Cây sâm đất là loại thảo dược rất phổ biến, có lợi cho sức khỏe, giúp giảm đau, cải thiện tình trạng khó tiêu, đau khớp,… Cách trồng cây cũng không khó, cây có thể thích nghi với nhiều môi trường và không cần nhiều công chăm sóc. Để hiểu rõ về loại cây này cũng như cách trồng đúng kỹ thuật, mời bạn cùng NAMIX theo dõi những thông tin ngay sau đây.
Mục Lục Bài Viết
ToggleCây sâm đất và một số đặc điểm của cây
Cây có nhiều tên gọi khác như sâm mồng tơi, sâm thảo, đông dương sâm,… Thuộc họ rau sam, tên khoa học là Talinum fruticosum. Cây có vị ngọt, tính bình, chứa pectin và nhiều hoạt chất khác.
Cây có nguồn gốc từ Trung Mỹ, ở nước ta tập trung chủ yếu ở vùng trung du miền núi. Củ có thể dùng làm thuốc bổ, hoa sâm đất rất đẹp nên có thể xem như một loại cây cảnh.
Các bộ phận của cây là: lá thân và củ đều có thể sử dụng được. Tuy nhiên nếu để làm thuốc thì phần củ vẫn là thông dụng nhất. Lá và thân cây sâm đất có thể thu hái quanh năm nhưng phần củ thì nên thu hái vào mùa thu.
Trong cây có hoạt chất pectin tương đối dồi dào, phần rễ cây còn chứa một loại alkaloid có hoạt tính là punarnavine 0,01%, gôm, nitrat kalium, tinh bột…
Đặc điểm nổi bật
- Thân cây thẳng đứng, nhẵn và phân thành nhiều nhánh.
- Lá mọc so le, có hình trái xoan, cuống rất ngắn. Phiến lá dày, 2 mặt lá bóng, phần mép lá hơi lượn sóng.
- Hoa màu tím, nhỏ, thường mọc theo từng chùm với chiều dài khoảng 30 cm. Hoa của cây sâm đất thường ra và nở vào tháng 6 đến tháng 7.
- Thu hoạch củ sâm đất vào tháng 9 đến tháng 10. Loại quả này nhỏ, có màu đỏ nâu hay xám tro, còn hạt sâm thì dẹt, nhỏ và có màu đen nhánh.
- Cây ưa đất ẩm nhưng có thể sống ở nơi nhiều nắng. Đây là loại cây dễ trồng, thu hoạch quanh năm.
Tác dụng của cây sâm đất với sức khỏe con người
Cây sâm đất thường được dùng như một loại rau, ăn lá, thân, củ đều được. Với vẻ ngoài nhỏ nhắn, cây sâm đất chứa đựng một kho tàng dưỡng chất và các yếu tố quý giá cho sức khỏe con người.
Nhờ cơ chế kích thích D – amino oxidase, gây ức chế succinic dehydrogenase tại thận, cây giúp thúc đẩy tiểu tiện. Ngoài ra, chúng còn chứa hàm lượng kali lớn, có tác dụng lợi niệu của hoạt chất punarnavine gia tăng.
Đây là một loại thảo dược rất tốt cho sức khỏe, giúp điều trị bệnh và mang lại một số lợi ích như sau:
- Giảm bớt mệt mỏi
- Cải thiện tình trạng ho, hen suyễn
- Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
- Nhuận tràng, tốt cho hệ tiêu hóa, cải thiện táo bón hay bệnh trĩ.
- Loại bỏ độc tố, làm mát gan
- Điều trị cao huyết áp
- Tốt cho hoạt động của tim mạch và thận
- Hỗ trợ điều trị bệnh về xương khớp, chống viêm, giảm sưng.
Có mấy loại cây sâm đất phổ biến hiện nay
Cây sâm đất được gọi cho tất cả các loại cây nhân sâm đất mọc hoang dại hoặc được trồng tại các vùng miền núi. Một số loại cây sâm bạn thường gặp là:
Cây sâm Ngọc Linh
Thân cây cao khoảng 40 – 100cm, chủ yếu phát triển ở bộ rễ, củ chôn sâu dưới lòng đất. Cây có tác dụng chống oxy hóa, đẹp da, giúp phục hồi triệu chứng trầm cảm, giảm stress và tăng cường sinh lực.
Cây sâm Cau Rừng
Cây cao từ 25 – 30cm, dinh dưỡng tập trung chủ yếu ở phần củ. Có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, sức khỏe não bộ, hỗ trợ cải thiện sinh lý nam giới và giảm các nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Cây sâm Đá Trắng
Một trong những loại cây sâm đất tốt cho sức khỏe của con người. Chúng cao từ 3 đến 12cm, thấp hơn so với các loài sâm đất khác. Chúng thường mọc thành cụm, sống gần nhau. Có tác dụng trị liệu người bị suy nhược cơ thể, thiếu máu và ổn định huyết áp.
Cây sâm Đương Quy
Cây có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc và thường mọc ở độ cao từ 2000 đến 3000m. Ở Việt Nam, cây được trồng chủ yếu ở các tỉnh Tây Bắc chẳng hạn Lào Cai, Hòa Bình, Lai Châu,…
Chúng có tác dụng tốt cho sức khỏe như chữa trị chứng co thắt cơ, đau bụng, viêm amidan, viêm họng và hạ huyết áp.
Hoàng Sin Cô
Củ của cây giống củ khoai và thường mọc so le với nhau. Bạn có thể ăn trực tiếp mà vẫn đảm bảo được lượng dinh dưỡng như đã qua chế biến. Bạn có thể dùng củ sâm sắc thành nước thuốc, phơi khô, ngâm rượu,… như các loại nhân sâm khác.
Cách trồng cây sâm đất đúng cách ngay tại nhà
Cây thích hợp trồng khi có thời tiết mát mẻ, bạn có thể trồng cây vào tháng 5-6.
Vì cây sâm đất vốn mọc hoang nên nó không kén đất trồng, tuy nhiên cũng cần chọn đất sạch để trồng cây. Bạn có thể trồng bằng đất NAMIX với nguồn gốc tự nhiên, giàu dinh dưỡng trong đất và xử lý mầm bệnh tồn dư.
Bạn có thể trồng cây bằng hạt, thân hoặc rễ đều được.
Cách trồng cây sâm đất đơn giản
Trồng bằng hạt
- Hạt giống đem ngâm trong nước ấm 2 sôi 3 lạnh trong thời gian 6-8 tiếng rồi vớt ra để ráo.
- Đục lỗ nhỏ sâu khoảng 1cm và gieo 2-3 hạt xuống.
- Lấp đất và dùng lưới che nắng 1 phần cho cây.
Trồng bằng củ giống
- Chọn hom từ đoạn gốc đến hết phần bánh tẻ của thân, đừng lấy phần ngọn quá non.
- Dùng dao sắc để cắt hom giống, hom phải có ít nhất 3-4 mắt lá, dài 10-20cm, để lại ⅓ lá trên hom.
- Giâm hom vào luống, thường xuyên tưới nước ẩm
- Khoảng 10-15 ngày sau cây ra rễ thì mang ra trồng.
Cách chăm sóc cây sâm đất
Sau khi trồng sâm đất, bạn cần tưới nước, cấp ẩm đủ cho cây để tránh tình trạng thiếu nước, cây sẽ bị héo úa rồi chết.
Bón phân cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng tới quá trình phát triển của sâm đất. Bạn có thể bón thêm phân hữu cơ để tăng nguồn dinh dưỡng nuôi cây, không để chúng còi cọc, không phát triển.
Làm cỏ, phòng trừ sâu bệnh để không bị cạnh tranh dinh dưỡng với cây. Thường xuyên theo dõi sự phát triển của cây để kịp thời xử lý côn trùng, dịch hại.
Khi cây đạt chiều cao 20-30cm, có thể thu hoạch lá, dùng dao sắc cắt thân của chồi lá non.
Trên đây là những thông tin về cây sâm đất và cách trồng cây ngay tại nhà đơn giản mà bạn có thể thực hiện. Còn chần chờ gì mà không tự tay trồng cây để sử dụng cho cả gia đình. Nếu có bất kỳ vướng mắc gì trong quá trình trồng và chăm sóc cây, hãy liên hệ đến NAMIX để được tư vấn và hỗ trợ nhé.