Các loại phân bón hữu cơ ngày càng được sử dụng nhiều, vừa là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng, vừa góp phần trong nông nghiệp bền vững. Chúng không chỉ giúp tăng năng suất mà còn cải thiện cấu trúc đất và bảo vệ môi trường. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu về các loại phân bón hữu cơ, từ khái niệm, đặc điểm cho đến ưu và nhược điểm của chúng.
Mục Lục Bài Viết
ToggleCác loại phân bón hữu cơ sử dụng nhiều nhất
Phân bón hữu cơ là phân được sản xuất từ các nguyên liệu tự nhiên, bao gồm các chất thải động vật, thực vật, và các sản phẩm từ quá trình phân hủy sinh học. Chúng chứa các chất dinh dưỡng cần thiết như nitơ, phốt pho, kali, và các vi lượng khác, cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng theo cách tự nhiên và bền vững.
Phân bón được chia thành 2 nhóm chính:
- Phân hữu cơ truyền thống: Phân chuồng, phân xanh, phân trùn quế, phân rác,…
- Phân công nghiệp: Phân sinh học, phân vi sinh, phân khoáng.
Phân chuồng
Phân chuồng được tạo ra từ chất thải của các loài động vật như bò, lợn, gà, và các loài khác. Đây là loại phân bón hữu cơ phổ biến và có giá trị dinh dưỡng cao.
Phân chuồng không chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng chính mà còn cải thiện cấu trúc đất, giúp giữ ẩm và thoáng khí cho đất.
Ưu điểm: Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây, cải thiện cấu trúc đất.
Nhược điểm: Cần phải ủ trước khi sử dụng để tránh mầm bệnh, có mùi khó chịu.
Phân xanh – Các loại phân bón hữu cơ chất lượng
Phân xanh là một trong các loại phân hữu cơ được làm từ cây cỏ, lá cây và các phần xanh khác của cây trồng. Chúng thường được ủ trong đất hoặc cắt và rải trên bề mặt đất.
Ưu điểm: Cải thiện hàm lượng chất hữu cơ trong đất, dễ dàng thu gom và sử dụng.
Nhược điểm: Cần một lượng lớn nguyên liệu để có hiệu quả.
Phân Ủ (Compost)
Phân ủ là sản phẩm từ quá trình phân hủy của các chất hữu cơ như lá cây, thức ăn thừa, và các loại chất thải khác. Phân ủ là nguồn dinh dưỡng đa dạng và có thể được sử dụng cho nhiều loại cây trồng.
Ưu điểm: Cung cấp dinh dưỡng phong phú, cải thiện cấu trúc và độ phì của đất.
Nhược điểm: Quá trình sản xuất mất thời gian, cần quản lý đúng cách để tránh mùi hôi và côn trùng.
Phân trùn quế
Phân vi sinh tự nhiên hay còn gọi là ủ sâu, có thể thực hiện với quy mô nhỏ. Xử lý rác thải hữu cơ như rau củ, trái cây thừa. Trùn quế là loài giun đất, giúp phân hủy chất hữu cơ thành phân bón.
Bạn có thể bón trực tiếp vào cây, không cần ủ hoai. Bón phân giúp kích thích cây trồng tăng trưởng, tăng khả năng giữ nước trong đất.
Phân vi sinh – Các loại phân bón hữu cơ cải thiện đất trồng
Phân vi sinh chứa các vi sinh vật có lợi giúp cải thiện chất lượng đất và sức khỏe của cây trồng. Chúng thúc đẩy quá trình phân giải chất hữu cơ và giúp cây trồng hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả hơn.
Vi sinh vật gồm vi khuẩn có lợi và vi sinh vật khác, đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa chất hữu cơ thành dinh dưỡng tốt cho cây trồng.
Góp phần phân hủy nitrogen, phospho, kali và các chất hữu cơ phân giải khác.
- Ưu điểm: Cải thiện sức khỏe của đất và cây, giảm sự cần thiết sử dụng phân hóa học.
- Nhược điểm: Cần phải bảo quản cẩn thận, hiệu quả có thể bị giảm nếu không sử dụng đúng cách.
Phân hữu cơ sinh học – Các loại phân bón hữu cơ tốt
Là phân bón được pha trộn, xử lý bằng cách lên men hoặc nhờ nhiều loại vi sinh vật lợi giúp tăng và cân bằng hàm lượng chất dinh dưỡng cho cây trồng.
Quá trình phân huỷ tự nhiên, xử lý nhiệt hoặc công nghệ xử lý khác. Phân hữu cơ sinh học giúp giữ được một lượng lớn các chất dinh dưỡng như nitơ, phospho, kali, cacbon và các chất vi lượng cần thiết cho cây.
- Ưu điểm: Chứa vi sinh vật có lợi giúp cải thiện sức khỏe đất và cây trồng.
- Nhược điểm: Chi phí sản xuất cao hơn.
Phân bón hữu cơ khoáng
Là phân hữu cơ cho cây trồng được phối trộn thêm các nguyên tố khoáng vô gồm N,P,K. Có chứa trên 15% thành phần là các chất hữu cơ, từ 8-18% tổng số các chất vô cơ.
Chúng kết hợp các nguồn nguyên liệu hữu cơ và khoáng chất như đá vôi, đá granite, phospho và kali. Bón phân giúp cải thiện cấu trúc đất và cung cấp các yếu tố vi lượng cần thiết để cây phát triển tốt.
- Ưu điểm: Cung cấp dinh dưỡng đa dạng, hiệu quả lâu dài và tăng cường sức khỏe cây trồng.
- Nhược điểm: Chi phí cao, khó kiểm soát liều lượng, đòi hỏi người sử dụng phải có kiến thức chuyên môn.
Phân hữu cơ cho rau NAMIX – Phân bón chất lượng cao
Đây là một trong các loại phân bón hữu cơ được nhiều người tin dùng hiện nay. Phân hữu cơ cho rau NAMIX là phân hữu cơ sinh học, giàu dinh dưỡng, lành tính, bảo vệ môi trường nên được sử dụng nhiều, đặc biệt là ở những khu đô thị.
- Bảo vệ môi trường: Phân bón hữu cơ giúp giảm thiểu sự ô nhiễm đất và nước, do không chứa các chất hóa học độc hại.
- Cải thiện đất: Giúp tăng cường cấu trúc và độ phì nhiêu của đất, cung cấp môi trường sống tốt hơn cho các vi sinh vật có lợi.
- Tính bền vững: Sử dụng phân bón hữu cơ giúp duy trì và nâng cao chất lượng đất trong thời gian dài.
Ưu điểm nổi bật của phân hữu cơ cho rau
Đây là loại phân bón được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu hữu cơ tự nhiên (chất thải nông nghiệp), hàm lượng hữu cơ cao. Quy trình xử lý sinh học kiểu tháp, gia nhiệt lên đến hơn 100 độ C để tiêu diệt tối đa các vi sinh vật gây bệnh. Hàm lượng hữu cơ cao, độ mùn lớn, đầy đủ các thành phần trung lượng, vi lượng đáp ứng nhu cầu cơ bản của cây trồng.
Phân NAMIX Được Trung tâm Kỹ thuật Tiêu Chuẩn Đo lường Chất lượng 3 kiểm định KHÔNG có E. coli và Salmonella, đảm bảo an toàn tuyệt đối. Bạn có thể an tâm để sử dụng cho vườn rau sạch nhà bạn.
Phân chuyên dụng cho rau và các cây trồng khác ở giai đoạn sinh dưỡng. Với:
- Thành phần Đạm cao (Nitơ Tổng: 4%): Giúp rau phát triển thân, lá mạnh mẽ và tươi tốt
- Axit Humic (3%): Kích thích sự phát triển của rễ cây, giúp hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
- Hàm lượng chất hữu cơ cao (45%): Gấp đôi so với các sản phẩm khác, giúp cải tạo đất, thúc đẩy hệ vi sinh vật có lợi phát triển. Từ đó nâng cao năng suất và chất lượng nông sản.
Hướng dẫn sử dụng phân bón
Bón lót
Phối trộn cùng với đất trồng, giá thể theo tỉ lệ: 10 – 20% phân hữu cơ và 80 – 90% đất trồng/ giá thể cho tất cả các loại cây trồng
Trồng trên đất vườn: sử dụng 1 – 2kg phân cho 1m2 đất vườn, rải trực tiếp lên bề mặt và đảo trộn cùng lớp đất mặt.
Bón thúc
Rau ăn lá: Bón xung quanh gốc, rải đều trên mặt khay/chậu. Bón từ 50-200g/ gốc/khay. Bón sau khi trồng 10 ngày
Rau ăn củ quả: Bón xung quanh gốc cách gốc 5-10cm
Bón 100-150g/gốc.
Bón định kỳ 10 – 15 ngày/ lần
Các loại phân bón hữu cơ là một lựa chọn bền vững và thân thiện với môi trường cho nông nghiệp. Nếu bạn đang trồng cây, rau, hoa quả tại nhà thì có thể lựa chọn một trong các loại phân trên để bón cho cây. Không chỉ cung cấp dinh dưỡng mà còn bảo vệ môi trường và an toàn sử dụng. Trồng xanh ăn sạch cùng NAMIX với phân bón và đất sạch chất lượng nhé.