoa hồng để cây vẫn khoẻ mạnh và đủ điều kiện để ra hoa ở những lần tiếp theo. Cụ thể như sau: 

  • Tiến hành cắt tỉa hoa: Cần chọn đúng thời điểm cắt tỉa hoa hồng để đảm bảo cây phát triển tốt và ít sâu bệnh. Bạn cần cắt tỉa khi hoa tàn, thực hiện thường xuyên và đồng loạt. 
  • Thay chậu mới: Bạn cần thay chậu và đất trồng mới cho cây, vì chất dinh dưỡng trong chậu không đủ cho cây phát triển. Có thể sử dụng chậu sành, gốm hay sứ để cây phát triển tốt. 
  • Bổ sung giá thể giàu dưỡng chất: Bổ sung thêm đất trồng NAMIX để tiếp tục nuôi dưỡng hoa hồng phát triển.
  • Bón phân: Bón thêm phân hữu cơ cho cây để kích thích ra chồi, hoa. 

Những bệnh thường xuyên gặp ở cây hoa hồng

benh thuong gap o hoa hong
Cần phát hiện và xử lý kịp thời những bệnh hại cây trồng

Bạn cần theo dõi sự xuất hiện của bệnh tật và sâu bệnh trên cây. Nếu phát hiện, điều trị kịp thời để ngăn chặn sự lây lan và bảo vệ sức khỏe của cây hoa hồng. Những bệnh thường gặp ở cây hoa hồng là:

  • Bệnh đốm đen: Bệnh dễ lan sang các cây khác, gây suy yếu, thậm chí là chết cây. Bạn có thể dùng baking soda pha với nước cùng xà phòng để trị bệnh.
  • Bệnh phấn trắng: Thường xuất hiện những ngày thời tiết ẩm ướt nhiều, hay mưa. Khiến cây yếu ớt và giảm khả năng quang hợp, ra hoa ít, suy cây. Bạn cần rải vôi bột lên gốc hoa hồng hoặc phun baking soda để loại trừ bệnh.
  • Bệnh gỉ sắt: Dù không làm cây chết ngay nhưng sẽ hạn chế sự sinh trưởng của cây, khiến cây còi cọc, hoa nở ít hoặc nhỏ. Ngưng tưới nước, dùng baking soda hay vôi để loại trừ bệnh gỉ sắt.
  • Rệp: 3 loại rệp hay gặp là rệp sáp, rệp vảy và rệp vừng. Chúng thay phiên nhau hút nhựa cây, làm cho cây suy yếu, làm hỏng nụ hoa, hư cành,… Xịt nước hoặc dùng các chế phẩm hữu cơ hay thuốc bảo vệ thực vật để loại bỏ rệp.
  • Bệnh sương mai: Xuất hiện khi thời tiết ẩm và lạnh, cây có khả năng sẽ bị rụng toàn bộ lá. Bạn cần dùng các loại thuốc đặc trị để xử lý loại nấm Peronospora Sparsa như: Hoạt chất Trifloxystrobin, hoạt chất Azoxystrobin,,…

Cách chăm sóc cây hoa hồng không quá khó nhưng đòi hỏi sự kiên nhẫn và quan sát tỉ mỉ. Khi nắm rõ những bí quyết chăm sóc hoa hồng , những chậu hoa của bạn sẽ luôn tươi đẹp, rực rỡ. Liên hệ với NAMIX ngay nếu muốn được tư vấn và mua đất trồng hoa hồng của NAMIX nhé.

Tìm hiểu thêm

Bài Viết Liên Quan

Call Now Button