Cách trồng đu đủ cho quả có hương vị thơm ngon quanh năm được nhiều người yêu thích. Quả với vị ngọt tự nhiên thanh mát lại tốt cho sức khỏe. Nếu bạn muốn trồng đu đủ trong chậu để cây có trái ăn quanh năm thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé.

Cây đu đủ và đặc điểm nổi bật

cay du du
Cây ăn trái, giàu dinh dưỡng, được trồng nhiều hiện nay

Đu đủ là loại cây ăn trái nhiệt đới, là cây lâu năm. Cây có thể trổ hoa và đậu trái quanh năm. Cây thuộc thân thảo lớn, với một thân duy nhất thẳng đứng, ít khi phân nhánh.

  • Cây có thể cao từ 5-10m, lá ở ngọn. Lá to, hình chân vịt, mọc so le, đường kính 50–70 cm. Mỗi phiến lá chia làm 8-9 thuỳ, mỗi thuỳ bị khía thêm.
  • Hoa màu vàng nhạt, trắng hay xanh, mọc thành chùm xim ở nách những lá già. Đài hoa nhỏ, vành to có 5 cánh, hoa lưỡng tính.
  • Cụm hoa có cuống, hoa rất dài, một cụm chỉ gồm 2-3 hoa. Quả to tròn, mọng to, thịt quả dày. Quả sống màu xanh, khi chín da đổi màu vàng đến cam, thịt mềm.
  • Trong ruột có nhiều hạt đen được bao bọc một lớp màu vàng cam.

Cách trồng cây đu đủ trong chậu cho quả quanh năm

trong cay du du
Bạn có thể trồng bằng hạt giống hay cây con đều được

Bạn cần chuẩn bị vật dụng cần có như: Chậu sứ, thùng xốp, đất trồng, giống,… Cần chọn chậu có lỗ thoát nước, để đảm bảo cây có thể thoát nước tốt. Một số loại đu đủ có thể trồng là: 

  • Giống Hong Kong da bông: Cho năng suất cao, trái nặng, vỏ dày, chống chịu bệnh hại tốt. Thịt trái có màu vàng, hàm lượng đường từ 9 -10%.
  • Đài Loan tím: Năng suất rất cao, trái nhiều, thịt trái có màu đỏ tím, hàm lượng đường từ 10 -11%. 
  • Giống EKSOTIKA: Ngon, thịt trái màu đỏ tía, hàm lượng đường 13 – 14%.
  • Giống Sola: Có đặc điểm gần giống như EKSOTIKA nhưng thơm ngon hơn, hàm lượng đường 15 – 17%.
  • Giống Hồng Phi 786: Cây phát triển rất khỏe, có trái sớm, tỷ lệ đậu trái cao, thịt dày màu đỏ tươi, hàm lượng đường 13-14%.

Trồng đu đủ đạt năng suất cao, trái đẹp, hạn chế sâu bệnh thì bạn cần chú ý những điều sau:

Chọn hạt giống

lua chon hat giong
Lựa chọn hạt giống chắc, khoẻ, mua ở nơi uy tín

Bạn nên chọn giống đu đủ lai F1, là cây lùn, lóng đốt ngắn, giống khỏe. Cây có khả năng chống chịu tốt, sai hoa, nhiều quả, chất lượng tốt và có nguồn từ Đài Loan hoặc Thái Lan.

Bạn cần chọn quả chín, cắt bỏ phần đầu và phần cuống quả. Lấy hạt ở phần giữa quả, cho vào nước. Chọn hạt đen và chìm, rửa sạch màn nhớt bọc ngoài hạt và đem hong khô.

Nếu mua cây giống gieo ươm trong bầu sẵn thì nên chọn cây giống to mập, khỏe, sạch bệnh.

Đất trồng

lua chon dat huu co
Lựa chọn đất hữu cơ sạch, giàu dinh dưỡng

Cây không chịu phèn, rễ mọc cạn và chịu úng kém nên bạn cần chọn đất tơi xốp, thoát nước tốt. Bạn có thể tham khảo và lựa chọn đất trồng cây cảnh NAMIX để trồng các loại ăn quả, trong đó có cây đu đủ. 

Đất được phối trộn với tỷ lệ phù hợp để trồng các loại cây ăn trái. Ngoài ra có bổ sung đất thịt đã qua xử lý giúp đất ít bị hao mòn, cây đứng vững hơn.

Đất sạch, được xử lý bài bản nên bạn có thể yên tâm khi trồng các loại cây ăn trái. Đồng thời an toàn cho người sử dụng và bảo vệ môi trường.

Kỹ thuật trồng cây đu đủ đúng cách

cach trong du du
Cách trồng đu đủ tại nhà không có và không tốn quá nhiều thời gian

Ngâm hạt trong nước khoảng 5 giờ ở nhiệt độ 40 độ C. Ủ hạt trong 4-5 ngày đến khi hạt nảy mầm đều thì ta có thể tiến hành gieo hạt.

  • Gieo 2 – 3 hạt trong bầu nhỏ, sau 10 – 15 ngày đu đủ sẽ nảy mầm.
  • Cây ra từ 4 – 5 cặp lá và có chiều cao khoảng 10 – 15cm thì đem trồng vào chậu. 
  • Đặt cây giống nằm ngang trên mặt đất, vun đất quanh bầu và nén chặt gốc. Tưới nước để giữ ẩm cho cây phát triển.
  • Dùng que cắm để nâng ngọn cây cho ngóc lên để thân gốc nghiêng một góc 45 độ.

Cách chăm sóc cây đu đủ ra quả nhanh

cham soc cay
Chăm sóc cây đu đủ đúng cách để cây khoẻ, ra nhiều trái

Cây đu đủ phát triển tốt trong điều kiện khí hậu ấm và ẩm. Khi nhiệt độ vượt quá cao hoặc quá thấp hoặc ẩm độ cao, lượng mưa nhiều thì cây sinh trưởng kém, ít đậu trái, hoặc chết. Ngoài ra, còn cần chú ý:

  • Bón phân: Sau khi cây đã trồng được 15 ngày, bón thêm phân hữu cơ, phân bò, phân trùn quế… Và cứ 15 ngày ta tiến hành bón đợt tiếp theo
  • Làm cỏ: Để tránh cạnh tranh dinh dưỡng và loại bỏ nơi trú ẩn của sâu bệnh. 
  • Ủ gốc: Dùng rơm hoặc cỏ khô phủ quanh gốc để giữ độ ẩm và giữ nhiệt độ thích hợp cho cây.
  • Thời điểm trồng thích hợp: Bạn nên trồng đu đủ vào mùa mưa (tháng 7 – tháng 8).

Tưới nước

Cây cần nhiều nước nhưng rất sợ úng. Do đó cần cung cấp đầy đủ nước cho cây vào mùa nắng và thoát nước tốt vào mùa mưa.

Bạn cần tưới nước để giữ ẩm cho cây ngày 1 – 2 lần. Ngoài ta, có thể dùng rơm hoặc rạ để che phủ mặt chậu để giữ ẩm cây, hạn chế bốc thoát hơi nước.

Nếu thiếu nước, hoa sẽ ít đậu trái và trái non sẽ rụng nhiều. Nếu nhiều nước thì rễ, lá bị hư hại nhiều, cây phát triển chậm, yếu.

Thu hoạch

thu hoach qua
Khi thấy quả chuyển sang màu vàng thì quả chín và có thể thu hoạch

Đu đủ sau khi trồng được 9 tháng thì có thể thu hoạch được, thu hoạch quanh năm. Khi quả đu đủ đạt được kích thước tối đa và chín thì có thể thu hoạch tùy theo nhu cầu.

Nếu vỏ trái bóng lên, hơi ửng vàng ở chóp trái, nhựa mủ trong cây chảy ra hơi trong. Hoặc khi quả xuất hiện các vết đốm hoặc sọc vàng nhạt chất lượng sẽ ngon nhất. Không nên thu quá sớm quả ăn sẽ nhạt.

Cần chú ý thu trái lúc trời nắng ráo, vì vỏ trái thường mềm dễ bị xây xát. 

Phòng trừ bệnh trong cách trồng đu đủ

sau benh hai cay
Cần theo dõi và phát hiện kịp thời sâu, côn trùng hại cây

Cây thường gặp một số sâu bệnh hại như rệp sáp, bọ nhảy, nhện đỏ. Ngoài ra bạn cần luân canh triệt để với cây trồng khác để phòng tránh bệnh.

Sâu và côn trùng gây hại

  • Rệp sáp: Xuất hiện trên cành, lá và quả đu đủ. Chúng hút chất dinh dưỡng , làm lá và cành cây yếu đi và rụng. 
  • Rệp dính: Hình dẹt, màu nâu hoặc đen, bám vào lá và cành. Chúng làm suy nhược và chết cành, lá và quả bị dính lại với nhau hoặc vật khác.
  • Sâu cắn: Chúng ăn quả đu đủ, làm nứt vỏ quả và giảm giá trị thương phẩm.
  • Sâu đục thân: Chúng xâm nhập vào cây qua lỗ nhỏ hoặc vết thương trên thân cây, làm suy nhược và chết cây. 
  • Sâu vòi rồng: Chúng đâm vào quả, đẻ trứng và ăn thịt quả. 
  • Nhện đỏ: Hút chất dinh dưỡng từ lá cây, khiến cho lá cây bị khô và rụng mất màu. Từ đó, nhện đỏ làm suy nhược cho cây, giảm năng suất.

Một số bệnh hại

benh hai du du
Có nhiều cách để phòng trừ các bênh hại cho đu đủ
  • Bệnh thán thư: Bệnh gây ra những vết nhỏ màu nâu trên lá, sau đó phát triển thành các đốm lớn màu đen, chúng lan rộng trên lá, gây khô héo và rụng lá. Nếu bệnh thán thư ở quả sẽ khiến quả thối rữa.
  • Bệnh nứt quả: Do đột ngột trong lượng nước cung cấp cho cây. Khi cây đu đủ bị thiếu nước rồi đột ngột nhận nước thì quả có thể bị nứt nẻ. 
  • Bệnh thối quả: Quả bị nhiễm trùng có vết thâm đen hoặc nâu trên bề mặt, có mùi hôi. Thường xuất hiện và phát triển trong điều kiện ấm áp và ẩm ướt.
  • Đu đủ bị xoắn lá: Cây bị nhiễm virus, lá xoắn và biến dạng, ảnh hưởng đến năng suất.
  • Bệnh lá đu đủ cháy: Ban đầu là những vết nâu nhỏ, sau đó lan rộng và khiến lá khô cằn, mất sức sống. 
  • Bệnh thối gốc: Vùng gốc bị thối đen, xuất hiện nấm mốc tại vùng gần mặt đất gần gốc cây.
  • Bệnh đốm vòng: Xuất hiện các vết đốm nhỏ màu vàng hoặc nâu có hình dạng tròn, chúng sẽ lan rộng dần và gây hư hỏng lá.

Trên đây là cách cây đu đủ trong chậu ngay tại nhà mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng bạn sẽ trồng được những chậu cây đu đủ phát triển tốt, cho hoa và quả nhiều cho cả gia đình cùng ăn uống. Trồng cây ăn trái bằng đất NAMIX để đảm bảo cây phát triển tốt, ra nhiều quả và ngon.

TÁC GIẢ

Picture of CTV

CTV

Tìm hiểu thêm

Bài Viết Liên Quan

thanks

Xin cảm ơn!

Chúng tôi đã nhận được thông tin và sẽ sớm liên hệ tư vấn chi tiết cho bạn. Vui lòng để ý điện thoại để nhận được cuộc gọi từ NAMIX.

Call Now Button