Bệnh hại cây trồng là một trong những vấn đề quan trọng gây thiệt hại nặng nề cho người làm vườn và làm suy giảm sản lượng nông sản. Để bảo vệ cây trồng khỏi những nguy cơ này, bạn cần biết cách phòng trừ bệnh hại càng sớm càng tốt để tránh gây ảnh hưởng cho sự phát triển của cây. 

Nguyên nhân gây ra bệnh hại cây trồng

nguyen nhan gay benh
Có nhiều nguyên nhân khiến cây gặp nhiều bệnh hại

Dưới đây là một số nguyên nhân khiến cây bị bệnh, gây ảnh hưởng đến sự phát triển, năng suất và chất lượng của cây trồng. 

  • Trồng độc canh: Trồng duy nhất 1 loại cây trồng trên nhiều năm liên tiếp. Vì một số mầm mống các loại sâu bệnh sẽ quen với môi trường sống. Các vi trùng đã tích lũy hàng năm, hình thành bệnh hại cho cây.
  • Đất không được xử lý: Còn mầm mống sâu bệnh, ở mỗi vụ trồng nguồn sâu bệnh trong đất phát triển rất mạnh mẽ, gây hại đến cây trồng. 
  • Quản lý phân bón và nước không đúng cách: Chúng gây ra tổn thương rễ, tạo ra một số lượng lớn các vết thương và suy giảm tăng trưởng.
  • Phòng ngừa không đúng cách: Bạn cần phải xác định rõ được tác nhân gây hại, thời điểm phòng ngừa thích hợp để được hiệu quả. 

Một số bệnh hại cây trồng thường gặp nhất

Để đảm bảo các loại cây trồng được phát triển tốt, bạn cần biết một số bệnh hại cây trồng để phòng tránh cũng như có cách xử lý để cây trồng phát triển tốt. Một số bệnh thường gặp như: 

Bệnh xoắn đọt

benh xoan ngon
Nhiều cây bị xoắn ngọn gây ảnh hưởng đến cây trồng

Khi cây bị bệnh, phần đọt non bị xoăn lại, lá bị mất màu, lốm đốm vàng. Nếu bị nặng  đọt cây bị sượng, cây bị chùn lại, ít trái, trái thường dị dạng và có vị đắng.

Bệnh thường xuất hiện nhiều ở các loại cây thuộc họ bầu bí, dưa leo, cà chua, các loại cây ăn quả,…

Bệnh vàng lá, héo rũ

Khi bị bệnh, cây sẽ bị những vết thâm nhỏ trên dọc thân gây héo nhẹ vào thời điểm trời nắng nóng. Thường buổi sáng và ban đêm cây vẫn tươi tốt nhưng vào lúc trưa chiều cây bị héo rũ. 

Sau một thời gian khiến lá bị héo vàng, héo từng nhánh, thân cây như bị thiếu nước rồi chết cả cây. Nguyên nhân có thể do đất trồng bị ô nhiễm hoặc cỏ dại phát triển.

Bệnh đốm phấn

benh dom phan
Bệnh do loại nấm Pseudoperonospora cubensis gây ra

Bệnh do loại nấm Pseudoperonospora cubensis gây ra, gây hại cho lá. Mặt dưới lá có tơ nấm màu trắng hoặc vàng nhạt. Lá đốm vàng sau 3 – 4 ngày biến thành màu nâu đen, lá cháy úa vàng và khô rụng.

Thân cây khô, cây trụi lá và khô chết. Bệnh gây hại nặng ở giai đoạn cây trổ hoa, đậu trái, khiến năng suất cây thấp và chất lượng trái kém.

Bệnh đốm vi khuẩn

Bệnh đốm vi khuẩn thường xuất hiện ở cây cà chua, ớt và các loại cây ăn quả như đào và mận. Dấu hiệu đầu tiên là những đốm nhỏ, sẫm màu hình tròn hoặc hình dạng không đều.

Nếu bị trên quả sẽ khiến quả bị trũng xuống và đổi màu và thối quả. Lá cây bị rụng sớm, cây bị nhiễm bệnh sẽ còi cọc và giảm năng suất.

Bệnh do vi khuẩn Xanthomonas campestris gây ra, chúng phát triển mạnh ở nhiệt độ 30 độ C. 

Bệnh thối gốc rễ

benh thoi re
Bệnh là bệnh lở cổ rễ, gây hại cây trồng

Dấu hiệu bệnh là ở phần gốc thân sát mặt đất xuất hiện chấm nhỏ màu đen, lan rộng ra quanh cổ rễ khiến thân lá cây bị héo rũ. Sau khoảng 1 tuần, rễ và gốc cây bị thối nhũn, cây chết lụi.

Bệnh gây hại ở cả cây con và cây lớn, nấm tấn công phần gốc khiến cây bị thối, có màu nâu đen, lá héo khô. Nếu cây đang thời kỳ ra hoa hoặc có trái thì làm lở trái.

Bệnh do nấm Thielaviopsis basicola gây ra, khiến rễ chuyển sang màu đen và thối rữa. Cây bị nhiễm bệnh sẽ ít rễ hơn và nhỏ hơn so với cây khỏe mạnh. Ngoài ra, cây bị héo bất thường dù được tưới nước thường xuyên.

Bệnh thối trái non

Bệnh gây hại trên lá, trái và gốc thân, bị úng nước chuyển sang màu đen và thối nhũn. Bệnh gây hại vào giai đoạn cho ra hoa và thụ phấn. Trong thời điểm 5 – 7 ngày hoa cho ra trái, khiến trái bị thối đen, trái non bị rụng hoặc bị teo. Ngoài ra còn gây thối cả rễ, làm cây chết.

Bệnh thán thư

benh than thu
Bệnh gây hại trên các bộ phận từ lá, cành, chồi non, quả non

Bệnh gây hại từ cây ăn quả hay các cây trồng họ bầu bí, mướp, dưa leo,…. Bệnh thán thư gây hại các bộ phận như lá, chồi và cành non, hoa quả. 

Cây xuất hiện những đốm màu nâu, phát triển lớn lên và liên kết nhau làm khô cháy lá, lá bị vàng úa, đọt và chồi non bị xoắn lại, hoa khô đen, trái non bị thối và rụng.

Bệnh phấn trắng

Bệnh xuất hiện ở trên lá, thân, cành và hoa những đốm màu xanh, vàng và phủ bởi một lớp nấm trắng dày ở cả 2 mặt lá. Khi bệnh hại nặng khiến lá, hoa và quả chuyển dần sang vàng, khô cháy, dễ rụng. Bệnh phấn trắng khiến cây sinh trưởng yếu, năng suất kém.

Một số bệnh hại cây trồng khác

benh hai cay trong
Bạn cần tránh những bệnh hại để cây trồng phát triển tốt
  • Bệnh khảm lá: Lá xuất hiện những đốm màu vàng và những đường sọc do rệp aphid gây ra, môi trường ấm và lượng nitơ cao trong giai đoạn tăng trưởng
  • Mốc xám: Xuất hiện những vết thối đen hay nâu khiến cây bị chết hoặc tổn thương như lá và cánh hoa.
  • Bệnh sẹo: Bệnh sẹo còn có tên gọi khác bệnh ghẻ, ghẻ nhám, ghẻ lồi… do nấm Elsinoe fawcetti gây nên. Lá xuất hiện những chấm nhỏ mất màu, trong mờ nhô ra ở mặt dưới lá như mụn ghẻ, màu nâu, lá cong ngược về một phía, vặn vẹo và biến dạng. Nếu bị nặng lá vàng và rụng sớm, vỏ trái nổi nhiều gai sần sùi.
  • Bệnh gỉ sắt: Lá xuất hiện những chấm màu nâu cam giống như sắt bị gỉ. Bệnh gỉ sắt khiến lá cong và chuyển sang màu đen, ảnh hưởng đến chất lượng quả và năng suất cây trồng.

Cách phòng trừ bệnh hại cây trồng hiệu quả nhất

phong tru benh hai cay trong
Áp dụng các cách phòng trừ để cây không bị bệnh

Cách phòng tránh bệnh hại cây trồng cũng bao gồm việc chọn lựa giống cây chịu bệnh tốt, duy trì vệ sinh vườn cây, và thường xuyên kiểm tra tình trạng sức khỏe của cây. 

Loại bỏ những cây trồng đang bị nhiễm bệnh. Làm sạch mọi dụng cụ hoặc thiết bị tiếp xúc với cây bị nhiễm bệnh.

Cải thiện khả năng thoát nước, tránh tưới quá nhiều nước hay tưới quá ít nước. Nên tưới nước ở gốc cây, sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt hoặc vòi ngâm.

Sử dụng các biện pháp phòng tránh tự nhiên như việc bón phân bón hữu cơ và phát triển hệ sinh thái cân bằng cũng có thể giúp làm giảm nguy cơ bị bệnh hại.

Khi trồng trọt, làm vườn tại nhà, bạn cần theo dõi và phát hiện kịp thời bệnh hại cây trồng để có hướng xử lý sớm nhất. Từ đó giúp cây trồng có điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt, cây khoẻ, năng suất cao.

Tìm hiểu thêm

Bài Viết Liên Quan

Call Now Button