Cỏ ngọt (stevia) là một loại cây dược liệu rất hữu ích trong các thực đơn giảm cân, thực đơn dành cho người bệnh tiểu đường. Nếu bạn rất thích ăn các đồ ngọt, nhưng ngại đường thì có thể thay thế đường mía bằng đường cỏ ngọt này. Hãy cùng Namix tìm hiểu về công dụng và cách trồng cỏ ngọt tại nhà nhé!

Đôi nét về cỏ ngọt Stevia

Cây cỏ ngọt còn có tên gọi khác là cỏ stevia, cúc ngọt, có nguồn gốc từ châu Mỹ. Cỏ ngọt là cây thân thảo cao từ 50 – 80cm, thân nhiều lông mịn. Lá màu xanh lục, có hình răng cưa, nhọn ở đầu lá, mọc đối nhau. Hoa mọc màu trắng, mọc đầu ngọn.

Xem thêm: Cách trồng cà chua bi cherry đỏ

Công dụng của cây cỏ ngọt

Cách trồng cỏ ngọt

Cỏ ngọt có độ ngọt cao gấp 200 – 300 lần đường mía. Tuy nhiên, cỏ ngọt có vị ngọt thanh và hoàn toàn không mang năng lượng. Cho nên cỏ ngọt được sử dụng như một vị trà có tác dụng điều vị, lợi tiểu, hỗ trợ điều trị các bệnh như:

  • Ổn định đường huyết
  • Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
  • Giúp ổn định huyết áp, hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp
  • Chống béo phì và giảm cân
  • Giúp tiêu hóa tốt, phòng chống rối loạn dạ dày
  • Tăng cường sức khỏe và làm đẹp da

Cách trồng cỏ ngọt tại nhà

Thời điểm trồng cỏ ngọt

Ở Việt Nam, cỏ ngọt được trồng quanh năm nhưng cho thu hoạch với năng suất cao nhất tầm tháng 4 – tháng 11. Thời gian trồng thích hợp nhất là tháng 3 đến tháng 9.

Chuẩn bị nguyên vật liệu trồng cây

  • Khay, chậu hoặc thùng xốp có chiều sâu tối thiểu 20 cm.
  • Cây giống cỏ ngọt, hom giống hoặc hạt
  • Đất trồng cây đa dụng

Cách trồng cỏ ngọt

Cách trồng cỏ ngọt bằng hạt

Bạn chọn mua hạt giống từ những nơi uy tín. Ngâm hạt trong nước ấm 2 sôi 3 lạnh (tầm 54oC) trong 1 – 1,5 giờ, vớt ra để ráo. Chuẩn bị một khay đất tơi xốp, thoát nước tốt để gieo hạt. Hoặc bạn gieo ở một khoảng đất trồng ngoài vườn. Lưu ý đất đã được xới xáo và xử lý mầm bệnh.

Tiếp đến là bạn gieo giống đã xử lý. Hạt cỏ ngọt nhỏ nên để gieo hạt đều, không bị dày bạn nên trộn hạt giống kèm với cát. Sau khi gieo để 1 tấn vải màn thưa lên mặt đất rồi tưới cho đủ ẩm. Hoặc bạn phủ một lớp giá thể đá Vermiculite để giữ ẩm. Lượng hạt giống gieo là 0,5 g/m2. Nhiệt độ thích hợp cho quá trình nảy mầm là 20 – 25oC.

Sau 8 – 10 ngày, hạt bắt đầu nảy mầm. Trong thời gian này, cây con còn nhỏ, yếu nên tránh nắng gắt buổi trưa. Nếu khu vực ươm nhiều nắng, bạn cần làm giàn che cho cây con. Khi cây con có từ 4 – 5 lá, tốt nhất là 6 – 7 lá thì xuất vườn và trồng vào chậu được rồi.

Cách trồng cỏ ngọt bằng cây giống, hom giống

Chọn cành ở cây mẹ khỏe có 4 – 6 tháng tuổi, dài 3 – 4cm, có từ 2 – 3 đốt. Xử lý chất kích thích NAA mùa hè từ 30 – 50ppm, mùa đông từ 150 – 200ppm cho ra rễ giâm vào trong khay có cát sạch. Nếu không có cát, bạn có thể sử dụng đá Vermiculite – một loại giá thể chuyên dùng để ươm hạt, giâm cành. Hằng ngày tưới nước giữ ẩm 80 – 85%. Sau khi giâm 5 – 10 ngày thì cành giâm ra rễ.

Nhiệt độ thích hợp cho cành giâm ra rễ là 25 – 30%, độ ẩm không khí 80 – 85%, ánh sáng khoảng 2.000 lux. Khi cây con đủ tuổi thì bứng ra trồng, không nên trồng sâu vì dễ bị thối cổ rễ, cũng không nên trồng quá nông cây sẽ bị đổ. Sau khi trồng 3 ngày cần tưới đủ ẩm mỗi ngày 2 lần. Sau 1 tuần cây đã hồi xanh thì tiến hành bấm ngọn. Cây cỏ ngọt trồng chậu thì cần đất tơi xốp, thoát nước tốt và giàu dinh dưỡng. Bạn sử dụng đất trồng rau và hoa Namix để trồng cây được tốt hơn, tiết kiệm thời gian, công chăm sóc.

đất trồng rau dinh dưỡng Namix

Namix phát triển riêng bộ công thức NAMIX – MINERAL cho từng nhóm cây, các nguyên liệu hữu cơ (xử lý qua nhiều tháng), phối hợp cùng giá thể đá khoáng Perlite không bị phân hủy, giúp đất tơi xốp thoáng khí, ẩm nhưng không ướt, kéo dài trong suốt quá trình sinh trưởng của cây. Tạo điều kiện tốt nhất cho bộ rễ cây phát triển, từ đó cung cấp nước, chất dinh dưỡng nuôi cây, giúp cây phát triển mạnh.

Cách chăm sóc cỏ ngọt

Sau khi trồng cỏ ngọt 10 ngày, tiến hành bón thúc phân cho cây phát triển. Bộ phận thu hoạch của cỏ ngọt là thân và lá, nên nhu cầu đạm sẽ cao hơn lân và kali. Trồng tại nhà bạn có thể sử dụng các loại phân hữu cơ giàu đạm như: phân cá, đậu tương, phân trùn quế… Bạn bón định kỳ 7 – 10 ngày / lần cho cây phát triển tốt.

Xem thêm: Cách ủ bã đậu nành làm phân bón cho cây

Tưới nước mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều mát trước khi mặt trời mọc. Tránh tưới quá nhiều nước làm cây bị úng, nhất là trong thời gian thu hoạch sẽ độ ngọt giảm.

Chăm sóc sau thu hoạch

Ngay sau khi thu hoạch cần phun thuốc trừ nấm ngay vì nếu không nấm sẽ tấn công vào cây qua những vết cắt mà khi thu hoạch ta để lại, vì vậy phun thuốc nấm sẽ giúp tăng khả năng đề kháng của cây được tăng cường cây khỏe mạnh không bị chết.

Sau khi thu hoạch cần làm cỏ tưới nước, sau làm cỏ bón phân với lượng như phân bón thúc đầu tiên và bón sau khi thu hoạch 3 – 5 ngày. Khi bón phân ta có thể hòa vào nước tưới hoặc rắc đều lên mặt luống rồi tưới nước ẩm cho đất.

Cách thu hoạch cỏ ngọt

Thu hoạch cỏ ngọt
Thu hoạch khi cây vừa có nụ

Cỏ ngọt sau khi trồng được 25 – 30 ngày thì bắt đầu thu hoạch được và cho thu hoạch 8 – 10 lần / năm. Cây cỏ ngọt đạt chất lượng cao nhất khi vừa có nụ hoa. Lúc này thu hoạch sẽ cho độ ngọt cao nhất. Bạn dùng dao, kéo bén để cắt cành, hái lá cỏ ngọt. Khi cắt, thu hoạch cành thân còn xanh, chừa lại phần cành đã hóa gỗ và không thu hoạch các lá gần gốc.

Sau khi thu hoặc xong bạn rửa để ráo. Sau đó phơi hoặc sấy để bảo quản được lâu hơn. Làm trà cỏ ngọt có thể tách lá riêng, thân riêng hoặc cắt khúc lá và thân thành từng đoạn nhỏ. Nhưng tách riêng lá và thân sẽ dễ phơi và sấy hơn.

Một số lưu ý khi bấm ngọn tạo tán cho cây

1. Dùng kéo đã khử trùng để bấm ngọn.

2. Ngay khi cây đã bén rễ, hồi xanh, và có hiện tượng bấm các nách mầm mới.

3. Bấm ngọn đúng cách không tạo vết thương cơ giới, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cỏ ngọt.

4. Phun thuốc nấm ngay khi bấm ngọn, để tránh việc các vi sinh vật có hại xâm nhập thông qua các vết thương cơ giới.

Cách pha trà cỏ ngọt

Cỏ ngọt uống tươi vẫn được các bạn nhé. Mình chỉ cần hái 2 – 3 lá rồi cho nước tầm 300 ml nước nóng. Sau 5 phút là có ngay ly trà thơm ngon ngọt thanh. Tùy khẩu vị của mỗi người mà mình tăng giảm số lượng. Đối với cỏ ngọt đã sấy khô bạn cũng làm tương tự.

Cách pha trà cỏ ngọt

Ngoài làm trà, bạn dùng cỏ ngọt  làm gia vị cho món ăn. Đặc biệt là tạo độ ngọt tự nhiên cho các loại nước uống, chè.

Trên đây là cách trồng cỏ ngọt tại nhà. Hy vọng với bài viết này sẽ giúp bạn làm vườn dễ hơn và có thêm những cây trồng mới trong khu vườn của mình.

Leave A Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tìm hiểu thêm

Bài Viết Liên Quan

Call Now Button