Hoa hồng, với vẻ đẹp lãng mạn và hương thơm quyến rũ, được nhiều người yêu thích và trồng tại nhà. Tuy nhiên, để duy trì cây khoẻ và đẹp thì việc chăm sóc cẩn thận và phòng tránh các bệnh hại trên cây hoa hồng là hết sức quan trọng. Hãy cùng NAMIX tìm hiểu về những bệnh hại phổ biến trên cây và những biện pháp hiệu quả để bảo vệ cây phát triển tốt nhất.

Những bệnh hại trên cây hoa hồng và cách chữa 

Khi trồng cây hoa hồng bạn thường gặp những sâu hại và bệnh hại tấn công vào những cây hoa, chậu hoa của bạn. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây hoa. Dưới đây là một số sâu hại và bệnh hại cây trồng mà bạn cần lưu ý để kịp thời phát triển, chữa trị và xử lý hiệu quả. 

Sâu bệnh hại hoa hồng thường gặp nhất

Rệp (Toxoptera auranti)

rep tren cay
Rệp xuất hiện gây hại cho các bộ phận của cây

Côn trùng gây hại này thường xuất hiện nhiều ở cây hoa. Khi trưởng thành dài 3-4mm, có màu xanh nhạt, có khi màu đỏ vàng xám. Chúng thường tập trung ở đọt non, nụ hay lá. Từ đó, cây dễ bị bệnh muội đen.

Khi trời ấm và khô, rệp sẽ hoạt động mạnh hơn còn khi có nước thì bị hạn chế. Nhiệt độ thích hợp để chúng phát triển là 200C, độ ẩm 70 – 80%.

Nếu gặp tình trạng này bạn cần hạn chế bón phân nhiều đạm cho cây. Tưới nước vừa đủ và có thể thực hiện tưới phun mưa với áp lực cao để rửa trôi rệp.

Bọ phấn (Bemisia tabaci)

bo phan
Đây là một trong những bệnh hại trên cây trồng thường gặp

Toàn thân của bọ phủ một lớp phấn trắng. Chúng đẻ trứng có hình bầu dục, vỏ mỏng, mới đầu sẽ trong suốt, sau chuyển sang màu vàng sáp trong – màu nâu xám. Khi phát triển thành sâu non có màu vàng nhạt, hình ovan tập trung trên các lá non, khi trưởng thành tập trung ở lá già. 

Chúng sẽ chích hút nhựa ở những bộ phận non, sau khi gây hại chúng thường tiết ra dịch ngọt là môi trường cho nấm muội đen phát triển. Bọ phấn thường gây hại mạnh vào mùa khô, có khả năng bay cao khoảng 0,5m và bay xa 2-7km. 

Bạn cần thường xuyên vệ sinh cây, ngắt bỏ lá già, các bộ phận bị hại. Tránh trồng các loại cây mẫn cảm với bọ phấn gần nhau. 

Bọ trĩ (Thrips palmi)

bo tri
Chúng xuất hiện, phá hoại, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây

Bọ trĩ thường có kích thước rất nhỏ, màu vàng nhạt, đuôi nhọn, cánh dài, có nhiều lông tơ. Chúng bò nhanh, linh họat, đẻ trứng trong mô lá non. Thường sống tập trung mặt dưới lá và cánh hoa.

Chúng sẽ chích hút nhựa ở lá non, chồi non và nụ hoa. Từ đó sẽ khiến lá vàng, màu hoa nhạt, lá non và cánh hoa bị biến dạng. Lúc đầu sẽ là những đốm tròn trong như giọt dầu, ở giữa có một chấm vàng, vàng trắng sau biến thành nâu đen.

Bọ trĩ phát triển mạnh trong điều kiện khô và nóng, vòng đời khoảng 12-15 ngày, sức sinh sản mạnh và có khả năng kháng thuốc cao.

Nhện đỏ (Tetranychus urticae) – Bệnh hại trên cây hoa hồng phổ biến

nhen do
Côn trùng gây hại cho nhiều cây trồng, kể cả cây hoa hồng

Nhện đỏ rất nhỏ, khi còn nhỏ có màu vàng cam, lớn lên có mình tròn màu đỏ tươi ở phần bụng và đỏ sẫm ở phần hông. Hai bên lưng có nhiều đốm đen, có 4 cặp chân dài màu vàng nhạt.

Thường sống ở mặt dưới lá và thường chích hút dịch trong mô lá và hoa. Khi xuất hiện nhện đỏ, lá cây có màu nâu phồng rộp, vàng và rụng đi. Vòng đời khoảng 15 ngày, mỗi con cái có thể đẻ hàng trăm trứng.

Bạn cần đảm bảo chậu cây, vườn thông thoáng. Tưới đủ ẩm trong mùa khô và bón phân đầy đủ, cân đối cho cây.

Sâu xanh (Helicoverpa armigera)

sau xanh
Chúng xuất hiện, ăn lá, ăn của nụ và hoa

Sâu xanh có chiều dài thân 14 – 17mm, sải cánh 28 – 35mm, cánh có màu xám vàng, trứng hình bán cầu. Mới đẻ có màu vàng nhạt, sâu non có màu xanh nhạt, có chấm đen to trên ngực, hoạt động mạnh, bò khắp nơi. Cơ thể bao phủ nhiều lông nhất là đốt bụng đầu tiên và đốt bụng cuối cùng. Nhộng màu hung đỏ dài 15-18mm, đốt bụng nhỏ có 2 gai nhỏ hơi cong.

Sâu xanh là loài sâu đa thực, thường phá lá non, ngọn non, nụ và hoa. Hoạt động ban đêm, ban ngày ẩn nấp, thường đẻ trứng ở cả 2 mặt lá non, ở nụ hoa, ở đài hoa và hoa. Mỗi con có thể đẻ 500-800 trứng hoặc hơn, thường ở nụ hoa và đài hoa. 

Vòng đời khoảng 42-50 ngày, nhiệt độ thích hợp để sâu phát triển là 25-280C và ẩm độ là 70-75%. 

Bạn cần thu gom các bộ phận bị hại (lá, hoa, nụ) và sử dụng thuốc để phòng trừ nếu cần.

Các bệnh hại trên cây hoa hồng phổ biến nhất

Bệnh đốm đen (Diplocarpon rosae)

benh dom den tren cay hoa hong
Bệnh đốm đen xuất hiện nhiều trong quá trình trồng cây hoa hồng

Bệnh có hình tròn hoặc hình bất định, xám nhạt ở giữa, xung quanh màu đen. Bệnh thường phá hại các lá bánh tẻ, khiến lá vàng, rụng hàng loạt. Đây là một trong những bệnh hại trên cây hoa hồng thường gặp nhất.

Nguyên nhân là do nấm Diplocarpon rosae gây ra, nhiệt độ thích hợp để nấm lây lan và gây hại từ 22-260C, ẩm độ trên 85%. 

Bệnh gỉ sắt (Phragmidium mucronatum)

benh gi sat
Khi bệnh xuất hiện sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển và ra hoa của cây

Cây sẽ xuất hiện các vết bệnh ở mặt lá, màu vàng da cam hoặc màu nâu sắt gỉ. Khi bị bệnh gỉ sắt, lá khô cháy, dễ rụng, hoa nhỏ, ít và khiến cây còi cọc.

Bệnh do nấm Phragmidium mucronatum gây ra, nhiệt độ cho nấm phát triển là từ 18 – 210C.  

Bệnh mốc xám (Botrytis cinerea)

benh moc xam hai cay hoa hong
Bệnh xuất hiện từ tháng 4 và gây hại nặng từ tháng 5 – 8 hằng năm

Bệnh thường xuất hiện ở hoa, với nhiều đốm nhỏ màu xám trên nụ và hoa, khiến hoa bị thối. Nặng hơn thì đến cả những nhánh non cũng bị héo. 

Bệnh do nấm Botrytis cinerea gây ra, xuất hiện nhiều khi có nhiệt độ và độ ẩm cao. Bạn cần thu gom những tàn dư cây bệnh sớm để tránh lây lan. 

Bệnh phấn trắng (Sphaerotheca pannosa)

benh phan trang
Bệnh làm cây hoa hồng yếu, suy cây và có thể chết cây

Cây sẽ xuất hiện những vết bệnh dạng bột màu trắng xám, nhiều hình dạng. Thường gây hại trên ngọn non, chồi non, lá non. Nếu nặng sẽ ảnh hưởng cả thân, thân khô, cành, làm biến dạng lá, nụ ít, hoa không nở, thậm chí chết cây. 

Bệnh do nấm Sphaerotheca paranosa gây ra, phát triển trong điều kiện ẩm độ 85%, nhiệt độ 180C.

Bệnh sùi cành, u rễ do vi khuẩn (Agrobacterium sp.)

benh sui canh tren cay hoa hong
Bệnh hoạt động mạnh nhất vào mùa hè, tấn công qua những vết thương trên cây

Bệnh gây hại cho hầu hết các bộ phận của cây như:

  • Trên thân, cành: Đốt thân co ngắn lại, có u sưng sần sùi, vỏ nứt ra, bên trong gỗ cũng nổi u. Nhiều vết sần sùi nối liền thành một đọan dài, khiến cành dễ gãy và khô chết.
  • Trên rễ: Xuất hiện nhiều vết u sần sùi gâycản trở khả năng hút dinh dưởng của rễ.

Nguyên nhân chính là do vi khuẩn Agrobacterium sp.gây nên. Bệnh gây ra những vết thương xây xát, vết ghép, vết thương cơ giới… Thường lan truyền theo nước, có ký chủ rộng.

Bạn cần lựa chọn cây sạch bệnh, thường xuyên vệ sinh và tiêu hủy thân, cành bị bệnh.

Bệnh sương mai (Peronospora sparsa)

benh suong mai
Đây là một trong những bệnh khó trị khi trồng hoa hồng

Trên lá, vết bệnh từ màu đỏ tía đến nâu sẫm, cong lại màu vàng, bào tử màu xám và có thể làm rụng lá. Bệnh do nấm Peronospora sparsa gây ra, phát triển mạnh trong điều kiện ẩm và mát.

Bệnh thán thư (Sphaceloma rosarum)

benh than thu tren cay hoa hong
Bệnh thường gây hại từ lá, thân, cành, chồi non và quả non

Cây xuất hiện những vết bệnh hình tròn nhỏ, thường xuất hiện ở mặt lá. Ở giữa màu xám nhạt hơi lõm, xung quanh có viền nâu đỏ hoặc đen. Ngoài ra còn hình thành các hạt màu đen nhỏ li ti.

Trên thân cành sẽ có vết nứt dọc màu hồng, rồi chuyển sang màu nâu gây suy yếu, dễ gãy cành. 

Bệnh do nấm Sphaceloma rosarumgây ra, xuất hiện khi điều kiện khí hậu ẩm ướt.

Cách phòng bệnh trên cây hoa hồng – Bạn cần biết

Dùng giống hoa kháng bệnh

lua chon giong hoa
Lựa chọn giống hoa kháng bệnh, dễ trồng, phù hợp với môi trường trồng

Đây là cách đơn giản nhất để trồng hoa hồng luôn khỏe mạnh và ít sâu bệnh. Bạn cần lựa chọn loại cây khỏe mạnh, có thể chọn giống hoa hồng Anh David Austin của Anh. Điều này giúp quá trình trồng cây sẽ tránh được những bệnh của hoa hồng.

Nhiệt độ tốt – Tránh bệnh hại trên cây hoa hồng

Nhiệt độ thích hợp để trồng hoa hồng là khoảng 18 – 25°C. Nhiệt độ tối cao trên 35°C sẽ khiến cành dài còn nếu thấp dưới 8°C thì cây sẽ thấp, cành nhánh phát sinh yếu, lá giòn, nụ hoa nở muộn, nở không đều. 

Nếu gặp nhiệt độ không thích hợp, cây sẽ yếu và khả năng chống chịu sâu bệnh rất kém. Bạn nên trồng cây hay cho cây hứng ánh sáng 6 – 8 tiếng/ngày.

Đất trồng sạch

dat trong hoa hong sach
Lựa chọn đất trồng hoa sạch, để khả năng kháng bệnh tốt

Nếu đất trồng chứa đầy đủ dinh dưỡng, thoát nước nhanh, để cây phát triển tốt, tránh èo ọt. Đây là bước vô cùng quan trọng để giúp cây chống chịu được sâu bệnh hại. Bạn nên thay đất 6 tháng hay 1 năm 1 lần.

Lựa chọn giá thể trồng hoa hồng tơi xốp, với nguyên liệu hữu cơ, có bổ sung thêm phân hữu cơ để cung cấp đầy đủ các nguyên tố đa trung vi lượng cho cây. 

Bạn có thể lựa chọn đất trồng hoa hồng NAMIX. Loại đất trồng này bổ sung các chế phẩm sinh học nấm đối kháng Trichoderma spp. để ngăn ngừa bệnh do nấm vùng rễ gây ra. Ngoài ra còn bổ sung vi khuẩn Bacillus Thuringiensis ngăn ngừa sâu bệnh, sùng đất… phá hoại rễ cây.

Trồng hoa trong đất sạch, giúp tăng sức đề kháng đối với các nguồn bệnh hại và làm môi trường sống lý tưởng cho các loại vi sinh vật hữu ích cho cây trồng. 

Tưới nước, bón phân

tuoi nuoc cho cay
Tưới nước và bón phân với lượng vừa đủ để cây phát triển

Tưới nước đúng cách, đúng lượng nước sẽ làm tăng tính chống chịu sâu hại của cây hoa hồng và làm phục hồi nhanh những cây bị sâu hại. 

Phân bón ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Bón phân đúng cách giúp cây trồng phát triển tốt, có sức chống chịu cao, hạn chế sâu bệnh. 

Bón thêm phân sẽ thúc đẩy các vi sinh vật trong đất hoạt động, kìm hãm một số vi sinh vật gây bệnh cho cây. Ngoài ra còn làm tăng sự hấp thụ của đất, cải tạo đất tốt. Đây là cách chăm sóc cây hoa hồng được nhiều người quan tâm.

Vệ sinh vườn/chậu để tránh bệnh hại trên cây hoa hồng

Bạn cần dọn sạch cỏ dại, không để vườn hay chậu hay bị ngập úng. Thu gom, tiêu hủy tàn dư thực vật để tránh gây hại của sâu lên cây hoa hồng. Hoặc khi phát hiện bệnh, tiêu hủy cành, lá, hoa bị bệnh ra xa khu vực trồng. 

Theo đó, bạn có thể trồng hoa hồng trong nhà nhưng cần được chăm sóc đúng cách để cây phát triển tốt và không bị sâu bệnh hại cây.

Trên đây là những sâu bệnh hại trên cây hoa hồng thường gặp mà bạn cần chú ý để phòng và chữa bệnh. Để cây hồng luôn khỏe bạn cần có cách trồng và chăm sóc cây đúng cách. Hãy trồng hoa với đất NAMIX để cây được trồng trong môi trường sạch, an toàn. Nếu bạn có khó khăn về việc trồng hoa hồng hay lựa chọn đất trồng hoa thì hãy điền form bên dưới hoặc liên hệ qua NAMIX. 

Tìm hiểu thêm

Bài Viết Liên Quan

Call Now Button