Dưa lưới là loại trái cây ngọt mát và được rất nhiều gia đình yêu thích nhưng không dám mua về ăn do sợ trữ lượng thuốc trừ sâu cao. Thế nhưng, với kỹ thuật trồng dưa lưới trên sân thượng dưới đây, gia đình nào ở thành phố cũng có thể tự trồng dưa lưới đạt chất lượng và vị ngon không kém gì mua ngoài.

trồng dưa lưới trên sân thượng

Dưa lưới trồng tháng mấy

Dưa lưới thích nghi với điều kiện khí hậu ấm áp, khô ráo, đầy đủ ánh sáng. Dưa lưới có thể trồng được ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Tuy nhiên, vì điều kiện khí hậu khác nhau nên mùa vụ trồng dưa lưới ở mỗi miền cũng khác biệt. Miền Nam có thể trồng quanh năm, miền Trung và miền Bắc hạn chế trồng mùa mưa bão, rét lạnh.
Trồng dưa lưới ở miền bắc thường có 2 vụ có thể trồng:

  • Vụ xuân: bắt đầu trồng dưa lưới từ tháng 2 đến đầu tháng 3 và cho thu hoạch tháng 4 và tháng 5
  • Vụ thu đông: Trồng dưa lưới từ tháng 8 – 9 cho thu tháng 11 – 12

Mỗi một vụ dưa lưới từ khi trồng đến khi thu hoạch khoảng 65 – 75 ngày. Ở miền Nam,bạ n có thể trồng được 4 vụ/năm. Từ tháng 2 dương lịch đến tháng 9 dương lịch đều là mùa vụ dưa lưới. Cần tránh gieo trồng vào tháng 10 đến hết tháng 1 của năm sau, vì thời điểm này thời tiết khá lạnh dưa không thể phát triển được.

Chuẩn bị gì trước khi trồng dưa lưới trên sân thượng?

Hạt giống dưa lưới

Hiện nay có khá nhiều giống dưa lưới như: Taki Nhật, Bảo Khuê, Chu Phấn, Khang Nguyên, Kim Ngân, Phụng Tiên, Thiên Nữ,… Dưa lưới nội địa có giá từ 500-1.000đ/hạt, còn dưa ngoại thì có giá khá là cao hơn từ 10.000-15.000k/hạt. Tùy vào sở thích, điều kiện mà bạn có thể chọn cho mình giống dưa phù hợp.

Vị trí trồng dưa lưới

Dưa lưới là cây ưa sáng nên có thể trồng ở những nơi đầy đủ ánh sáng, ít trực xạ nắng sáng đến 13h. Có thể trồng dưa lưới trên sân thượng, ở ban công thậm chí có thể trồng trên mái nhà.

Chậu trồng

Thời điểm đầu khi ươm mầm bạn cần chuẩn bị bầu nilon hoặc cốc nhựa có đường kính từ 5 đến 7cm. Đến giai đoạn trồng cây, hãy lựa chọn chậu trồng cây, bạn có thể tận dụng các đồ vật phổ biến như bao xi măng, thùng xốp, chậu, nilon, khay,… (chú ý đục lỗ để thoát nước tránh ngập úng và làm thối rễ) có dung tích khoảng 15 đến 20l cho một cây và 30 đến 50l khi trồng hai cây. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng chậu nhựa mềm DS6, thùng nhựa, túi PE…

Phân bón, hóa chất

Trùn quế, phân cá, phân viên tổng hợp, NPK chuyên dụng dùng cho trồng cây ăn trái,…

Bên cạnh đó, bạn cần chuẩn bị thuốc bảo vệ thực vậtt là các loại phù hợp để phòng nấm và sâu bệnh, vôi nông nghiệp và nấm đối kháng Trichoderma.

Dây buộc, cọc

Dưa lưới thân nhỏ, thân leo, quả to nên cần dây teo hoặc giá đỡ cho cây phát triển. Vì thế cần thêm dây leo hoặc cây gỗ, thanh tre… để làm giàn leo cho dưa. Khi quả phát triển lớn, trọng lượng nặng mà độ bám kém nên cần có móc treo hỗ trợ quả.
Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị thêm dụng cụ để ươm hạt:

  • Khay ươm, bầu ươm, ly nhựa, túi giấy…
  • Giá thể ươm hạt: phối trộn theo tỉ lệ 7 mụn dừa : 3 phân trùn quế hoặc dùng viên nén ươm hạt
  • Vải (có khả năng giữ ẩm tốt)
  • Túi bao quả có kích thước khoảng 30×35cm

chăm sóc dưa lưới

Cách ươm cây dưa lưới trong bầu trước khi trồng

  • Cần ngâm ủ hạt dưa lưới trước khi gieo (hạt F1 thì không cần phải ngâm ủ mà có thể trồng trực tiếp). Ngâm hạt với nước ấm (2 sôi: 3 lạnh) từ 4 – 6 tiếng, sau đó dùng mảnh vải (có khả năng giữ ẩm tốt) để ủ hạt. Khi thấy hạt bắt đầu nứt nanh, tiến hành cho vào bầu ươm.
  • Sau khi đã ủ hạt xong thì cho vào bầu ươm rồi phủ một lớp đất mỏng lên, để ở chỗ râm mát và tưới nước giữ ẩm cho hạt. Đất ươm hạt nên dùng đất trộn phân trùn quế (30%) để có đủ dinh dưỡng cho cây con khỏe mạnh. Sau 2 ngày ươm giống, cây bắt đầu nảy mầm, bạn chỉ cần tưới nước với lượng vừa đủ để cây phát triển. Sau khoảng 8 – 10 ngày thì cây bắt đầu cho 2 lá thật.

Trong giai đoạn này, bạn không nên tưới nhiều để tránh việc úng hạt không nảy mầm. Giá thể ươm hạt thường trộn thêm phân trùn quế hoặc phân chuồng hoai mục để bổ sung thêm dinh dưỡng cho hạt, giúp hạt nhanh nảy mầm. Sau vài ngày thấy cây ra lá thật thì mới đem trồng.

Lưu ý khi chọn giống dưa lưới

  • Phải chọn loại hạt giống tốt, kháng bệnh, phù hợp với điều kiện khí hậu từng vùng miền và từng thời điểm.
  • Hạt giống F1 cho chất lượng cao, quả đạt chuẩn, khả năng nảy mầm cao và không cần ngâm ủ mà có thể trồng trực tiếp.
  • Nếu hạt giống nội địa, không có thương hiệu thì hạt giống có sức đề kháng và nảy mầm kém. Đặc biệt có khả năng ảnh hưởng đến cho năng suất trái.

Bạn cũng có thể giữ hạt dưa lưới để trồng lại. Tuy nhiên hạt đã trở thành F2 nên độ ngọt giảm và sức đề kháng của cây không cao. Vì thế, khuyến khích mua giống F1 để đạt năng suất cao và chất lượng quả tốt. Cách lấy hạt giống dưa lưới rất đơn giản, dùng muỗng nạo hạt ra rửa với nước cho sạch lớp nhầy, sau đó phơi khô và bảo quản.

Cách trồng cây dưa lưới trên sân thượng

  • Bước 1: cho đất đã chuẩn bị và có bón lót bổ sung (gồm 2 kg phân chuồng hoai mục + 0,1 kg Super lân cho 100kg đất). Để phân vào thùng xốp hoặc thùng sơn, chậu đã chuẩn bị sao cho khoảng cách từ đất đến miệng chậu từ 5 đến 7 cm.
  • Bước 2: Chuyển bầu cây thật nhẹ nhàng vào trung tâm của thùng xốp rồi lấp đất đến cổ rễ của cây.
    Lưu ý: Khi trồng dưa lưới trên sân thượng, bạn chỉ nên lưu ý một chậu chỉ nên để 1 cây. Nhằm tối ưu năng suất cũng như khả năng sống của chúng.
  • Bước 3: Để cố định cây dưa cho chắc chắn, không đổ ngã thì bạn hãy ấn đất nhẹ quanh gốc cây. Để đảm bảo không bị chồi gốc khi tưới, bạn nên phủ thêm một lớp rơm rạ xung quanh miệng thùng xốp. Hành động này còn giúp giữ độ ẩm cho cây dưa của bạn hiệu quả giữa trời nắng.

Làm giàn cho cây

Sau khi cây đã phát triển khoảng tầm 40 đến 50cm thì bạn sẽ tiến hành cắm cọc để làm giàn cho cây. Thực tế, bạn nên dùng cọc tre và ở mỗi cây cấp 1 cọc dọc theo mỗi cây. Sau đó, để cố định giàn cho chắc chắn hơn hoặc bạn có thể buộc thêm cọc ngang cho thật vững.

Chăm sóc cây dưa lưới trên sân thượng:

Chế độ tưới nước cho cây

Trong cả quá trình trồng cây, bạn cần chú ý duy trì độ ẩm thường xuyên cho cây sinh trưởng từ 70 – 75%. Vào ngày nắng, hãy nhớ tưới nước một ngày 2 lần vào buổi sáng, ngày mưa thì không cần tưới. Trường hợp trời mưa to, cần kiểm tra thoát nước cho cây để tránh tình trạng úng cây.

Cách phân bón cho cây

Sau khi trồng dưa lưới trên sân thượng được 5 đến 7 ngày, tiến hành gặt hái phân bón cho cây dưa lưới. Một trong những lựa chọn phổ biến chính là kết hợp bổ sung phân hữu cơ với phân NPK bón cho cây. Nên bón định kỳ 10 ngày 1 lần, lượng sử dụng khoảng 5 đến 10 gram pha cùng 2,5 lít nước. Sau khi đến giai đoạn cây ra hoa kết trái thì bạn hãy chọn phân NPK chứa hàm lượng kali cao.

Cách chăm sóc, cắt tỉa và bấm chồi

Giai đoạn sau trồng dưa lưới trên sân thượng bạn cần bấm tỉa nách chồi tại 4 hoặc 5 nách lá đầu tiên. Nhằm tạo điều kiện cho chồi ngọn của cây sinh trưởng. Khi cây có khoảng 30 lá thì hãy cắt chồi chính nhằm giúp cây tập trung dinh dưỡng chỉ để nuôi quả.

Thụ phấn cho cây dưa lưới

Sau khi trồng khoảng 60 đến 65 ngày, cây sẽ bắt đầu ra hoa kết trái và đây là thời điểm để tiến hành thụ phấn cho cây. Bạn hãy lấy hoa đực ở thân chính thụ phấn cho hoa cái và sau đó nó sẽ phát triển thành quả. Bước kế đến là tiến hành cắt tỉa quả khi chúng to bằng cái bát, chỉ giữ lại 1 đến 2 trái để gia tăng năng suất.

thu hoạch dưa lưới

Thu hoạch dưa lưới

  • Sau khi trồng dưa lưới trên sân thượng khoảng 4 tháng là có thể thu hoạch. Quả dưa lưới thương phẩm là quả dưa cầm chắc tay, nổi hết rõ các vân lưới, cuống bắt đầu nhỏ và xoăn nhẹ. Lúc đó, bạn chỉ cần lấy kéo cắt quả là có thể thu hoạch dưa lưới một cách dễ dàng.
  • Trường hợp cây có 2 quả thì khi thu hoạch tránh làm rảo giàn, rụng lá để cây có thể phát triển bình thường mà nuôi quả còn lại. Ngược lại, nếu cây chỉ có 1 quả thì sau khi thu hoạch, bạn hãy tiến hành cắt gốc, nhấc gốc để cây héo xong thì thu dọn thân cây trên giàn để chuẩn bị cho đợt trồng dưa lưới trên sân thượng kế tiếp.
  • Đối với phần giá thể trồng cây thì bạn hãy đổ phơi và bổ sung thêm dinh dưỡng, phân hữu cơ để tái sử dụng trồng trong vụ tiếp theo.

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn bạn về cách trồng dưa lưới trên sân thượng đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả. Cảm ơn bạn đã theo dõi và chúc bạn thành công có một mùa vụ thật bội thu với những trái dưa lưới đầy chất lượng nhé!

TÁC GIẢ

Picture of Nguyễn Hồng Đăng

Nguyễn Hồng Đăng

Xin chào mình là Đăng, ngoài việc mang đến các sản phẩm Đất trồng - Phân bón hữu cơ chất lượng. Mình còn mong muốn chia sẻ các kiến thức hữu ích thú vị trong làm vườn nói riêng và nông nghiệp tuần hoàn nói chung. XEM ĐẦY ĐỦ THÔNG TIN. Facebook | Instagram | Linkedin | Youtube
Tìm hiểu thêm

Bài Viết Liên Quan

thanks

Xin cảm ơn!

Chúng tôi đã nhận được thông tin và sẽ sớm liên hệ tư vấn chi tiết cho bạn. Vui lòng để ý điện thoại để nhận được cuộc gọi từ NAMIX.

Call Now Button