Thiên địch mặc dù thường được coi là kẻ thù tự nhiên, nhưng cũng có những loài mang lại lợi ích quan trọng cho cây trồng và môi trường xung quanh. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn biết về thiên địch là gì, những lợi ích cho cây trồng và cách chúng ảnh hưởng tích cực đến năng suất cây trồng. Bạn sẽ thực sự bất ngờ đấy.

Thiên địch là gì?

thien dich
Các loài thiên địch có ích cho cây trồng, tiêu diệt côn trùng gây hại

Thiên địch là các loài động vật diệt trừ các sinh vật gây hại, bảo vệ cây trồng một cách tự nhiên. Chúng có thể ăn hoặc gây bệnh cho sâu bọ có hại và giúp hạn chế sự phát triển của quần thể sâu gây hại.

Mặc dù có danh từ “địch” trong tên, nhưng một số loại thiên địch thực tế lại là bạn đồng hành của những người làm vườn trong việc kiểm soát sâu bệnh và bảo vệ cây trồng. Chúng giúp giảm bớt sự phụ thuộc vào thuốc trừ sâu và phân bón hóa học, từ đó giảm chi phí và tác động tiêu cực lên môi trường.

Sử dụng thiên địch có lợi cho cây trồng giúp giảm sự phụ thuộc vào các chất phytosanitary và chất hoá học trong việc quản lý sâu bệnh. Điều này mang lại lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường bằng cách giảm tác động tiêu cực lên môi trường và sức khỏe con người.

Những loài thiên địch phổ biến được kể đến là: 

  • Bọ ngựa, bọ rùa, chuồn chuồn, chim sâu (để diệt côn trùng sâu bọ)
  • Mèo, cú, rắn (diệt chuột và gặm nhấm)
  • Nhện, Bọ cánh cứng, Bọ xít và các loài côn trùng khác

Những loài nào là thiên địch, tốt cho cây trồng?

Sau khi hiểu được thiên địch là gì? thì bạn cần tìm hiểu những loại côn trùng tốt cho cây trồng thực tế hiện nay. Mỗi hệ sinh thái sẽ có những nhóm thiên địch khác nhau với vai trò quan trọng giúp hạn chế sự phát triển của côn trùng gây hại. Dưới đây là những loài tốt nhất cho cây trồng: 

Bọ rùa – Thiên địch gây hại cho côn trùng

bo rua
Bọ rùa là loại vật được đánh giá cao với khả năng tiêu diệt sâu hại

Bọ rùa là một loại thiên địch quen thuộc có lợi cho cây trồng. Chúng ăn các loại côn trùng gây hại như bọ cánh cứng, rệp và sâu bướm. Bọ rùa giúp kiểm soát quần thể sâu bệnh và giữ cân bằng sinh học trong vườn.

Chúng rất đa dạng, có hình oval với nhiều màu sắc như: đỏ, vàng hoặc có nhiều chấm đen trên lưng. Đều có ích từ giai đoạn ấu trùng và trưởng thành.

Những con bọ rùa có ích như bọ rùa vàng, bọ rùa đỏ, bọ rùa 6 chấm, bọ rùa 8 chấm. Là kẻ thù của các loại côn trùng gây hại như: trứng rầy, rầy nâu trưởng thành, rầy cám (rầy non)… Mỗi ngày mỗi con có thể ăn từ 5-10 con rầy, rệp sáp, ruồi trắng, bọ mạt, rệp vừng, bọ trĩ, rệp sò, bọ chét.

Ve sầu 

ve sau
Ve sầu ăn sâu bướm, rệp gây hại cho cây trồng

Ve sầu là một loại thiên địch khá quan trọng. Chúng ăn sâu bướm, rệp, và côn trùng khác gây hại cho cây trồng. Ve sầu cũng giúp duy trì sự cân bằng tự nhiên trong môi trường cây trồng.

Kiến 

kien
Kiến là kẻ thù của các loài côn trùng gây hại

Hầu hết các loài kiến đều thích ăn thịt và đặc biệt là các loài sâu bọ. Tuy nhiên, có một số sâu bệnh hại, kiến sẽ là ký chủ trung gian gây lây truyền.

Trong đó, nổi bật là kiến ba khoang (Paederus fucipes) có màu nâu đỏ, giữa lưng có một vạch lớn màu đen. Khi cây trồng xuất hiện rầy nâu, sâu cuốn lá, thì chúng sẽ tìm đến, ăn thịt từng con.

Ong – Kẻ thù chính của các loài sâu non

ong la loai thien dich manh
Ong là loài thiên địch, kẻ thù của sâu non

Một số loài ong như ong kén nhỏ, ong đen, ong xanh mắt đỏ,… thường sẽ đẻ trứng vào trứng hoặc sâu non. Trứng ong sẽ phát triển nên sẽ phá hủy vật ký sinh. 1 ngày một con ong có thể đẻ được vài chục trứng.

Ngoài ong ký sinh thì còn có ong đa phôi ký sinh sâu cuốn lá. Loài ong này đẻ một trứng vào trứng của sâu cuốn lá, phát triển nhanh.

Chuồn chuồn, muồm muồm

chuon chuon
Đây là loài vật săn mồi được đánh giá cao hiện nay

Chuồn chuồn có thể bắt mồi ở trên không, hoặc bổ nhào xuống như máy bay trực thăng. Thức ăn chủ yếu của chúng là côn trùng, sâu bọ. 

Muồm muỗm giống châu chấu, cào cào nhưng chúng không ăn thực vật… Thường hoạt động mạnh mẽ về đêm, thức ăn yêu thích là sâu đục thân, bọ rầy lá và bọ rầy thân.

Nhện – Thiên địch săn mồi đỉnh cao

nhen la thien dich tot cho cay trong
Nhện là thiên địch tốt cho cây trồng

Thường sống ở cây rau màu, cây có múi và cây lúa,… Chúng săn mồi rất giỏi, dù sống trên cạn hay dưới nước, nên được gọi là “Vua săn mồi”. Nổi bật là các loài như nhện lùn, nhện ăn thịt, nhện nhảy, nhện lưới, nhện linh miêu… chúng ăn các loài rệp, sâu bọ, rệp, châu chấu, ruồi giấm, sâu bướm,.. Một ngày có thể ăn đến 15 con mồi.

Bọ xít

bo xit
Bọ xít là kẻ thù của sâu, rầy, côn trùng gây hại cho cây

Chúng thuộc chi Nabis là một loài săn mồi, bắt hầu hết mọi loài côn trùng nhỏ hơn mình hoặc ăn thịt lẫn nhau khi không có thức ăn khác. Loài vật này tiêu diệt được rầy, bọ trĩ, sâu bướm, côn trùng lá, sâu bắp cải, nhện đỏ, côn trùng thân mềm, ve,…

Thường sống ở các loài cây như: Cúc Hoàng Anh, Thìa là Ba Tư, thìa là, cỏ linh lăng, bạc hà,…

Bọ ngựa

bo ngua
Bọ ngựa được biết đến là loài thiên địch có ích cho làm vườn

Đây là một trong những loài săn mồi “hảo hạng”, ăn cả ruồi, ấu trùng, sâu bướm, ong, gián, châu chấu,…Thậm chí khi chúng trưởng thành còn ăn được cả rắn, chuột,… Chúng sẽ ngụy trang lơ lửng trên thân cây, chờ con mồi đi qua bắt ăn thịt. 

Các loại bọ thiên địch

cac loai bo thien dich
Các loại bọ giúp bảo vệ cây trồng khỏi sâu bệnh hại
  • Bọ cánh cứng ba khoang: Là loài côn trùng thân cứng hoạt động mạnh có màu đen bóng, trưởng thành có màu nâu đỏ. Chúng sẽ tấn công ổ sâu cuốn lá và các loại sâu non bộ cánh vảy.
  • Bọ đất: Thường ở các cây như hoa anh thảo, cỏ ba lá, rau dền. Chúng sẽ tiêu diệt: Sâu đục thân, trứng côn trùng, sên, sâu bướm.
  • Bọ cướp biển: Thường xuất hiện ở cây thì là, cỏ linh năng, bạc hà,… tiêu diệt bọ trĩ, rệp, rệp sáp, sâu bướm.
  • Bọ chiến binh: Hay sống ở cây hoa cúc vạn thọ, ngũ sắc, cây gỗ đoạn,… Tiêu diệt trứng châu chấu, côn trùng thân mềm, rệp sáp.
  • Bọ đuôi kìm: Chúng có màu đen bóng, giữa cái đốt bụng có khoang trắng và đầu đỉnh râu có điểm trắng. Chúng chui vào các rãnh sâu đục thân đã đục để tìm sâu non hoặc trèo lên lá để tìm mồi sâu cuốn lá. Một ngày có thể ăn 20 – 30 con mồi.

Những loài côn trùng khác

cac loai thien dich
Tận dụng được các loài thiên địch, cây trồng tốt và bảo vệ môi trường
  • Ruồi ký sinh: Ở cây cà rốt, ngò tây, thì là,… tiêu diệt sâu, bọ cánh cứng, sâu đục thân, bọ xít ăn lá. 
  • Ruồi giả ong: Thường sống ở cây dương xỉ vàng, thìa là, hoa salem, dương kỳ thảo,… tiêu diệt: Rệp, côn trùng, sâu bướm.
  • Thiêu thân xanh: Xuất hiện nhiều ở cây thìa là, hoa cúc vàng marguerite, rau mùi tây, bồ công anh, đường quy,… Tiêu diệt Rệp vừng,  ve, sâu bướm, bọ nhảy, rệp sáp, ruồi trắng, bướm đêm, nhện. 
  • Rệp bay: Xuất hiện nhiều ở cây thì là, cây hoa nhiều phấn và mật. Tiêu diệt hơn khoảng 60 loài rệp.
  • Nematodes: Là loài giun nhỏ, không thấy bằng mắt thường. Có thể sống trong đất, ăn sâu bệnh và bảo vệ cây trồng khỏi những tổn thương do sâu bệnh gây ra.

Trên đây là những thông tin hữu ích để giải đáp được cho câu hỏi thiên địch là gì. Những loài côn trùng này có thể được coi là những người bạn đồng hành hữu ích cho người làm vườn và cây trồng. Sử dụng hiệu quả thiên địch có lợi có thể cải thiện hiệu suất cây trồng và đồng thời đóng góp vào việc bảo vệ môi trường.

TÁC GIẢ

Nguyễn Hồng Đức

Nguyễn Hồng Đức

Tìm hiểu thêm

Bài Viết Liên Quan

thanks

Xin cảm ơn!

Chúng tôi đã nhận được thông tin và sẽ sớm liên hệ tư vấn chi tiết cho bạn. Vui lòng để ý điện thoại để nhận được cuộc gọi từ NAMIX.

Call Now Button