Cách trồng cây bonsai đẹp đòi hỏi phải có sự kiên nhẫn và tỉ mỉ trong từng công đoạn. Từ việc chọn loại cây phù hợp cho đến cách tạo dáng, cắt tỉa hay chăm sóc hàng ngày, mỗi bước đều đòi hỏi người trồng dành nhiều công sức và tâm huyết. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn cách trồng đơn giản nhất để người mới bắt đầu hay đã có kinh nghiệm đều có thể thực hiện được.
Mục Lục Bài Viết
ToggleCách trồng cây bonsai đơn giản cho người mới bắt đầu
Trồng và chăm sóc cho các cây bonsai không phải là dễ, bạn cần phải có những hiểu biết về đặc tính của cây và cách chăm sóc chúng. Dưới đây là cách trồng cây đơn giản mà bạn có thể tham khảo:
Bước 1: Chuẩn bị
Chọn loại cây: Với những người mới bắt đầu bạn có thể lựa chọn trồng những loại cây như Ficus, Juniper, Pine, Maple, và Jade hoặc các cây như mai, sanh, si, linh sam, bông trang… là những loại cây dễ trồng, dễ tạo dáng và chịu được nhiều điều kiện thời tiết. Nếu trồng trong nhà: thì nên chọn Sa kê, Bạch tuyết mai, cây Đa, Dành dành,… Ngoài trời thì trồng Bách xù, Phong, Bulô, Bách, Tuyết tùng, Sồi,…
Trồng cây con hoặc cây đã lớn: Bạn có thể mua cây con từ cửa hàng cây cảnh hoặc cây đã lớn và tiến hành cắt tỉa lại để tạo dáng bonsai.
Chọn chậu và đất: Lựa chọn chậu phù hợp với kích thước của cây, cần có lỗ thoát nước để đảm bảo thoát nước tốt. Sử dụng hỗn hợp đất trồng bonsai phù hợp như đất trồng cây cảnh NAMIX, giàu dinh dưỡng, phù hợp cho các loại cây cảnh bạn sẽ trồng.
Bước 2: Cách trồng cây bonsai đơn giản
- Cắt tỉa cây: Khi mua cây về, bạn có thể cắt tỉa các cành, lá, và rễ thừa để tạo dáng cây bonsai theo mong muốn.
- Trồng cây vào chậu: Đặt cây vào chậu, điều chỉnh cho đẹp và bỏ đất vào để ổn định cây. Đảm bảo rằng cây đứng thẳng và vững chãi.
- Tưới nước và chăm sóc: Tưới nước đều đặn để đất luôn ẩm nhưng tránh để bị ngập nước. Bạn có thể thử áp ngón tay vào nền đất trong chậu, nếu tay khô thì khi đó bạn cần tưới nước cho cây.
- Theo dõi thường xuyên: Theo dõi tình trạng sức khỏe của cây, cắt tỉa thường xuyên để duy trì hình dáng bonsai.
- Bón phân: Thực hiện bón phân định kỳ để cung cấp dinh dưỡng cho cây, có thể sử dụng phân bonsai hoặc phân cân đối.
Bước 3: Chăm sóc
- Bảo vệ khỏi thời tiết khắc nghiệt: Đặt cây bonsai ở nơi có ánh nắng phù hợp, đừng quá nắng nóng hay nhiều gió. Nếu để cây thiếu sáng thì lá cây bị nhạt màu, cây cao lêu nghêu và yếu ớt.
- Tạo dáng liên tục: Cần tỉ mỉ tạo dáng và cắt tỉa cây thường xuyên để duy trì hình dáng bonsai theo đúng ý muốn. Điều này đòi hỏi bạn phải bỏ nhiều thời gian và phải kiên nhẫn.
- Học hỏi và nâng cao kỹ năng: Nghệ thuật trồng cây bonsai là một quá trình liên tục học hỏi. Đọc sách, tham gia các lớp học hoặc cộng đồng trực tuyến để nâng cao kiến thức và kỹ năng của bạn.
Lưu ý rằng trồng cây bonsai yêu cầu sự kiên nhẫn và chăm chỉ. Hãy tìm hiểu kỹ về loại cây bạn chọn và cách chăm sóc đặc biệt cho nó để đảm bảo cây luôn khỏe mạnh và đẹp.
Những điều cần lưu ý khi trồng và chăm sóc cây bonsai
Chú ý đến cách chọn chậu cho cây
Đây là điều mà bạn cần thực hiện trước tiên. Một kinh nghiệm là bạn nên trồng ở chậu nhỏ trước vì sẽ giúp định hình bộ rễ dễ dàng hơn và hạn chế việc tách chậu hay thu nhỏ bộ rễ về sau. Theo đó, cây sẽ dựa vào thể tích chậu mà hình thành bộ rễ phù hợp.
Cần dựa vào dáng cây, thế cây và mong muốn tạo kiểu thế nào để lựa chọn chậu phù hợp. Nếu cây thấp, bé thì chậu cạn, nông; còn cây cao, thẳng thì chọn chậu sâu.
Tiến hành thay chậu 2 năm/lần và nên thay vào mùa xuân. Cần cắt bỏ phần rễ dài trước, chừa lại khoảng 1/3 đến 2/3 tính từ đầu rễ rồi mới cho vào chậu mới. Theo đó, chậu mới sẽ có kích thước to hơn chậu, hệ thống thoát nước tốt.
Cách trồng cây bonsai phát triển tốt
Nếu bạn định trồng cây ở thế trực thì trồng thẳng, thế thác đổ thì trồng nằm, thế xiêu thì trồng nghiêng.
Cây bonsai đẹp nhờ bộ rẽ hiện trên mặt chậu nên bạn cần phải khéo léo phủ một lớp đất ẩm lên bộ rễ để đánh lừa bộ rễ. Theo đó, khi cây phát triển tốt thì bạn có thể phủi dần lớp đất, bộ rễ hiện lên rất đẹp.
Trồng trong chậu nhỏ thì đất ít và nhanh khô, bạn cần duy trì độ ẩm ổn định cho cây. Cách thực hiện như sau:
- Vùi chậu bonsai nhỏ vào chậu lớn hơn: Đất ở chậu này đã được ngậm nước trước đó.
- Đặt chậu trong bể nước, khay nước: Mực nước ngang tầm mặt chậu hoặc thấp hơn, đừng để nước tràn vào gây úng cây. Tuy nhiên, cách này chỉ phù hợp với một số cây như: lộc vừng, phi lao (dương), sanh, si, bồ đề,…
Chăm sóc cây đúng cách
Đầu tiên là với việc tưới nước cho cây, bạn cần cẩn thận để tránh làm úng rễ. Hãy tưới đều mặt bằng bình phun nước 2 lần mỗi ngày (sáng từ 7 – 9 giờ, chiều tối từ 5 – 7 giờ). Tuy nhiên cần hạn chế tưới quá nhiều nước.
Bón phân cho cây thì bạn có thể dùng thanh que nhỏ dùi viên phân vào gốc gần chậu rồi vùi đất lên. Bạn có thể sử dụng phân bón hữu cơ bán sẵn, chu kỳ bón cách nhau từ 10 đến 14 ngày.
Khi cắt tỉa cho cây thì cần sử dụng dụng cụ thật sắc bén. Thực hiện khéo léo, tránh làm rễ bứng gốc, các cành cây xiên đổ, lá cũng dễ rụng hơn.
Tạo hình cây bonsai theo 3 nguyên tắc cân bằng: Toàn diện, cấu trúc và hài hòa. Các chi tiết từ tán cây, tầm cao, thảm đất, tiểu cảnh cho đến rễ (gốc) – thân – ngọn đều phải hài hoà. Dùng dây kẽm để uốn, nên uốn khi cành còn nhỏ cỡ ngón tay út, để tránh làm gãy cành.
Phòng ngừa bệnh cho cây bonsai phát triển
Cây bonsai khi trồng và chăm sóc sẽ dễ bị tấn công bởi những loại côn trùng như: rệp vừng, sâu bướm, kiến, nhện đỏ,… Bạn cần phun thuốc loại trừ sâu bệnh khi phát hiện những dấu hiệu lạ của cây.
Nếu cây bị dư kali thì lá sẽ xuất hiện một đám gỉ màu cam hay màu nâu xuất hiện trên lá. Còn nếu thiếu sắt thì lá chuyển sang vàng, gân lá vẫn xanh.
Tìm hiểu thêm: https://namix.vn/trong-hoa-muoi-gio-bonsai/
Trên đây là cách trồng cây bonsai và những điều lưu ý khi trồng để cây được phát triển theo đúng ý muốn. Hy vọng rằng qua bài viết này, ai cũng có thể tự tạo thế bonsai cho cây trồng trong nhà của mình. Một điều cần lưu ý là hãy lựa chọn loại đất phù hợp để cây phát triển và sinh trưởng tốt nhất nhé.