Cách chăm sóc hoa lan không phải là điều dễ dàng vì đây là loài hoa cũng khá khó trồng nhưng lại là loài hoa đẹp, kiêu sa, độc đáo. Để giúp bạn có thể chăm sóc hoa lan một cách tốt nhất, bài viết này sẽ hướng dẫn bạn từ những bước cơ bản đến các kỹ thuật nâng cao.

Cách chăm sóc hoa lan đúng cách

cham soc cay hoa lan
Bạn cần nắm vững cách chăm sóc hoa lan để trồng nhiều chậu hoa đẹp

Lan là một loài thực vật có hoa, mang một vẻ đẹp độc đáo và mang một ý nghĩa riêng. Tuy nhiên bạn cần nắm vững kỹ thuật trồng lan và chăm sóc cây đúng cách để tránh cây lan chết, chậm ra hoa, khô héo,… 

  • Đặt cây theo hướng Nam, hướng Đông Nam: Điều này giúp cây nhận đủ ánh mặt trời với cường độ thích hợp. Nếu đặt cây ở hướng Tây thì nên dùng lưới che nắng để giảm bớt lượng nắng cho cây. Không nên đặt cây ở hướng bắc, vì không đủ nắng để cây nở hoa.
  • Tạo điều kiện cho không khí lưu thông: Rễ khí sinh, cây không sống trong đất. Vì vậy bạn cần đặt cây ở nơi cao ráo, thoáng mát.

Độ ẩm – Cách chăm sóc hoa lan đúng chuẩn

Độ ẩm: Hoa lan cần độ ẩm cao để phát triển tốt, khoảng 60-80%. Nếu độ ẩm trong môi trường quá thấp, bạn có thể dùng máy phun sương hoặc đặt chậu lan trên khay nước để tăng độ ẩm.

Lưu thông không khí: Đảm bảo không khí xung quanh cây luôn thoáng mát để tránh nấm mốc và sâu bệnh.

Ánh sáng và nhiệt độ

cung cap anh sang cho cay
Đặt cây ở nơi có thể hấp thụ ánh sáng vừa phải, cây phát triển tốt

Hoa lan cần ánh sáng để phát triển nhưng không chịu được ánh sáng trực tiếp quá mạnh. Nên đặt lan ở nơi có ánh sáng gián tiếp hoặc sử dụng lưới che.

Nếu cây thiếu ánh sáng thì sẽ vươn cao, gầy ốm, nhánh nhỏ, lá màu xanh tối. Không những vậy, cây ít nảy chồi, khó ra hoa và nhanh tàn.

Nếu nhiều ánh sáng, cây lan thấp, lá nhăn, khô. Từ đó gây vàng lá, mép lá bị rũ, dễ ra hoa sớm nên cây kém chất lượng hoặc bị cháy và chết.

Độ tuổi, giống la, mỗi giai đoạn phát triển của cây cũng sẽ cần ánh sáng khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Lan Hồ Điệp chịu được ánh sáng kém nhất khoảng 30%, Lan Cattleya khoảng 50%, Lan Vanda lên đến 70% nắng,…
  • Giai đoạn cây non từ 0 đến 10 tháng thì lan cần khoảng 50% ánh sáng, cây lớn hơn thì khoảng 70% cường độ ánh sáng. 

Nhiệt độ lý tưởng cho hoa lan dao động từ 18-30°C. Tránh để lan ở nơi có nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng.

Tưới nước – Cách chăm sóc hoa lan luôn tươi tốt

tuoi nuoc hoa lan
Tưới nước đúng cách với lượng phù hợp, tránh tình trạng ngập úng

Lượng nước: Tưới nước cho hoa lan cần phải đúng cách. Không nên tưới quá nhiều để tránh tình trạng ngập úng. Tốt nhất là tưới khi bề mặt giá thể bắt đầu khô.

Cách tưới: Tưới nước từ từ để nước ngấm đều vào giá thể. Có thể dùng bình xịt hoặc phun sương để tưới.

Độ pH 5-6 để cây sinh trưởng và phát triển nên cần chọn nước trung tính để tưới cây. Nếu thiếu nước, cây bị héo khô, giả hành teo lại và lá rụng khi thiếu nước. Còn nếu thừa nước, cây dễ bị úng, thối đọt, chết cây, hay khiến nấm bệnh phát triển mạnh. 

Nên dùng hệ thống tưới phun sương hằng ngày, duy trì được độ ẩm 40%, giúp cho lan dễ sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Nên tưới vào sáng sớm hay chiều mát. Không được tưới vào buổi trưa khi trời đang nắng gắt. 

Sử dụng phân bón – Cách chăm sóc hoa lan phát triển

bon phan cho cay
Bón phân hữu cơ, bổ sung dinh dưỡng cho cây

Loại phân: Sử dụng phân bón chuyên dụng cho hoa lan. Có thể dùng phân bón dạng lỏng hoặc dạng hạt.

Lượng phân: Bón phân đều đặn, khoảng 2-3 tuần một lần. Tránh bón phân quá nhiều vì có thể gây cháy rễ.

Cách bón: Pha loãng phân bón theo hướng dẫn của nhà sản xuất trước khi bón.

Đây là yếu tố quan trọng để cây hoa lan phát triển tốt, ra nhiều hoa, hoa to đẹp và bền. Nếu cây thiếu dinh dưỡng thì sẽ còi cọc, kém phát triển, không hoặc ra hoa rất ít.

Lan cần nhóm dinh dưỡng đa lượng gồm có đạm (N), lân (P) và kali (K). Cụ thể như sau:

  • Đạm: Giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt. Nếu thiếu đạm gây còi cọc, ít ra lá, ra chồi mới, rể cằn cỗi, khó ra hoa. Nếu thừa đạm, thân và lá xanh mướt nhưng yếu đuối, dễ bị sâu bệnh và đổ ngã.
  • Lân: Thúc đẩy quá trình hình thành và vận chuyển các chất dinh dưỡng, kích thích rễ phát triển. Nếu thiếu, cây bị còi cọc, lá có màu xanh đậm, nhỏ và ngắn, không thể ra hoa. Nếu thừa, cây bị thấp, có hoa nhưng hoa ngắn, nhỏ.
  •  Kali: Giúp cân bằng nước và ion trong tế vào cây, hoạt hóa enzim. Nếu thiếu kali, cây kém phát triển, lá bị xoắn lại, vàng lá, cây mềm yếu do thiếu nước, kém ra hoa hoặc ra hoa xấu. Cung cấp quá nhiều kali dẫn đến phong lan lá nhỏ và thân và lá gầy, không mướt đồng thời còn dẫn đến thiếu magiê và can xi.

Cắt tỉa và thay chậu

cach cham soc hoa lan dung cach
Bạn cần thay chậu, tỉa cành, rễ để cây luôn khỏe mạnh

Cắt tỉa: Loại bỏ những lá và rễ khô, hỏng để cây tập trung dinh dưỡng nuôi những phần khỏe mạnh.

Thay chậu: Nên thay chậu cho lan mỗi 1-2 năm một lần, khi giá thể đã bị mục nát hoặc cây đã phát triển quá lớn so với chậu cũ.

Lan thường không nở hoa quá một lần trên cùng một cành, trừ lan hồ điệp. Vậy nên sau mỗi đợt ra hoa cần cắt tỉa để duy trì sức khỏe cho lan.

  • Lan hồ điệp: Cắt cành ngay bên trên 2 mắt dưới cùng
  • Lan có củ bẹ: Cắt cành ngay bên trên củ bẹ
  • Các loại lan khác: Cắt cành càng sát dưới cùng càng tốt.

Kiểm soát sâu bệnh

cach cham soc hoa lan bi benh
Phát hiện và xử lý kịp thời bệnh hại hoa lan

Sâu bệnh: Hoa lan thường gặp phải các loại sâu bệnh như rệp, bọ trĩ, và nấm mốc. Kiểm tra cây thường xuyên để phát hiện và xử lý kịp thời.

Phòng bệnh: Sử dụng thuốc trừ sâu và thuốc phòng nấm định kỳ. Đảm bảo môi trường xung quanh cây luôn sạch sẽ và thoáng mát.

Kỹ thuật kích hoa

  • Kích hoa: Để hoa lan nở hoa đều và đẹp, bạn có thể áp dụng một số kỹ thuật kích hoa như điều chỉnh ánh sáng, nhiệt độ và chế độ tưới nước.
  • Chu kỳ nở hoa: Một số loài lan có chu kỳ nở hoa cụ thể, bạn cần tìm hiểu và tạo điều kiện tốt nhất để cây ra hoa đúng thời điểm.

Cách trồng lan cho người mới chơi đơn giản nhất

Chọn giống hoa lan phù hợp

giong hoa lan
Lựa chọn giống hoa lan theo ý thích, phù hợp với điều kiện và thời điểm trồng

Chọn giống lan là một bước vô cùng quan trọng vì hiện có hơn 800 loại giống lan. Bạn còn có thể chọn các loại hoa lan đẹp theo mùa hoa nở, hoặc theo thời gian hoa nở có lâu hay không.

Vào mùa xuân, bạn nên trồng các giống hoa như Cymbidium, Dendrobium. Còn vào mùa hạ thì chọn Stanhopea, mùa Thu thì trồng Paphiopedilum.

Một số loài trồng được quanh năm như Phalaenopsis, Cattleya. Epica, Brassavola nodosa, Epidendrum ibaguense hay Epidendrum radicans…

Trước khi bắt đầu trồng hoa lan, bạn cần chọn giống phù hợp với điều kiện khí hậu và môi trường sống của bạn. Một số giống lan phổ biến bao gồm:

  • Lan Hồ Điệp (Phalaenopsis): Phù hợp với điều kiện trong nhà, ít cần ánh sáng mạnh.
  • Lan Dendrobium: Thích hợp với khí hậu nóng ẩm.
  • Lan Vanda: Cần ánh sáng mạnh và độ ẩm cao.
  • Lan Cattleya: Yêu cầu ánh sáng mạnh, thích hợp trồng ở nơi có khí hậu ấm áp.

Chuẩn bị đất và chậu trồng

chuan bi dat trong
Chuẩn bị giá thể trồng lan tơi xốp, thoát nước tốt

Chậu trồng: Nên chọn chậu có lỗ thoát nước tốt để tránh ngập úng. Chậu đất nung hoặc chậu nhựa đều được nhưng nên ưu tiên chọn chậu đất nung để cây phát triển tốt hơn. Lựa chọn chậu theo kích thước và tuổi của lan và cần vệ sinh chậu trước để trồng.

Giá thể: Giá thể trồng lan phải đảm bảo độ thoáng và giữ ẩm tốt. Một số loại giá thể phổ biến là than củi, vỏ thông, dớn trắng, và xơ dừa.

Một số lưu ý khi chọn giá thể trồng lan:

  • Vỏ cây: Khả năng thoát nước tốt nhưng dễ bị mục nát
  • Xơ dừa: Ngâm với Tanin và Lignin để bớt chát.
  • Than gỗ: Chặt thành các khúc nhỏ, ngâm rửa và phơi khô. 
  • Mụn dừa: Rửa sạch phơi khô. Vỏ dừa ngâm với vôi 5% để giảm độ chát, chặt khúc nhỏ để rễ lan dễ bám vào.
  • Đá Perlite: Trồng lan bằng đá Perlite trân châu là sự lựa chọn hoàn hảo, giúp cây phát triển tốt.

Thiết kế và bố trí chậu lan

bo tri chau lan
Bố trí chậu lan để dễ chăm sóc, di chuyển và theo dõi cây thường xuyên

Để có một góc vườn lan xinh xắn, đẹp thì bạn nên thiết kế và bố trí sao cho phù hợp với không gian sống. Có nhiều kiểu bố trí như:

  • Trồng treo giàn: Cách bố trí này phù hợp với không gian có diện tích nhỏ, tạo sự thông thoáng giúp cây dễ phát triển. Dễ dàng chăm sóc và di chuyển lan.
  • Trồng lan trên sạp: Phù hợp với nơi có không gian lớn hưng sẽ khó khăn trong việc chăm sóc, dễ lây lan mầm bệnh hơn cách trồng trên giàn.

Khu vực trồng lan:

  • Sân thượng: Nơi đây thông thoáng, có ánh nắng mặt trời nhưng cần giăng lưới xanh đen để giảm bớt ánh nắng và gió. Nên trồng theo cách treo giàn để tạo độ thông thoáng và giảm bớt việc bốc hơi nóng vào buổi trưa.
  • Ban công: Bạn nên làm giàn để hưởng được ánh nắng mặt trời, thông thoáng và dễ phát triển.
  • Sân vườn: Nơi đây rất thông thoáng và dễ chăm sóc cho những giỏ lan, tuy nhiên nên hạn chế trồng vào mùa mưa.

Tìm hiểu thêm: https://namix.vn/8-gia-the-trong-lan-thong-dung-hien-nay/

Trên đây là cách chăm sóc hoa lan, bạn cần chú ý đến môi trường sống của cây, tưới nước, bón phân và kiểm tra sâu bệnh thường xuyên. Với sự chăm sóc đúng cách, bạn sẽ có những chậu hoa lan rực rỡ, tỏa sáng trong không gian sống của mình.

TÁC GIẢ

Nguyễn Hồng Đức

Nguyễn Hồng Đức

Tìm hiểu thêm

Bài Viết Liên Quan

thanks

Xin cảm ơn!

Chúng tôi đã nhận được thông tin và sẽ sớm liên hệ tư vấn chi tiết cho bạn. Vui lòng để ý điện thoại để nhận được cuộc gọi từ NAMIX.

Call Now Button