Biện pháp phòng trừ bệnh thán thư được nhiều người quan tâm vì đây là một trong những loại bệnh thực vật gây hại nặng, có thể khiến cây chết hay không đạt năng suất. Bệnh thán thư do nấm gây ra và gây hại cho nhiều loại cây trồng. Vậy làm sao để phòng trừ và trị bệnh hại này, cùng NAMIX tìm hiểu ngay nhé.

Bệnh thán thư là bệnh gì? Tác hại là gì?

nam gay benh cay trong
Bệnh thán thư là bệnh hại nghiêm trọng, xuất hiện ở nhiều cây trồng

Bệnh do nấm Colletotrichum spp gây ra, gây hại chủ yếu ở các phần non như chồi, lá, cành non, hoa, quả.

Chúng xuất hiện nhiều khi có độ ẩm cao, sương mù nhiều. Đặc biệt, là giai đoạn cây ra lộc, ra nụ hoa – quả non. Hoặc do vườn ít được chăm sóc, bón phân không cân đối, không tỉa cành, thiếu ánh nắng, nhiều bọ xít,…

Triệu chứng bệnh thán thư như thế nào?

Bào tử nấm bệnh sẽ phát tán nhờ gió, côn trùng và nước tưới. Chúng có thể nảy mầm trong nước sau 4 giờ, nhiệt độ thích hợp nhất là 28 – 30 độ C.

Lúc đầu vết bệnh nhỏ, màu nâu, hơi tròn, về sau ở giữa có màu nâu xám nhạt xung quanh viền nâu thẫm. Vết bệnh ở cành và quả màu nâu, hình hơi tròn, lõm vào trong vỏ.

Những vết bệnh là những đốm nhỏ, hơi lõm và hơi ướt. Rồi sau đó lớn dầu có hình tròn hoặc bầu dục dài, thường có kích thước từ 0,6-1,2cm. 

Trên thân vết bệnh có hình thoi, hơi lõm, có đường màu đen chạy dọc theo vết bệnh và có những chấm đen nhỏ. Còn chồi ngọn bị hại có màu nâu đen. 

Tác hại

bien phap phong tru benh than thu
Bệnh gây hại trên tất cả các bộ phận của cây, ảnh hưởng nghiêm trọng

Nếu có cây bị mắc bệnh thì có thể lây lan 70 – 80% vườn nếu không xử lý kịp thời.

Bệnh có thể làm khô cành, lá rụng, quả rụng và thối, khiến cây mất thẩm mỹ, giảm năng suất.  

Bệnh phát triển mạnh có thể khiến cây chết dần hoặc còi cọc, chậm phát triển. Với những cây thu hoạch quả thì số lượng quả thường ít, chất lượng quả kém.

Biện pháp phòng trừ bệnh thán thư siêu hiệu quả

Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa, gây hại nặng nề với cây trồng và có thể khiến cây chết. Vì vậy để chăm cây khỏe mạnh, bạn cần có biện pháp phòng trừ bệnh thán thư và kiểm soát tốt bệnh hại này. Sau đây là cách phòng trừ bệnh thán thư trên các loại cây trồng mà bạn có thể tham khảo.

Biện pháp phòng trừ bệnh thán thư trên ớt

benh than thu tren cay ot
Chúng khiến ớt thối hàng loạt, giảm năng suất

Ở cây ớt, bệnh phát triển mạnh vào tháng 5 – 9, khi cây ớt đang ở thời kỳ thu hoạch quả. Đặc biệt nếu cây bị thiếu dinh dưỡng, trũng thấp, thoát nước kém, bón đạm nhiều sẽ khiến bệnh phát sinh và phát triển mạnh mẽ.

Chúng gây hại trên tất cả các bộ phận của cây ớt: thân, lá, quả và hạt. Đặc biệt là vào giai đoạn quả già chín. Các vết bệnh sẽ khiến quả bị thối, vỏ khô lại có màu trắng vàng. Một số biện pháp ngăn ngừa bệnh thán thư trên cây ớt:

  • Sử dụng hạt giống sạch bệnh, có tính chống chịu với bệnh thán thư về trồng.
  • Có thể ngâm hạt giống bằng thuốc trừ nấm bệnh như Virovral, Metalaxyl, KMnO4 (0,1%), nước nóng 52 độ C.
  • Thường xuyên vệ sinh chậu, vườn, loại bỏ các tàn dư thực vật và tiêu hủy để hạn chế lây lan.
  • Không nên trồng ớt quá dày, làm cỏ thường xuyên.
  • Luống phải cao, tưới vừa đủ nước và chậu thoát nước tốt.
  • Bón phân cân đối NPK, không bón nhiều phân đạm (N) cao. Tăng cường bón phân hữu cơ với chế phẩm sinh học Trichoderma giúp cây ớt tăng sức đề kháng, tăng khả năng đậu quả, hạn chế rụng hoa và quả.
  • Luân canh với các cây khác họ cà, ớt. Tránh trồng vào mùa mưa. 

Bệnh thán thư trên xoài 

benh tren cay xoai
Cần theo dõi cây, thực hiện các biện pháp phòng trừ bệnh

Trong điều kiện mưa dầm bệnh trên cây xoài sẽ phát triển nhanh hơn, thường gây hại cho lá, cành non, phát hoa và trái.

  • Lá non là lúc lá mẫn cảm nhất với bệnh, chúng xuất hiện các đốm nhỏ, sau đó lớn dần. Trên lá già, vết bệnh khô và rách ngay giữa, nếu nhiễm nặng sẽ gây rụng.
  • Trên cành non, xuất hiện các đốm bệnh không đều, nếu nhiễm nặng, gây chết đọt. Bệnh thán thư lây nhiễm trên mầm, cuống và cả phát hoa làm khô đen và rụng.
  • Trên trái, lúc đầu xuất hiện các đốm tròn, đen, lõm, nặng là hư quả.

Biện pháp phòng trừ

  • Thu gom và tiêu hủy lá khô, cành khô, trái rụng và dọn sạch cỏ dại mọc dưới tán cây.
  • Cắt tỉa cành sâu bệnh và ít cành để cây thông thoáng, để ánh nắng chiếu vào dễ dàng, giúp giảm ẩm độ.
  • Sau khi xử lý ra hoa 45 – 50 hay khi trái to cỡ quả trứng, bao trái lại và ngừa côn trùng gây hại khác.
  • Tăng cường bón phân hữu cơ, còn nếu nặng thì áp dụng các biện pháp hoá học.

Biện pháp phòng trừ bệnh thán thư trên lan

bien phap phong tru benh than thu tren lan
Cần đặt lan ở nơi thoáng mát và phát hiện bệnh kịp thời

Bệnh càng phát triển khi nơi trồng lan có ánh sáng thấp, độ ẩm cao hay cây lan bị thiếu dinh dưỡng.

Khi lá bị bệnh sẽ xuất hiện những vết bệnh, chứa nước, kích thước nhỏ. Sau đó lan ra, chuyển vàng, rồi thành màu nâu to, bị nhũn, có mùi hôi. Nếu ở trên hoa thì xuất hiện những mụn nước chảy ra, màu đen hoặc nâu dưới các cánh hoa.

Nếu phát hiện ra chậu lan bị bệnh thì cần sớm tách riêng ra để tránh lây lan sang sang cây khác. Ngoài ra bạn cần treo chậu ở những nơi thoáng mát, khô và tránh mưa.

Không tưới nước quá muộn và quá đẫm, tạo điều kiện để bệnh thán thư trên lan phát triển. Không sử dụng hệ thống tưới phun mưa hoặc tưới bằng doa sen khi vườn có cây bị bệnh.

Điều trị bệnh thán thư ở cây trồng

bien phap phong tru benh than thu
Có nhiều cách để điều trị bệnh thán thư cho cây trồng

Nếu cây bạn bị nhiễm bệnh thì cần điều trị kịp thời để tránh lây lan ra cả cây và những cây khác. Cụ thể như sau:

  • Sử dụng các loại dầu neem: Cách này giúp ngăn ngừa bệnh nấm phát triển trên bề mặt lá hoặc thân. Ngoài ra còn làm giảm số lượng rệp và các loài gây hại khác.
  • Thuốc trừ nấm bệnh: Bạn có thể sử dụng thuốc trừ nấm bệnh từ dinh dưỡng nano lưu huỳnh, dùng làm bụi lá khô, hoặc có thể được trộn với nước và phun lên cây.
  • Vệ sinh sân vườn thường xuyên: Đảm bảo không còn một bào tử nào có thể đã phát triển.
  • Cắt tỉa: Loại bỏ những cành bị nhiễm bệnh, đặc biệt là vào những tháng mùa xuân và mùa thu khi mưa nhỏ, dễ tạo điều kiện hoàn hảo cho nấm phát triển.
  • Tưới nước: Không phun trực tiếp vào cây hoặc làm đất văng ngược lên cây.
  • Bón phân: Cây càng khỏe mạnh thì càng có nhiều khả năng chống bệnh thán thư. 

Trên đây là các biện pháp phòng trừ bệnh thán thư mà bạn có thể tham khảo. Đây đều là những phương pháp đơn giản, hiệu quả, ít tốn chi phí lại không gây ảnh hưởng cho môi trường. Theo đó, khi trồng cây, bạn nên lựa chọn giống trồng tốt và đất sạch để hạn chế cây bị nhiễm bệnh. Hãy trồng cây với đất NAMIX, vừa năng suất, vừa chất lượng, vừa đảm bảo sạch bệnh cho cây trồng. 

Tìm hiểu thêm

Bài Viết Liên Quan

Call Now Button