Gừng là loại cây dược liệu có nhiều công dụng, là gia vị được sử dụng nhiều trong các món ăn, uống. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể trồng được củ gừng to, xanh tốt. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cách trồng gừng đơn giản để bạn có thể tự tin trồng và chăm sóc cây gừng tại nhà, từ việc chuẩn bị đất đến quy trình chăm sóc hàng ngày.

Gừng – Đặc điểm nổi bật và tác dụng của củ

gung
Gừng là một loại thực phẩm quen thuộc với mọi người

Gừng là một cây gia vị được dùng nhiều trong chế biến đồ ăn, đồ uống, vị thuốc và có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Với vị cay nồng, đậm vị, chứa nhiều dưỡng chất tốt và có tác dụng chữa bệnh. 

Tên khoa học là Zingiber officinale, có thân rễ mập, mọng thịt, phân nhiều nhánh. Lớp vỏ màu nâu bên ngoài và phần ruột màu vàng nhạt với mùi thơm nồng, hấp dẫn.

Chồi lá phía trên chỉ là thân giả, cao khoảng 50cm – 125cm, hình thành từ một loạt các bẹ lá quấn chặt vào nhau, phiến lá hình mác dài khoảng 15cm – 30cm.

Hoa thường mọc từ thân rễ, mọc thành cụm, cuống hoa cao 15cm – 30cm. Hoa thường nở vào tháng 10, tuy nhiên, các cụm hoa hiếm khi xuất hiện.

Tác dụng của củ gừng tươi

loi ich cua gung
Ăn gừng giúp cơ thể khỏe mạnh, chống lại những vi khuẩn gây bệnh

Trong gừng có các hợp chất phenol không bay hơi như gingerol, gingeridion và shogaol. Một chất chống oxy hóa cực mạnh, giúp xóa sẹo, tàn nhang và nám trên da cực hiệu quả. 

Củ có độ cay nhẹ, ấm, hương thơm nồng giúp gia tăng sức hấp dẫn cho nhiều món ăn. Ngoài ra, trong củ gừng có khoảng 400 chất khác nhau. Có cả tinh dầu, nhiều chất khoáng như kali, canxi, sắt, kẽm, chất béo, các vitamin B1, B2, B6, C,…

Trong đông y, nhờ vị cay, tính ấm nên có tác dụng chữa cảm lạnh, sốt rất hiệu quả. Đặc biệt là khi pha gừng với nước ấm giúp đẩy nhanh quá trình tiết mồ hôi, hỗ trợ tuần hoàn máu, làm ấm cơ thể.

Tính cay nóng của gừng còn giúp điều trị ợ hơi, ợ chua, hỗ trợ tiêu hóa và các vấn đề đường ruột khác. Từ đó, giúp kích thích quá trình hấp thu dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng và sức khỏe cho mọi người. 

Trị bệnh đông máu, có khả năng ngăn chặn sự hình thành cục máu đông để ngăn ngừa chứng đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim.

Trồng gừng vào tháng mấy là thích hợp?

Thường thì ở miền nam, vụ chính là vào mùa mưa, từ tháng 4 – 5 hàng năm. Còn trong miền bắc thì nên trồng là vào mùa xuân khoảng tháng 1 – 2 vì có mưa phùn và ẩm độ khá cao.

Tuy nhiên, bạn có thể trồng cây quanh năm, chỉ cần đảm bảo cây chăm sóc tốt thì cây sẽ phát triển và ra củ to.

Cách trồng gừng trong chậu cho năng suất cao

Chuẩn bị đất và chậu trồng

trong gung voi dat namix
Lựa chọn đất trồng và chậu phù hợp để cây phát triển tốt nhất

Chậu: Sử dụng chậu sành hoặc chậu nhựa, chiều rộng chậu khoảng 30 đến 35cm, chiều cao từ 35 – 40cm. Nếu không trồng trong chậu, bạn có thể thay thế bằng bao tải, cách trồng này cũng có lợi cho sự phát triển của cây.

Đất trồng: Lựa chọn đất trồng tơi xốp, dễ thoát nước. Bạn có thể mua đất trồng được trộn sẵn tại các cửa hàng để thuận tiện trong việc trồng trọt. Trong đó, đất đa dụng NAMIX là một loại đất tốt, giàu dinh dưỡng và cực kỳ phù hợp để trồng gừng.

Chọn giống gừng

lua chon giong gung
Lựa chọn giống gừng dễ trồng, củ to, khoẻ mạnh

Chọn giống gừng có nguồn gốc tin cậy, nếu có thể, hãy chọn gừng hữu cơ hoặc từ những nguồn cung cấp uy tín. Chọn củ gừng đã già, vỏ nguyên vẹn, thân chính của nhánh gừng, không bị héo, không bị nhiễm bệnh, mốc.

Nên chọn cây có củ nhỏ như gừng sẻ, gừng dé, như vậy gừng sẽ cay và thơm hơn. Khi lớn, cây sẽ không quá cao, hạn chế gãy lá. Chọn những củ thân dày, trơn nhẵn, không bị khô héo và bỏ đi phần gốc.

Chuẩn bị một thau nước, ngâm củ gừng trong một đêm, dùng dao cắt gừng thành nhiều phần, mỗi phần khoảng 40 đến 60g. Không được cắt trúng mắt gừng và bỏ những phần không có mầm.

Cách trồng gừng

cach trong gung
Cách trồng gừng đơn giản tại nhà, cho bạn năng suất cao

Trước khi trồng gừng, bạn cần ủ gừng, sau đó vớt ra và dùng tay tách hoặc dùng dao cắt hom, mỗi hom ít nhất 3 – 4 mắt. Sau đó bạn chấm vào tro bếp hoặc nhúng qua dung dịch pha thuốc trừ nấm như Aliette, Antracol… Sau đó, để hom khoảng 4 – 6 tiếng.

  • Cho đất trồng NAMIX đã chuẩn bị sẵn vào chậu, chỉ cho khoảng nửa chậu đất. Ấn nhẹ để nén đất xuống rồi cho 2 đoạn gừng giống vào.
  • Vùi gừng xuống cách bề mặt đất từ 2,5 đến 3cm và tưới nước 2 đến 3 lần mỗi ngày. Tưới với lượng vừa phải, không nên tưới quá nhiều hoặc quá thường xuyên, sẽ khiến gừng bị úng và củ bị thối.
  • Cho thêm một lớp dày 3 – 4cm đất vào chậu khi củ gừng bắt đầu nhú lên trên bề mặt đất trồng. 

Chăm sóc cây là bước quan trọng trong cách trồng gừng

cham soc cay
Việc chăm sóc cây sau khi trồng là vô cùng quan trọng

Gừng cần ánh sáng đủ nhưng không nên đặt nó dưới trực tiếp ánh nắng mạnh. Bạn có thể đặt chậu gừng ở hiên nhà hoặc trong nhà. Tuy nhiên, nếu đặt trong phòng, thì bạn nên đem chậu ra phơi nắng, từ 5 đến 6 giờ/mỗi ngày để nhiều củ hơn.

Đảm bảo tưới nước đều đặn, nhưng tránh làm ướt quá mức đất và tạo điều kiện cho sự phát triển của nấm mốc. Gừng nảy mầm sau 20 ngày, khi cây có nhiều lá thì chuyển sang tưới mỗi ngày một lần, trong 7 đến 8 tháng. Vì bạn cần phải đảm bảo đất trồng luôn có độ ẩm vừa phải để cây phát triển tốt.

Bón phân hữu cơ hoặc phân vi sinh để cung cấp dinh dưỡng cho cây gừng. Theo dõi sự phát triển của cây và kiểm tra thường xuyên xem có sự tấn công của sâu bệnh không. Sử dụng phương pháp tự nhiên hoặc hữu cơ để ngăn chặn sự phát triển của sâu bệnh, tránh sử dụng hóa chất độc hại.

Thu hoạch

thu hoach gung la buoc cuoi cung trong cach trong gung
Thu hoạch gừng và bảo quản đúng cách để sử dụng lâu dài

Nếu trồng đúng cách thì có thể thu hoạch sau khoảng 8-10 tháng. Nhận biết sự chín muồi qua các dấu hiệu như lá bắt đầu vàng và cây có dấu hiệu bắt đầu héo.

Sau khi thu hoạch, gừng cần được phơi khô một thời gian trước khi sử dụng hoặc bảo quản. Cắt tỉa cây để chuẩn bị cho vụ sau, đảm bảo cây có thể phục hồi và phát triển mạnh mẽ hơn.

Với những củ gừng tươi, bạn có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như gà xào gừng, đậu hũ non hấp gừng, tim heo xào gừng, chè gừng gạo nếp,… hay các loại thức uống như nước chanh gừng mật ong, trà gừng sả,…

Cách trồng gừng không chỉ mang lại nguồn nguyên liệu tươi ngon cho gia đình mà còn là một hoạt động thú vị và bổ ích. Việc chuẩn bị đất, chăm sóc, bảo vệ và thu hoạch gừng đều đơn giản nhưng đòi hỏi sự kiên nhẫn và tận tâm. Theo các bước trên, bạn có thể tự tin trồng gừng tại nhà và tận hưởng thành quả của công việc mình.

Tìm hiểu thêm

Bài Viết Liên Quan

Call Now Button