Cách trồng mướp đắng (khổ qua) là một loại cây leo thuộc họ bầu bí, có vị đắng đặc trưng và được biết đến với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trồng mướp đắng tại nhà không chỉ giúp bạn có nguồn thực phẩm sạch, an toàn mà còn là một thú vui làm vườn hữu ích. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách trồng đúng kỹ thuật.
Mục Lục Bài Viết
ToggleTại sao nên trồng mướp đắng tại nhà?
Khi trồng mướp đắng, bạn có thể kiểm soát hoàn toàn quá trình trồng trọt, từ khâu chọn giống, chăm sóc đến thu hoạch. Đảm bảo thu hoạch trái hoàn toàn an toàn cho sức khỏe.
Việc trồng cây xanh tại nhà giúp cải thiện không khí, tăng cường oxy và tạo không gian sống trong lành, thoải mái.
Tuy thuộc loại đắng nhất trong các loại quả, mướp đắng có vị đắng đắng ngọt ngọt nhưng thanh mát và rất có lợi cho sức khỏe.
Ngoài làm thực phẩm bổ dưỡng, trái của cây còn được dùng để làm bài thuốc quý, có tính mát, giúp thanh nhiệt lợi tiểu. Nước cốt mướp đắng tươi có tác dụng hạ đường huyết tốt, ngăn ngừa căn bệnh hiểm nghèo ung thư.
Cách trồng mướp đắng trong thùng xốp đơn giản
Bạn có thể tận dụng các vật liệu sẵn có như chậu nhựa, thùng xốp để trồng mướp đắng, giảm thiểu chi phí ban đầu.
Đây là loại cây rất dễ trồng, dễ sống và dễ chăm sóc. Thời điểm thích hợp nhất để trồng là tháng 7 tháng 8, bởi nắng nóng đi kèm với mưa nhiều là điều kiện thuận lợi giúp cây phát triển tươi tốt, cho năng suất cao.
Có hai vụ trồng là hè thu và đông xuân, trong đó vụ hè thu cho năng suất cao hơn. Chỉ mất khoảng 2 tháng sau khi trồng là có thể thu hoạch trái, cứ 2 đến 3 ngày là bạn có thể có trái để thu hoạch.
Chọn giống
Chọn hạt giống từ các nguồn uy tín, đảm bảo hạt giống chất lượng. Hạt phải mẩy, không bị sâu bệnh, nấm mốc.
Bạn cũng có thể trồng cây bằng hạt của những quả mướp đắng chất lượng, bạn nên chọn những quả mướp đắng to, mập, chắc tay. Sử dụng dao để bổ dọc trái, dùng thìa nạo, lọc và lấy hạt từ quả ra. Đem hạt rửa sạch và phơi khô hạt để bảo quản.
Đất trồng
Mướp đắng – khổ qua là loại cây dễ trồng, tuy nhiên bạn nên trồng trên đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt. Độ pH của đất phù hợp từ 5.5 – 6.7.
Bạn có thể tự phối trộn đất tại nhà theo công thức như sau: 40% đất thịt/đất đỏ + 25% xơ dừa hoặc trấu + 35% phân chuồng/phân hữu cơ/phân rác,… càng nhiều thành phần thì càng tốt, sau 2 tuần ủ đất là có thể trồng được.
Ngoài ra, bạn có thể mua đất trồng cây trộn sẵn như đất trồng cây đa dụng NAMIX. Đất được phối trộn sẵn, từ những nguyên liệu tự nhiên, tơi xốp và giàu dinh dưỡng.
Chậu và vị trí trồng
Chọn chậu có đường kính từ 30 – 40 cm, sâu từ 30 cm trở lên để đảm bảo không gian phát triển cho rễ.
Vị trí trồng cần có ánh sáng mặt trời trực tiếp từ 6-8 giờ mỗi ngày.
Cách trồng mướp đắng bằng cách gieo hạt
Ngâm hạt giống trong nước ấm (2 sôi + 3 lạnh) từ 4-6 giờ. Vớt hạt ra và ủ trong khăn ẩm từ 1-2 ngày đến khi hạt nứt nanh. Rửa sạch hết lớp nhờn ngoài vỏ hạt, rồi đem ủ, khi nào hạt nứt nanh thì đem gieo.
- Gieo hạt trực tiếp vào chậu hoặc bầu ươm.
- Đặt hạt giống sâu khoảng 1-2 cm, phủ một lớp đất mỏng lên trên.
- Tưới nước nhẹ nhàng để giữ ẩm cho đất.
Cách trồng mướp đắng bằng ươm cây giống
Cách trồng khổ qua bằng cách ươm cây rất đơn giản, chỉ cần bạn chọn những cây con phát triển tốt, khỏe mạnh.
Ươm cây ngoài bầu ươm rồi mới trồng vào chậu.
Đào hồ trồng cây sâu, khi cây bén rễ phủ thêm một lớp đất mỏng vào gốc. Khi thân cây mọc dài, lấy thân đó khoanh vòng quanh gốc, khoảng 3-4 vòng. Chừa 50cm phần ngọn buộc vào giàn.
Dùng đất phủ lên các mắt lá, khoảng 10-15 ngày, mắt lá sẽ ra rễ mới. Khi cây leo giàn 1.5-2m thì bấm ngọn để cây đẻ nhiều nhánh, ra nhiều quả.
Lấy đất NAMIX phủ kín phần dây đã khoanh bên dưới.
Chăm sóc cây mướp đắng ngay tại nhà luôn xanh tốt
Chọn giống mướp đắng phù hợp với điều kiện khí hậu nơi bạn sống.
Đảm bảo cây nhận đủ ánh sáng và nước. Giữ đất luôn ẩm nhưng không quá ngập úng. Tưới nước vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối.
Cần cung cấp đầy đủ nước cho cây, đặc biệt là trong lúc cây ra hoa kết quả, tránh để quá khô hạn hoặc ngập úng.
Khi cây con có 2-3 lá thật, bón phân hữu cơ hoặc phân NPK loãng. Cứ mỗi 2-3 tuần bón phân một lần để cây phát triển tốt.
Thường xuyên kiểm tra và cắt tỉa lá già, lá bệnh để cây phát triển tốt hơn.
Làm giàn
Khi cây cao khoảng 20-30 cm, cần làm giàn để cây leo. Dùng dây hoặc lưới để làm giàn, đảm bảo giàn chắc chắn.
Bạn có thể làm giàn trước khi cây có tua, làm giàn chữ X cho cây leo, giàn cao 1,2 – 1,5m.
Khi dây leo lên giàn, cần tỉa bỏ nhánh nhỏ, sâu bệnh giúp giàn thông thoáng, giảm sâu bệnh hại cho cây.
Phòng trừ sâu bệnh
Rệp, bọ trĩ, sâu đục quả là những loại sâu bệnh thường gặp. Bệnh nấm, bệnh phấn trắng cũng có thể ảnh hưởng đến cây.
- Kiểm tra cây thường xuyên, phát hiện sớm sâu bệnh để xử lý kịp thời.
- Sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học hoặc dung dịch tỏi, ớt, gừng để phun lên cây.
- Đảm bảo thông thoáng cho cây, tránh để cây quá rậm rạp.
- Ngoài ra, bạn cần làm sạch cỏ dại và tỉa bỏ những lá bị sâu bệnh, nhánh gốc cây cho thông thoáng hơn.
Thu hoạch
Hoa thường bắt đầu xuất hiện trên giàn leo trong vài tuần. Sau khi hoa nở khoảng 5 ngày, cây ra trái non. Trái nhú ra từ phần cuống sau khi hoa tàn, dần dần theo thời gian sẽ phát triển to lên đến kích thước chuẩn.
Cắt cuống quả bằng dao sắc, tránh làm tổn thương cây. Ngắt bỏ bớt lá quá dày mọc gần quả non để quả non nhận đủ ánh sáng phát triển.
Đây là một trong các loại rau ăn quả dễ trồng. Theo đó, mướp đắng thường cho quả sau 2-3 tháng gieo trồng. Thu hoạch khi quả còn xanh, tránh để quả chín quá sẽ mất vị đắng đặc trưng.
Cách trồng mướp đắng tại nhà không quá khó nếu bạn nắm vững kỹ thuật và chăm sóc cây đúng cách. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm kinh nghiệm và thành công trong việc trồng cây khổ qua, mang lại nguồn thực phẩm sạch và an toàn cho gia đình.