Cây sen đá hay còn gọi là Liên đài (Tên tiếng Anh là Succulent, thuộc họ thuốc bỏng Crassulaceae) là loài rất dễ sống và không phải chăm sóc thường xuyên. Sen đá là giống cây mọng nước, nhỏ và gần như không có thân mà chỉ thấy lá. Loài cây này ưa mọc trên đá, sỏi, nhưng nơi khô cằn nên mới được gọi là hoa sen đá.

Hiện nay Ước tính có khoảng 60 họ sen đá khác nhau với gần 400 loài, trong đó hơn 90% phân bố chủ yếu ở vùng nóng gần xích đạo Mexico, Nam Mỹ, châu Úc và châu Phi. Ngoài ra cũng có một số loại sen đá đặc biệt sống ở các vùng khí hậu lạnh như Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc… có thể trồng ở Đà Lạt.

Cây sen đá 

Mặc dù dễ chăm sóc nhưng muốn cây phát triển tốt thì công đoạn chăm sóc cây không hề dễ dàng mà cần phải có kỹ thuật. Bạn muốn trồng thành công 100% thì hãy làm theo các giai đoạn dưới đây:

1.Các bước chuẩn bị trước khi trồng sen đá.

Để có một chậu sen đá đẹp và khỏe mạnh thì các khâu chuẩn bị trước khi trồng rất quan trọng và phải được chuẩn bị kỹ lưỡng. 

Bước 1: Chọn giống

Chọn giống là một quy trình quan trọng nhất. Bạn cần “khó tính” trong việc chọn cây để làm giống. Cây được chọn phải đáp ứng được những yếu tố cơ bản sau:

  • Cây khỏe mạnh, trưởng thành và không bị sâu bệnh hại. Nếu bạn trồng bằng hạt thì hạt phải to và chắc (bạn nên tìm những cửa hàng uy tín để có nhiều sự lựa chọn và chọn được những cây/hạt giống có tỉ lệ nảy mầm cao).
  • Phải là cây còn xanh tốt, hấp thụ đầy đủ ánh nắng.
  • Cây có biểu hiện mọc cao lên là loại cây đã già. 
  • Ngoài ra, những chiếc lá mới rụng còn xanh tốt có thể tận dụng dùng để nhân giống sen đá.

Các giống cây sen đá

Bước 2: Chọn đất trồng (quan trọng).

Sen đá sống lâu sống khỏe hay không thì 90% phụ thuộc vào đất trồng. Sen đá ưa đất thông thoáng, thoát nước tốt vì chúng có khả năng chịu hạn nhưng lại chịu úng rất kém. Một hỗn hợp đất trồng sen đá phù hợp phải đáp ứng đủ 3 yêu cầu sau đây:

  • Độ tơi xốp được tạo nên từ: Xơ dừa hoặc trấu hun
  • Tính thoát nước nhờ: Đá perlite, đá pumice, viên đất nung, đá akadama, đá nham thạch…
  • Dinh dưỡng cho đất được cung cấp bởi: Phân bò, phân trùn quế…

Trộn đất theo tỷ lệ 2 trấu hun: 1 phân bò: 1 viên đất nung: 1 (đá perlite + đá pumice). Kiểm tra độ thoát nước bằng cách nắm chặt hỗn hợp nếu không bị vón cục thì đất đã đủ tiêu chuẩn để trồng sen đá. 

Đất trồng xương rồng sen đá Namix

Cách trồng cây sen đá mini cũng tương tự như những cây lớn. Tuy nhiên, bạn cần chú ý lựa chọn chậu có kích cỡ phù hợp cũng như lượng nước tưới để tránh ảnh hưởng đến khả năng phát triển của cây (Nếu bạn khó tìm được loại đất phù hợp thì hãy lựa chọn Namix, sẽ có loại đất trồng riêng cho sen đá với đầy đủ chất dinh dưỡng và độ tơi xốp, mịn phù hợp. Sẽ rất tiện lợi, tiết kiệm thời gian cho bạn và đảm bảo độ sinh trưởng tốt ở cây)

Bước 4: Chọn chậu

Tuỳ theo loại sen đá mà bạn dự định trồng và diện tích nơi đặt chậu mà chúng ta lựa chọn loại chậu có kích thước phù hợp. Nếu bạn trồng bằng hạt thì có thể gieo các hạt chung với nhau. Đối với trường hợp này, chậu trồng phải đảm bảo đủ rộng để khoảng cách giữa các hạt giống không quá sát nhau.

Chậu đất nung nhỏ trồng sen đá

Loại chậu trồng sen đá tốt nhất là loại chậu đất nung, có lỗ thoát nước dưới đáy, đảm bảo sự thông thoáng và thoát nước tốt cho cây trong trường hợp lỡ tưới quá nhiều.

Bước 5: Môi trường sống

Ánh sáng là cần thiết nhất đối với sự phát triển và lên màu của sen đá. Vị trí đặt chậu hoa sen đá là nơi có nhiều ánh nắng, cây phải đón nắng được 4 – 8 giờ/ ngày. Tốt nhất là nắng sáng (7h – 11h) và buổi chiều (2h – 5h), che lưới để tránh nắng trưa. Cây thiếu nắng sẽ dóng cao, mất form và màu sắc không đậm đà.

Sen đá trồng ở môi trường thích hợp

Nếu bạn trồng sen đá trong nhà, có thể sử dụng đèn led chuyên dụng thay vì tắm nắng cho cây. Biện pháp này đỡ tốn công mang cây đi phơi nắng tuy nhiên sẽ tốn nhiều chi phí đầu tư.

2. Kỹ thuật trồng sen đá

Kỹ thuật trồng sen đá trong đất.

Bước 1: Xử lý cây giống

Sen đá khi mua về nên giũ sạch đất cũ trong bầu, tỉa bớt rễ nhỏ chỉ để lại khoảng 2 cm rễ chính. Sau đó bạn chuẩn bị thuốc phòng nấm (một số loại thuốc trên thị trường: Antracol, Starner, Coc85, Ridomil và thuốc Kin kin bul) cho cây sen đá.  Bạn pha thuốc theo tỉ lệ trên hướng dẫn sử dụng và phun lên cây hoặc ngâm cây trong thuốc trị nấm trong 3 – 5 phút. 

Xử lý cây giống

Sau khi xử lý qua cây với thuốc trị nấm thối, bạn hãy để cây nơi thoáng mát khoảng 5 – 7 ngày cho các vết đứt gãy trên rễ cây khô ráo. Việc này giúp cho vi khuẩn hay nấm không xâm nhập được vào cây qua các vết thương hở đó.

Bước 2: Trồng cây

Lót dưới đáy chậu một lớp viên đất nung khoảng 1cm để giúp cây thoát nước tốt sau đó cho đất trồng vào ½ chậu và nhẹ nhàng đặt cây vào cho đất trồng vào để lấp đầy khoảng trống trong chậu. Cuối cùng là phủ lên bề mặt chậu một lớp viên đất nung mỏng để tạo mỹ quan và tạo độ thoáng cho bề mặt.

Trồng cây sen đá vào chậu

Lưu ý: giá thể được sử dụng cũng phải khô ráo và bạn không nên tưới nước cho cây ngay sau khi trồng.

Cách trồng sen đá trong nước

Sen đá được biết đến như loài ưa hạn, trồng thủy sinh sen đá khó hơn cả trồng thủy sinh cây xương rồng. Nhưng trồng thủy sinh sen đá không phải là không thể. Kỹ thuật trồng sen đá dưới nước được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị một lọ thủy tinh hay một chiếc cốc thủy tinh có phần cổ vừa với cây sen đá. Nếu có thể nên chọn chậu trồng là thủy tinh để có thể ngắm nhìn được bộ rễ khi cây lớn.
  • Bước 2: Bạn lấy một miếng xốp khớp với phần miệng của lọ, khoét một lỗ để làm đế cố định cây sen đá trên miệng bình hoặc đơn giản hơn bạn lấy 2 thanh gỗ đặt ngang qua miệng bình để đặt cây.
  • Bước 3: Tách cây sen đá ra khỏi giá thể cũ.
  • Bước 4: Bạn phơi khô sen đá trong 1 – 2 ngày. Khi bộ rễ của cây vừa khô, bạn cho vào phần cốc nước đã chuẩn bị.

Trồng sen đá trong nước

Lưu ý: bạn nên đặt cây sen đá lên giá đỡ sao cho phần rễ của cây ngập nước từ 1 – 1,5 cm. Thời gian ban đầu lá của cây có thể bị úa vàng do thay đổi môi trường sống. Bạn chỉ cần loại bỏ những lá vàng ấy cho đến khi rễ cây mới màu trắng mọc ra là thành công.

3. Chăm sóc sen đá sau khi trồng

Tưới nước cho sen đá

Nên dùng cốc, tưới trực tiếp nước và đất xung quanh chậu để nước ngấm vào đất và không đọng lại trên lá. Nếu dùng bằng bình xịt vì như vậy nước đọng trên lá sẽ làm thối lá và sẽ không đủ ẩm cho đất để sen đá hút chất dinh dưỡng.

Tưới cây sen đá đúng cách

Nên thay đất trồng cho sen đá

Không cần quá nhiều dinh dưỡng, nhưng để sen đá khỏe, đẹp và phát triển tốt thì nên bổ sung phân bón một cách thường xuyên. Đồng thời nên thay đất 1-2 lần / năm để đảm bảo cây không bị thiếu chất dinh dưỡng.

Ánh sáng

Bạn nên để cây ở nơi có ánh sáng vừa phải, không quá râm cũng không quá gắt để cây đủ ánh sáng quang hợp mà không bị cháy lá. Nếu nơi trồng cây quá ít ánh sáng thì thân và lá cây xốp và rất dễ bị rụng lá, héo cây.

  • Nếu bạn trồng cây sen đá trong nhà thì cách tốt nhất để duy trì độ xanh cho cây là mỗi lần nên phơi nắng từ 4 đến 5 tiếng vào lúc sáng sớm. Mỗi tuần nên đem phơi 2-3 lần để cây có đủ ánh sáng quang hợp. 
  • Nếu bạn trồng cây ở nơi có ánh nắng mạnh như ngoài trời thì cần đảm bảo để ánh nắng không chiếu trực tiếp vào cây. Nên che mái khi ánh nắng quá mạnh như vào buổi trưa hay đầu giờ chiều.

Bổ sung dinh dưỡng cho cây

Sen đá là cây dễ trồng và không đòi hỏi quá nhiều về chất dinh dưỡng nên nhiều người lầm tưởng không cần bổ sung dưỡng chất cho cây thì cây vẫn phát triển tốt. Nhưng thực tế, muốn cây phát triển tốt, ít sâu bệnh thì bạn cần bổ sung thêm những chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. 

Có nhiều cách để bổ sung dưỡng chất cho cây ví dụ như sử dụng các loại phân tan chậm hay phân bón dạng lỏng. Nếu dùng phân bón dạng lỏng thì nên pha loãng khoảng 2 đến 3 lần so với liều lượng trên bao bì. Thì điểm tốt nhất để bón phân cho cây là vào mùa xuân. 

4. Phòng ngừa sâu bệnh hại trên sen đá

Sen đá bị vàng lá

Sen đá nếu gặp phải nhiệt độ quá cao hoặc cây thiếu chất dinh dưỡng, nguồn nước thì có thể dẫn đến tình trạng vàng lá. 

Cách phòng ngừa: Trong trường hợp này bạn cần loại bỏ những phần lá đã bị thối, vàng hỏng. Sau đó bạn gạt đất, nhổ cây lên kiểm tra phần rễ. Tiếp tục bạn loại bỏ những phần rễ đã bị thối hỏng, phơi khô 2 – 3 ngày rồi tiếp tục trồng lại.

Sen đá bị vàng lá

Sen đá bị úng, lá rụng

Khi bạn nhận thấy phần lá dưới cùng của cây bị nhũn, chuyển màu thâm đen và các phần lá phía trên cũng rụng dần thì có thể cây đã bị ngập úng nước.

Sen đá bị úng, lá rụng

Cách phòng trừ: Nhổ cây khỏi chậu, phơi đất cho khô. Cắt bỏ phần bị thâm đen, lá bệnh đem tiêu hủy. Phần khỏe mạnh mang vào nơi thoáng cho khô vết cắt rồi trồng lại. Nếu cây bị nặng thì vặt lá đem nhân giống.

Hiện tượng cháy nắng

Khi sen đá phải chịu nhiệt lượng quá lớn, phơi nắng quá nhiều thì lá sẽ bị khô, lá vàng, rụng. 

Sen đá bị cháy nắng

Cách phòng trừ: Mang chậu sen đá vào nơi thoáng mát khoảng 1 tuần rồi mang cây ra phơi nắng bình thường, làm lưới che để giảm ánh nắng khoảng 30%. Lưu ý rằng bạn nên tưới nước vào trước 10 giờ sáng và sau 3 giờ chiều là phù hợp nhất. Sau đó bạn không nên tiếp tục để cây ở vị trí có ánh nắng gay gắt như vậy. Thay vào đó, bạn có thể dùng lưới hoặc vải che để bảo vệ cây.

Sen đá bị rệp tấn công

Rệp tấn công cây sen đá là một vấn đề không hiếm gặp trong những thời điểm giao mùa. Lá cây sẽ bị đen, các đốm đen này lan rộng sang lá khác và dần dần sẽ là toàn cây.

Sen đá bị rệp tấn công

Cách phòng trừ: Bạn hãy cắt bỏ những phần bị rệp gây bệnh này. Sử dụng thuốc tím diệt rệp sáp rải xung quanh gốc sen đá hoặc trộn vào đất trồng để phòng tốt hơn. Đảm bảo khu vực trồng không có kiến.

Tìm hiểu thêm

Bài Viết Liên Quan

Call Now Button