Những năm gần đây, cây sương sâm được nhiều người yêu thích để trồng trang trí, làm đẹp và còn nhiều công dụng khác. Cây khá dễ trồng và chăm sóc lại có nhiều lợi ích sức khỏe. Hãy cùng NAMIX khám phá cách trồng cây sương sâm một cách hiệu quả để bạn có được những món ăn ngon, mát lạnh và tốt cho sức khoẻ của các thành viên trong gia đình.
Mục Lục Bài Viết
ToggleCây sương sâm và đặc điểm nổi bật
Nếu bạn yêu thích những món ăn ngon từ sương sâm mát lành cho ngày hè nóng bức. Đặc điểm của loại cây này là:
Cây còn được gọi là lá mối, dây xanh leo, dây xanh ba nhị, xanh tam, sâm sâm… Tên khoa học Tiliacora triandra, nguồn gốc từ Đông Nam Á và mọc nhiều ở Campuchia, Lào, Thái Lan, Việt Nam.
Đây là loài dây leo, lá hình quả tim, có phiến xoan, màu xanh lục. Cây có 2 loại là sương sâm trơn và sương sâm lông. Theo đó, sâm trơn là lá nhẵn, không lông tơ còn sương sâm lông thì có nhiều lông tơ nhỏ.
Hoa trắng nhỏ xinh xắn, mọc từng chùm. Trái và hạt tròn to, khi chín có màu đỏ, tím hoặc vàng.
Rễ cọc cắm sâu vào trong đất, có sức sống mạnh mẽ và có tính mát.
Cách trồng cây sương sâm trong chậu nhanh thu hoạch
Sương sâm là loại cây rất được ưa trồng, vừa để trang trí vừa có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu trồng cây sai cách sẽ không có được năng suất cao thậm chí khiến cây chết.
Bạn có thể trồng được quanh năm, thời điểm tốt nhất là đầu mùa mưa khoảng tháng 5-6 âm lịch.
Ngoài ra, khi trồng ở những nơi có diện tích đất hạn chế thì có thể chọn cách trồng trong thùng xốp hay chậu có lỗ thoát nước.
Chuẩn bị đất
Sương sâm thường được trồng ở nơi đất cao ráo thoát nước tốt, có độ mùn cao. Cây cần nhiều nước nhưng không chịu úng nên chọn đất trồng thoát nước tốt.
Tốt nhất là nên lựa chọn đất có bổ sung thêm chế phẩm nấm Trichoderma để tăng cường hệ vi sinh có lợi trong đất. Từ đó giúp hạn chế được một số nấm bệnh, để cây phát triển tốt.
Nếu không có nhiều thời gian và kinh nghiệm trộn đất thì nên lựa chọn đất trồng cây đa dụng NAMIX. Cây sẽ được được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thiết yếu, khi mua về bạn không cần trộn thêm bất cứ thành phần nào.
Chọn giống
Tùy theo điều kiện và sở thích mà bạn lựa chọn trồng sương sâm trơn và sương sâm lông. Dưới đây là chuẩn bị hạt giống theo 3 cách trồng:
- Trồng bằng hạt: Mua hạt giống ở nơi uy tín, ngâm theo tỉ lệ: 4 sôi + 6 lạnh trước một đêm. Gói các hạt giống khăn nhỏ, dày, làm ướt, buộc lại và treo chỗ nào có nắng vừa cho đến khi nào hạt giống nứt ra.
- Trồng bằng cành: Chọn những cành khỏe, hơi già, dài khoảng 20cm.
- Trồng cây giống: Lựa chọn cây giống phát triển tốt, lá xanh bóng, mượt, kích thước lá to)
Tách ra đem trồng, trồng cây con gieo sẵn vào từng hàng vào đất (ngập 2/3 đoạn thân vừa cắt), tưới nước cho cây.
Cách trồng sương sâm bằng hạt năng suất cao
Đổ đất NAMIX vào chậu trồng, lấy ngón tay tạo một lỗ sâu 2-3cm. Đầu rễ hướng xuống đất, cách nhau 50cm, hàng cách hàng 50cm. Sau đó phủ một lớp đất mỏng lên trên hạt.
Tưới nước nhẹ nhàng để giữ ẩm cho hạt nảy mầm, phủ thêm rơm, mụn dừa hay trấu hun để đất thoáng mát, tăng tỉ lệ nảy mầm.
Khi cây lên được 3-4 lá thật, thân cứng cáp thì đem trồng ra đất. Che nắng bằng lưới che nếu thời tiết quá nắng nóng.
Cách chăm sóc cây sương sâm luôn tươi tốt
- Chế độ nước: Tưới ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều để cung cấp đầy đủ nước giúp cây sống và sinh trưởng phát triển cứng cáp. Khi cây đã sinh trưởng mạnh thì chỉ cần tưới 1 lần/ngày.
- Ánh sáng: Cây phát triển tốt nhất trong điều kiện ánh sáng mặt trời một phần hoặc toàn bộ. Chúng có thể chịu được bóng râm nhưng sẽ phát triển tốt dưới ánh nắng trực tiếp.
- Làm giàn: Khi cây ra ngọn thì làm giàn cho cây như trồng khổ qua, dưa leo dây. Chú ý: Quấn ngọn định hướng để giúp dây leo dễ hơn.
- Bón phân: Để bảo đảm vườn luôn xanh tốt, thường xuyên tăng cường bón phân hữu cơ, hạn chế bón phân đạm cho cây.
Phòng trừ sâu bệnh
Đây là loại cây trồng ít sâu bệnh hại nhưng dễ bị úng, dễ bị bệnh, đặc biệt là bệnh thối rễ, chết nhanh. Nếu trồng ở đất không tơi xốp và thoát nước thì cây dễ bị bệnh, chết nhanh. Trong trường hợp trồng cây với mật độ dày thì những lá phía dưới hay bị cháy.
- Thối rễ, chết cây con: Xuất hiện khi cây còn nhỏ và non.
- Bệnh phấn trắng: Cây xuất hiện những vết đốm nhỏ mất màu xanh hóa vàng, dần dần bao phủ một lớp phấn dày đặc, làm hoa khô và chết,…
- Bệnh giả sương mai: Hay còn gọi là bệnh phấn vàng, thường xuất hiện vào thời tiết có nhiều sương mù vào buổi sáng, độ ẩm không khí cao. Chỗ bị bệnh chuyển thành màu nâu, dưới lá xuất hiện những vết loang lổ.
Thu hoạch
Từ lúc dây bắt đầu bỏ ngọn và bắt đầu leo được khoảng 3 – 4 tháng thì có thể thu hoạch lá được rồi. Chọn những lá xanh đậm càng tốt, khi vò sẽ cho ra sương sâm ngon hơn. Tùy theo mục đích mà bạn có thể cắt nguyên đoạn thân hoặc hái lá.
Công dụng khi sử dụng sương sâm
Sương sâm có tính hàn, vị thanh mát với nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như vitamin A, beta-carotene, polyphenol, flavonoid, ancaloit, photpho, canxi, sắt… Cây có rất nhiều công dụng như:
Thanh nhiệt và giải độc gan
Cây có tính hàn, vị thanh mát giúp giải độc, làm mát gan, tạo điều kiện cho gan loại bỏ độc tố hiệu quả. Chỉ cần một ly nước hay thạch sương sâm cũng đủ làm cho cơ thể bạn cảm thấy sảng khoái bất tận.
Hạ sốt hiệu quả
Sốt là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Khi bạn bị sốt, nhiệt độ tăng nhanh chóng. Vậy nên nếu muốn giảm nhiệt độ cơ thể một cách tự nhiên thì lá sương sâm chính là lựa chọn tốt.
Ngăn chặn tế bào ung thư phát triển
Nhờ hàm lượng flavonoid dồi dào ở trong lá nên khi sử dụng lá sương sâm sẽ giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư. Flavonoid là hoạt chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp hấp thụ vitamin C, tăng hệ miễn dịch và đảo ngược sự mất cân bằng oxi hóa.
Ngoài ram cây còn giúp nhuận tràng, giải táo bón, tiêu độc và kiết lỵ. Đồng thời, còn giúp chữa các bệnh lý liên quan đến huyết áp, gan, tăng cholesterol hoặc bệnh dạ dày…
Cách trồng cây sương sâm tại nhà được nhiều người lựa chọn nhờ có tính mát thường để giải nhiệt, nhuận gan rất tốt. Bạn hãy tự tay trồng những chậu cây sương sâm với đất NAMIX để cả gia đình cùng chế biến những món ngon, tốt cho sức khoẻ nhé.