Cúc hoạ mi, cúc La Mã, là loài hoa nhỏ có tên khoa học là Matricaria chamomilla, là một loại hoa phổ biến với vẻ đẹp tinh tế và sự dễ chăm sóc. Trồng cúc họa mi tại nhà không chỉ mang lại màu sắc và hương thơm tươi mới cho khu vườn của bạn mà còn tạo ra không gian thanh lịch và thoải mái. Hãy cùng khám phá bài viết này để tìm hiểu cách trồng cúc họa mi với những bước cơ bản cùng kỹ thuật chăm sóc tốt nhất.
Mục Lục Bài Viết
ToggleCúc họa mi mùa nào là đẹp nhất?
Cúc họa mi trong tiếng anh gọi là Daisy với đặc điểm là hoa sẽ nở rực rỡ vào buổi sáng và khép cánh lại vào buổi chiều.
Hoa thường mọc dại, với thân hình mỏng manh, yếu đuối nhưng tràn đầy sức sống. Thân cây vươn cao với nhiều cành nhánh. Lá màu xanh, xẻ thùy, đầu lá nhọn và bề mặt hơi nhám. Các chồi non, chồi hoa sẽ mọc ra từ nách lá.
Hoa có kích thước nhỏ, màu trắng thuần bao quanh nhụy vàng đậm, khá mềm mại. Tuy nhiên, hoa nhanh héo và dễ dập nát nên cần phải biết cách trồng cúc họa mi để cây khỏe, ra hoa đẹp và tươi lâu.
Mùa hoa cúc họa mi đẹp nhất sẽ bắt đầu vào cuối thu, khoảng tháng 10 – tháng 11 hàng năm. Theo đó, vòng đời rất ngắn, chúng chỉ nở ở những ngày chớm đông và tàn chỉ trong vòng 2-3 tuần. Chính vì thế, hoa còn có tên gọi là “Hoa báo đông”.
Ý nghĩa
Hoa nhỏ nhắn nhưng dẻo dai, thể hiện cho tình yêu thầm lặng, bởi vì những cánh hoa nhỏ nhắn, trắng thuần khiến liên tưởng đến tình yêu giản dị, ngây thơ.
Ngoài ra, chúng con mang ý nghĩa cho sự thịnh vượng và cao quý, do mọc từng cụm nên cũng thể hiện sự gắn kết, chân thành của tình bạn.
Lợi ích
Ngoài những ý nghĩa trên thì cúc họa mi còn có nhiều lợi ích như:
- Làm trà để thanh nhiệt: Hoa phơi khô, làm trà uống hàng ngày giúp giải độc gan, thanh mát cơ thể.
- Giúp dưỡng da hiệu quả: Sử dụng trà hoa cúc thường xuyên sẽ giúp làm đẹp da từ bên trong, đặc biệt là với những ăn mắt bị thâm quầng.
- Lưu thông máu huyết: Ngâm mình với nước nóng cùng cúc họa mi. Hoa sẽ tiết ra các tinh chất thẩm thấu qua da giúp tăng cường giải nhiệt và lưu thông máu huyết hiệu quả.
- Giảm dị ứng: Dùng 100g hoa cúc củng với một nhúm lá hương thảo đun sôi, để nguội rồi rửa với vùng da bị dị ứng.
- Trị da khô: Giã nát một lượng hoa cúc họa mi vừa đủ, đem trộn lẫn với lòng trắng trứng gà rồi bạn thoa lên mặt trong vòng 10 phút thì rửa mặt lại với nước sạch.
Cách trồng cúc họa mi đẹp, dễ thực hiện
Chuẩn bị đất và chọn vị trí – Bước quan trọng trong cách trồng cúc hoạ mi
Lựa chọn vị trí có ánh sáng mặt trời đủ để cúc họa mi phát triển mạnh mẽ. Vì hoa cần có ánh nắng đầy đủ, ít nhất sáu giờ ánh sáng mặt trời trực tiếp trong hầu hết các ngày. Tuy nhiên, vẫn nên che chắn cho cây khi hè oi bức.
Chọn loại đất giàu chất hữu cơ, thoát nước tốt, và có pH từ 6.0 – 7.0. Sử dụng đất trồng hoa NAMIX, đất sạch, cung cấp đủ dưỡng chất và cực kỳ phù hợp để trồng những cây hoa.
Việc mua đất trộn sẵn rất hiệu quả, đặc biệt là với những bạn không có kinh nghiệm lựa chọn đất trồng hay xử lý đất, trộn đất. Đất NAMIX đã loại bỏ hết các nguồn bệnh, pH trung tính, bổ sung đá pumice và đá perlite giúp thoát nước tốt, thông thoáng.
Cách trồng cúc họa mi bằng hạt
- Chọn giống cúc họa mi phù hợp với vùng khí hậu của bạn. Đây là yếu tố quan trọng, quyết định đến sự phát triển chất lượng, mật độ ra hoa của cây.
- Trước khi gieo nên ngâm hạt trong nước ấm từ 10 – 15 giờ.
- Gieo hạt cúc họa mi vào cuối mùa đông hoặc đầu mùa xuân trong các khay ấm đất nhẹ, sau đó phủ một lớp mỏng đất lên trên.
- Gieo hạt ở độ sâu khoảng 0.5cm và giữ nhiệt cho đất khoảng 20 – 26 độ C sẽ giúp cây nảy mầm tốt nhất. Nên sử dụng bình hoa sen khi tưới nước cho đất để cung cấp độ ẩm và tránh làm trôi hạt giống.
- Đảm bảo độ ẩm cho đất bằng cách tưới nhẹ nhàng.
- Khi cây con có 2-3 lá, hãy chuyển cây vào chậu riêng.
- Thông thường thì nếu điều kiện trồng tốt thì thời gian nảy mầm, mọc lá và phát triển của cây khoảng 30 – 40 ngày. Bạn có thể bấm ngọn, làm cỏ và vun xới đất. Khi cây đã đủ mạnh, chọn vị trí ngoài trời với ánh sáng đầy đủ và không khí thoáng mát.
Chăm sóc
- Tưới nước đều đặn để đất luôn ẩm, đặc biệt vào mùa khô. Nên tưới dạng phun sương để cả bông và lá hoa đều hấp thụ được nước.
- Bón phân hữu cơ mỗi 4-6 tuần để đảm bảo cây có đủ chất dinh dưỡng.
- Loại bỏ hoa và lá đã tàn để thúc đẩy cây ra hoa mới.
- Bấm nụ phụ cho cây hoa để hoa nở to và đẹp hơn.
- Theo dõi cây thường xuyên để phát hiện sớm các triệu chứng sâu bệnh và xử lý kịp thời. Sử dụng các biện pháp tự nhiên để kiểm soát sâu bệnh.
Nhân giống cây hoa cúc hoạ mi
Cúc họa mi có thể được nhân giống dễ dàng, và bạn nên tiến hành vào mùa xuân. Bạn có thể phân chia các cây trưởng thành, cụ thể như sau:
- Đào một cây trưởng thành, tuyệt đối không làm hỏng rễ.
- Nhẹ nhàng kéo rễ ra để tạo thành các cây riêng biệt.
- Trồng lại chúng ở vị trí thích hợp, tưới nước thường xuyên để làm ẩm đất.
- Khoảng cách giữa các cây là khoảng 20-30 cm để đảm bảo cây phát triển tốt.
Cúc hoạ mi sống được bao lâu và làm sao để hoa tươi lâu?
Thường thì hoa sẽ nở vào tháng 10 – 11, rộ nhất vào tháng 11. Tuy nhiên, hoa cũng rất nhanh tàn, chỉ khoảng 2-3 tuần. Để hoa tươi lâu bạn có thể áp dụng những cách dưới đây:
- Hỗn hợp muối và đường: Cung cấp dinh dưỡng để cây luôn tươi tắn và đầy sức sống.
- Nước rửa chén: Nhỏ vào bình một vài giọt nước rửa chén và tưới cho hoa để hạn chế hiện tượng thối thân, cành lá héo rũ do vi khuẩn có trong nước.
- Chanh: Giúp loại bỏ các vi khuẩn gây mùi có trong nước.
- Bl/Asprin: Cung cấp dưỡng chất cho hoa và kéo dài tuổi thọ cành hoa.
- Tỉa lá: Không để lá rụng trong nước, cắm hoa với mức nước phù hợp.
Với cách trồng cúc họa mi ở trên và chăm chỉ chăm sóc, bạn sẽ có được các bông cúc hoạ mi tươi sáng và xinh đẹp trong khu vườn của mình. Hãy cùng thử áp dụng và tận hưởng vẻ đẹp của loài hoa này. Nếu bạn muốn trồng nhiều loại hoa khác nữa thì có thể tham khảo qua chuyên mục Kinh nghiệm trồng hoa NAMIX để có nhiều kiến thức trồng và chăm sóc cây hoa.