Cách trồng khoai môn được nhiều người tìm hiểu vì đây là loại củ chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe. Việc trồng khoai tại nhà không khó, chỉ cần một ít thời gian là có thể trồng được những chậu khoai khoẻ, ra nhiều củ. Vậy cách trồng thế nào, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của NAMIX nhé.

Cây khoai môn và đặc điểm nổi bật

khoai mon
Cây thân thảo, củ chứa nhiều tinh bột, ngon

Khoai môn hay còn khoai sọ hay khoai nước, là loài cây ưa sống ở khí hậu nhiệt đới. Cây thuộc thân thảo, thân ngầm của cây phát triển thành củ.

  • Phần thân bên trên mặt đất mọc thành nhiều bẹ lá xếp với nhau, cây cao tầm 0,5 – 1m. 
  • Mỗi bụi khoai có khá nhiều củ, thường có một củ cái và nhiều củ con xung quanh. 
  • Rễ dạng chùm và mọc xung quanh từ phần đốt thân, mọc theo bề ngang, màu trắng và chứa anthocyanin bên trong.
  • Lá là bộ phận duy nhất nằm trên bề mặt đất, phần tán lá khá lớn, thường làm thức ăn cho gia súc và gia cầm.
  • Củ dài gần 30cm và đường kính khoảng 15cm, chứa nhiều tinh bột. 

Cách trồng khoai môn đơn giản nhất

thoi diem trong cay
Thời gian trồng lý tưởng từ tháng 10 đến tháng 6 năm sau

Cây khá dễ trồng nhưng khi trồng bạn cần phải thực hiện đúng kỹ thuật trồng và cách chăm sóc khoai môn để có được hiệu quả cao với năng suất tốt.

Trồng khoai môn vào tháng nào phù hợp?

Cách trồng khoai môn thường trồng vào tháng 11 đến khoảng hai tháng sau đó. Nếu trồng sớm hoặc quá muộn thì đều không tốt cho cây, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và cả năng suất thu hoạch.

Thời gian thu hoạch vào tháng 2-3 năm sau.Tuy nhiên, thời gian thu hoạch cũng sẽ có những thay đổi, bạn cần chọn những giống cây tốt để thành phẩm tốt, dẫn đến năng suất cây trồng tốt. 

Chọn củ giống

cu khoai giong
Nên lựa chọn có mầm to bằng hạt đậu đen để dễ trồng

Đây là một trong các loại rau củ dễ trồng mà bạn có thể tự trBạn nên ươm củ giống trước khi trồng sẽ làm giảm khả năng hao hụt và rút ngắn thời gian trồng của cây. Để ươm củ giống khoai môn để cây tươi tốt bạn có thể:

Những củ giống thường là củ cấp 1, cấp 2, đường kính củ giống khoảng 3 – 4cm. Củ không bị thối hoặc khô, lớp vỏ ngoài có nhiều lông.

Bạn nên bỏ củ giống vào chậu nước, nếu thấy củ giống chìm xuống đáy chậu thì là củ giống đạt, còn nếu củ giống nổi trên mặt nước thì không nên chọn làm giống.

Ngâm trong thuốc trừ nấm chứa Cuprous oxide + Dimethomorph 4 – 5 giờ. Trùm bao lên ủ củ giống trong thời gian từ 1 – 3 ngày.

Đất trồng – Yếu tố quan trọng trong cách trồng khoai môn

dat trong
Lựa chọn đất trồng sạch, giàu dinh dưỡng, cây tốt, củ nhiều

Đất trồng cần được lựa chọn phù hợp, vì khoai môn, khoai sọ có bộ rễ ăn nông, nên cần có độ tơi xốp hoàn hảo, đồng thời đất trồng phải chứa nhiều mùn, giàu dinh dưỡng. 

Với những cây lấy củ thì bạn có thể mua đất trồng cây đa dụng NAMIX. Đất được phối trộn từ những nguyên liệu tự nhiên như Mùn dừa hữu cơ, vỏ đậu phộng, vỏ trấu nguyên cánh, vỏ cây,… Đất đảm bảo độ tơi xốp, thoát nước nhanh và đủ dinh dưỡng để cây phát triển.

Cách nhân giống khoai môn năng suất cao

cach trong khoai mon
Cách trồng khoai môn đơn giản, có thể trồng trong chậu hoặc đất vườn
  • Bạn cần chọn đất trồng tơi xốp, giàu dinh dưỡng, sạch mầm bệnh. 
  • Sau khi ủ củ giống trong thời gian 1- 3 ngày, xếp củ lên trên mặt đất. Phủ một lớp tro trấu rồi phủ lên trên cùng một lớp rơm mỏng. 
  • Đặt chậu cây ở nơi ít ánh sáng để củ giống thuận tiện mọc mầm. Suốt thời gian ủ cần tưới nước giữ ẩm, 2 – 3 ngày tưới một lần. Tuy nhiên đừng tưới nhiều nước vì sẽ gây ẩm ướt, khiến mục khoai bị thối, nhưng nếu quá khô thì khoai lâu mọc mầm.

Sau 12 – 15 ngày, cây con lên cao khoảng 10 cm thì lấy ra trồng ở chậu riêng. Bạn nên chọn củ có mầm dài trồng trước và củ có mầm ngắn trồng sau.

Cách chăm sóc cây khoai môn đạt năng suất cao

cham soc cay
Chăm sóc cây đúng cách, cây phát triển tốt, củ nhiều, ngon

Bạn cần thường xuyên kiểm tra củ khoai, củ nào bị thối thì phải mang ra khỏi vườn ươm và xử lý. 

Trồng cây cách cây là 50cm, đào hốc để đặt củ. Phủ thêm một lớp đất mỏng lên củ, thêm một lớp rơm rạ lên trên để giữ ẩm.

Khi cây khoai môn đã mọc chồi lên trên mặt đất, xới đất nhẹ nhàng tránh gây ảnh hưởng đến bộ rễ bên dưới. Nhặt sạch cỏ dại và dặm thêm cây mới.

Khi cây đã có từ 3-4 lá, làm cỏ và vun gốc. Khi cây đã có từ 5-6 lá nên làm cỏ đợt ba, bổ sung các dưỡng chất để cây phát triển tốt hơn. Phủ thêm đất và rải phân cho cây.

Tưới nước

tuoi nuoc cay
Tưới nước cây đủ để cây phát triển tốt

Cây khoai môn ưa ẩm, nên bạn cần duy trì độ ẩm cho cây. Thời điểm để tưới cây tốt nhất là khi cây đã có 5-6 lá. Vì lúc này cây cần đủ nước, luôn ẩm ướt để hỗ trợ cho quá trình hình thành củ.

Với trường hợp khô hạn kéo dài nên tiến hành cho nước vào rãnh để cung cấp đủ nước cho cây. Tuy nhiên, cần tránh gây ra tình trạng ngập úng và gây chết cây vào thời kỳ thu hoạch. Vì dễ khiến cho củ bị thối, mất đi sản lượng vụ mùa.

Bón phân

Để cây có thể phát triển và cho năng suất cao nhất, bạn nên bổ sung phân hữu cơ cho rau NAMIX vào giai đoạn sinh trưởng, sinh dưỡng của cây để cung cấp các chất dinh dưỡng, tăng sản lượng thu hoạch.

Bón lót phân lân và kali cho cây, nên bón xung quanh củ trước khi lấp đất.

Bón thúc lần một đối với trường hợp muốn thu hoạch sớm, sau khi trồng 30 ngày. Tiến hành bón thúc lần hai với trường hợp trồng xen canh khoai sọ.

Phòng trừ sâu bệnh

cay bi benh
Cần theo dõi và phát hiện bệnh hại để phòng trừ

Trong suốt quá trình trồng cây khoai môn, bạn cần lưu ý đến việc chăm sóc cây trồng không bị sâu bệnh tấn công, cung cấp đủ nước và dưỡng chất cho cây. 

Một số loại bệnh hại cây thường gặp như sâu khoang, sương mai, nhện đỏ,… Vì vậy, bạn cần thường xuyên kiểm tra vườn, chậu cây để phát hiện bệnh hại sớm nhất, tránh gây ra trình trạng chết cây và lây lan ra.

  • Bệnh sương mai: Thường gây hại ở thời điểm ẩm độ cao, gây hại trên lá với những đốm nhỏ lan to ra và làm lá lụi dần. 
  • Bệnh khảm lá: Thường gặp khi trồng khoai môn ở miền Bắc nước ta. Gây hại nặng ở giai đoạn cây con, dẫn tới cây bị còi cọc. 
  • Sâu khoang: Là loài côn trùng gây hại khá phổ biến, chúng ăn hết lá, chỉ chừa lại gân lá. 
  • Nhện đỏ: Nhện đỏ làm lá bị héo, gây chết cây con, thường xuất hiện vào mùa khô. 
  • Rệp bông: Gây hại vào cuối vụ, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và năng suất củ, thân và lá. 

Thu hoạch và bảo quản

thu hoach cu
Thu hạch củ đúng thời điểm để củ được ngon nhất

Tùy vào mỗi giống cây mà thời gian thu hoạch cũng sẽ khác nhau. Nhưng tốt nhất là nên thu hoạch đúng thời điểm để củ đạt được chất lượng tốt nhất.

Khi thấy cây tàn lụi lá, đất ở củ nứt nẻ nhiều, thì chính là lúc cần thu hoạch củ. Khi thu củ bạn cần thực hiện thật nhẹ tay, tránh gây trầy xước và làm tổn thương đến củ.

Đặt củ ở những nơi cao ráo, thông thoáng, tránh nơi ẩm mốc.

Trên đây là cách trồng khoai môn ngay tại nhà đơn giản mà bạn có thể tham khảo. Việc trồng trọt, làm vườn tại nhà không quá khó, chỉ cần bạn dành thời gian để tìm hiểu, mua đất trồng cây tốt, giống tốt là cây có thể phát triển, ra hoa, củ, quả như mong muốn.

TÁC GIẢ

Picture of Nguyễn Hồng Đức

Nguyễn Hồng Đức

Tìm hiểu thêm

Bài Viết Liên Quan

thanks

Xin cảm ơn!

Chúng tôi đã nhận được thông tin và sẽ sớm liên hệ tư vấn chi tiết cho bạn. Vui lòng để ý điện thoại để nhận được cuộc gọi từ NAMIX.

Call Now Button