Bệnh tuyến trùng thường xuất hiện ở cây trồng, gây ra bởi một loài sinh vật thuộc nhóm ký sinh trùng, có kích thước rất nhỏ, thường sống trong đất và tấn công rễ cây. Chúng gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho cây trồng, từ giảm năng suất, kém phát triển cho đến chết cây nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Mục Lục Bài Viết
ToggleTuyến tùng là gì? Những điều cần biết
Tuyến trùng là loại giun tròn siêu nhỏ, kích thước dao động từ 0,2 – 3mm. Mặc dù có kích thước nhỏ, nhưng chúng gây ra tổn thất lớn trong nông nghiệp bởi vì có thể gây hại cho hầu hết các loại cây trồng. Đặc biệt, là gây hại mạnh trên các cây rau màu, cây ăn quả, hoa hồng,…
Đặc điểm nổi bật
Bạn có thể tìm thấy chúng trong các mô tế bào của cây, chúng chích, hút, bơm các độc tố vào trong rễ khiến rễ bị nghẽn mạch, phình to hình thành các khối u sần hoặc hoại tử rễ. Đặc điểm của chúng như sau:
- Hình dạng và kích thước: Có hình dạng giun tròn, thân mảnh, mềm và không phân đốt. Chúng có màu trắng hoặc vàng nhạt, di chuyển trong đất và tấn công rễ cây. Do kích thước rất nhỏ, chỉ có thể nhìn thấy qua kính hiển vi, nên việc phát hiện tuyến trùng bằng mắt thường là rất khó.
- Chu kỳ sinh sản: Chúng sinh sản nhanh trong môi trường đất ẩm, nhiệt độ ấm áp. Chúng đẻ trứng trong rễ cây, ấu trùng nở ra và tấn công rễ.
Phân loại
Tuyến trùng rất đa dạng về thành phần loài, có thể thích nghi ở nhiều môi trường khác nhau. Theo đó, chúng được chia làm hai loại: tuyến trùng có lợi và tuyến trùng có hại (nhóm tuyến trùng ký sinh thực vật). Chúng ta có thể chia thành 5 nhóm:
- Bacterophagous: Vi khuẩn làm nguồn dinh dưỡng chính.
- Fungiphagous: Nấm làm nguồn dinh dưỡng chính.
- Herviphagous (plant): Ký sinh trên thực vật để hút chất dinh dưỡng.
- Predator: sử dụng nguồn đạm động vật.
- Omiphagous: tuyến trùng ăn tạp.
Hình thức ký sinh
Dựa vào hình thức ký sinh, bạn có thể chia thành 3 nhóm:
- Nội ký sinh: Trùng chui vào trong rễ, chích hút các tế bào trong rễ khiến rễ trương phình, gây ra những nốt sần trên rễ nên người ta còn gọi nhóm tuyến trùng này là tuyến trùng nốt sần.
- Ngoại ký sinh: tuyến trùng di chuyển bên ngoài môi trường đất hoặc nước, khi cần thiết sẽ sử dụng kim chích hút chích vào rễ nhưng không chui vào bên trong rễ, làm rể bị hoại tử, thối nhũn.
- Bán nội ký sinh: tuyến trùng chui phần đầu vào bên trong rễ nhưng phần còn lại vẫn ở ngoài môi trường đất, gây ra những nốt sần cho rễ cây.
Điều kiện phát triển bệnh tuyến trùng
Độ ẩm của đất trồng: Chúng thích sống trong đất có độ ẩm 100%, nếu đất khô, chúng sẽ không thể xuất hiện.
Kết cấu đất: Chúng xuất hiện với mật độ cao trong đất có kết cấu sét
Số lượng rễ: sự phát triển của rễ cây tỉ lệ thuận với mật độ tuyến trùng
Độ PH của đất: đất chua có độ PH thấp, thì mật độ tuyến trùng sẽ cao hơn.
Tuy nhiên, từng loài tuyến trùng sẽ có thể phát sinh và phát triển ở nhiều điều kiện khác nhau. Vì vậy bạn cần quan sát cây thường xuyên, để kịp thời phát hiện bệnh và phòng trừ chúng.
Biểu hiện cây bị tuyến trùng là gì?
Tuyến trùng gây hại lớn đến sản lượng và chất lượng cây trồng. Chúng không chỉ làm rễ cây bị tổn thương, gây cản trở khả năng hấp thu dinh dưỡng, mà còn là nguyên nhân chính khiến cây trồng dễ bị nhiễm các loại nấm và vi khuẩn gây hại khác.
Một số dấu hiệu bệnh là:
- Rễ cây bị tổn thương: Rễ cây bị tấn công sẽ bị sưng phồng, tạo ra những khối u nhỏ trên rễ. Từ đó khiến rễ mất khả năng hút nước và dinh dưỡng, dẫn đến cây phát triển không bình thường.
- Lá cây vàng úa: Sau khi phá hủy hệ rễ, cây không thể hấp thụ đủ nước và dinh dưỡng, lá trở nên vàng úa, rụng lá, thậm chí khô héo.
- Cây còi cọc: Cây bị nhiễm tuyến trùng phát triển chậm, còi cọc và dễ bị nhiễm bệnh thứ cấp do sức đề kháng giảm.
- Giảm năng suất: Đối với cây ăn quả, rau màu còn khiến cây giảm sản lượng và chất lượng quả.
Cách phòng chống bệnh tuyến trùng
Để phòng tránh tuyến trùng hại rễ, bạn có thể áp dụng một số cách phòng chống như sau để bảo vệ cây phát triển tốt.
- Luân canh cây trồng: Bạn nên luân canh cây trồng giúp giảm khả năng tuyến trùng phát triển mạnh mẽ trên cây chủ mà chúng ký sinh.
- Sử dụng giống kháng tuyến trùng: Một số giống cây trồng đã được lai tạo để kháng tuyến trùng. Việc chọn giống cây khỏe giúp hạn chế được nguy cơ nhiễm bệnh từ đầu.
- Sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh: Phân hữu cơ và phân vi sinh giúp cải thiện cấu trúc đất, tăng cường hệ vi sinh vật có lợi, từ đó làm giảm mật độ tuyến trùng trong đất. Các loại phân chứa nấm đối kháng Trichoderma hoặc vi khuẩn Bacillus cũng được khuyến khích sử dụng để kiểm soát tuyến trùng.
Biện pháp diệt trừ bệnh tuyến trùng
Bạn có thể áp dụng những cách diệt trừ dưới đây, vừa an toàn vừa dễ thực hiện lại hiệu quả.
- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: Các loại thuốc như abamectin, oxamyl thường được sử dụng để kiểm soát tuyến trùng hiệu quả.
- Biện pháp nhiệt: Bạn có thể phơi đất dưới ánh nắng mặt trời trong thời gian dài hoặc sử dụng nước nóng tưới lên đất có thể làm giảm mật độ tuyến trùng đáng kể.
- Sử dụng thiên địch: Các loài thiên địch như nấm Paecilomyces lilacinus, nấm Trichoderma spp. có thể ký sinh và tiêu diệt tuyến trùng. Đây là phương pháp an toàn, thân thiện với môi trường và không gây hại cho cây trồng.
- Sử dụng phân xanh: Các loại phân xanh như đậu xanh, lạc, cây họ đậu có khả năng làm giảm mật độ tuyến trùng trong đất nhờ khả năng cải thiện hệ vi sinh vật đất, giúp đất tơi xốp và hạn chế tuyến trùng phát triển.
Bệnh tuyến trùng là một trong những vấn đề lớn trong việc trồng trọt và làm vườn, ảnh hưởng đến sự phát triển và năng suất của cây trồng. Việc phát hiện sớm và xử lý kịp thời bệnh hại cây trồng sẽ giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh, đảm bảo năng suất và chất lượng cây trồng. Hãy luôn theo dõi tình trạng đất và cây trồng của bạn để có biện pháp xử lý nhanh chóng khi phát hiện dấu hiệu bệnh.