Cây trầu bà đế vương là loại cây vừa có thể trồng đất, vừa có thể trồng thủy sinh, cây trầu bà đế vương là loại cây cảnh được trồng trang trí khá được ưa chuộng hiện nay, hôm nay hãy cùng Namix tìm hiểu tất tần tật từ ý nghĩa, tác dụng, cách trồng cũng như chăm sóc cây trầu bà đế vương này nhé!
Ảnh: Internet
Mục Lục Bài Viết
ToggleGiới thiệu về cây trầu bà đế vương
Cây trầu bà đế vương là cây thân thảo leo, lá hình bầu thuôn nhọn về cuối lá, mặt lá bóng và mọng nước, mọc thành bụi, có thể cao đến 1,5 m.
Loài cây này còn được biết đến với các tên gọi khác như cây đế vương, cây đại hoàng đế, có tên khoa học là Philodendron Imperial, thuộc họ ráy (Araceae), có nguồn gốc từ châu Mỹ.
Ý nghĩa của cây trầu bà đế vương
Là loại cây được ưa chuộng trong trang trí và thiết kế nội thất, ngoài vẻ ngoài sang trọng và tinh tế, cây trầu bà đế vương còn có ý nghĩa đặc biệt về phong thủy.
Với tên gọi đế vương của mình, loài cây này là biểu tượng của quyền lực và vị thế. Người ta quan niệm rằng cây trầu bà đế vương tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, may mắn, tài lộc và thịnh vượng.
Việc trồng được một cây trầu bà đế vương xanh tốt được cho là sẽ thu hút tiền tài, may mắn tự đến,, mọi sự suôn sẻ, trái lại nếu cây héo úa thì sẽ mang lại điềm kém may mắn.
Ảnh: Internet
Công dụng của cây trầu bà đế vương
Với vẻ ngoài tinh tế và xanh bóng, cây trầu bà đế vương được dùng để đặt ở ban công, trong nhà, cạnh cửa sổ, kệ sách, bàn làm việc… trang trí những góc không gian mà bạn muốn.
Cây trầu bà đế vương cũng có tác dụng thanh lọc không khí, hấp thụ các tia bức xạ từ máy tính, lò vi sóng, bếp từ… tạo nên không gian thoải mái và thư thái.
Với ý nghĩa phong thủy, cây trầu bà đế vương cũng được dùng làm quà tặng như một lời chúc gửi gắm may mắn và thuận lợi cho người nhận.
Vị trí đặt cây trầu bà đế vương
Với kích thước đa dạng, tùy và mong muốn mà bạn có thể đặt cây trầu bà đế vương ở những vị trí khác nhau. Nếu như muốn trang trí bàn làm việc, bàn học, kệ sách… bạn có thể chọn những chậu trầu bà đế vương có kích thước nhỏ gọn và vẻ ngoài tinh tế. Còn nếu muốn trang trí phòng khách, văn phòng hay những không gian rộng, những chậu trầu bà đế vương cao lớn sẽ là sự lựa chọn thích hợp.
Nếu là tín đồ phong thủy, người ta tin rằng trồng cây trầu bà đế vương ở hướng đông nam sẽ phát huy công dụng lớn nhất.
Bạn cũng có thể đặt chậu cây ở lối vào, nơi tiếp đón… như một lời chào may mắn đến mọi người.
Cách trồng và chăm sóc cây trầu bà đế vương
Trồng cây trầu bà đế vương
Cây trầu bà đế vương là loại cây dễ trồng và chăm sóc. Có thể trồng cây trầu bà đế vương từ nhánh cây con.
Chuẩn bị giá thể trồng: phối trộn các loại giá thể dễ tìm như xơ dừa, tro trấu, đất sạch… sao cho giá thể trồng đảm bảo sạch bệnh và tơi xốp. Bạn có thể dùng giá thể trồng kiểng lá của Namix để trồng nhé
Nếu bạn chưa có kinh nghiệm phối trộn giá thể, hoặc cảm thấy việc này rườm rà phức tạp, bạn có thể chọn đất trồng kiểng Namix. Với những vật liệu như xơ dừa, vỏ trấu nguyên cánh, đá perlite… đảm bảo đất trồng tơi xốp, đã được xử lý trong nhiều tháng đảm bảo sạch bệnh, lại chứa phân tan chậm cung cấp dinh dưỡng lâu dài cho cây.
Ảnh: Namix
Chuẩn bị chậu: Chậu được chuẩn bị cần phải phù hợp với kích thước cây trồng, có lỗ thoát nước.
Trồng cây: Cho giá thể đã chuẩn bị vào chậu, tách cây con và vùi phần rễ vào giá thể sao cho cây cố định thẳng trong chậu. Tưới đẫm nước cho cây vừa trồng.
Ngoài ra bạn cũng có thể trồng cây trầu bà đế vương đỏ bằng cách trồng thủy sinh trực tiếp trong nước.
Chăm sóc cây trầu bà đế vương
Tưới nước: Cần tưới nước đều đặn cho cây, tùy vào độ khô của đất để cân bằng lượng nước tưới, tránh để giá thể trồng quá khô. Nếu trồng cây thủy sinh thì cần thay nước cho cây khoảng một tháng một lần.
Bón phân: Bổ sung dưỡng chất cho cây bằng cách bón phân 3 – 4 tháng/ lần.
Tỉa lá: Thường xuyên tỉa bỏ những lá vàng hoặc khô héo, đồng thời thường xuyên lau chùi bụi bẩn trên lá.
Vì cây trầu bà đế vương là cây ưa bóng, bạn cần đặt cây ở nơi râm mát tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời.
Phun thuốc phòng trừ bệnh kịp thời khi cây có dấu hiệu nấm bệnh.
Cây trầu bà đế vương xanh có độc không?
Một thông tin không mấy vui đó là cây trầu bà đế vương xanh có độc nếu ăn phải, bạn cần chú ý cân nhắc trang trí loại cây này trong nhà nếu gia đình có trẻ nhỏ.
Tuy nhiên đừng quá lo lắng vì nếu chỉ dùng để trưng bày, không ăn vào từ đường miệng thì cây trầu bà đế vương xanh hoàn toàn an toàn, thậm chí còn có tác dụng thanh lọc không khí như đã đề cập ở trên.
Ảnh: Internet
Các loại trầu bà đế vương
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại trầu bà đế vương, người ta thường phân loại loài cây này dựa theo màu sắc, một số loại thường gặp là: Cây trầu bà đế vương xanh, cây trầu bà đế vương đỏ, cây trầu bà đế vương vàng, trầu bà đế vương tím, trầu bà đế vương sọc…
Trên đây là tổng hợp những gì Namix tìm hiểu được về cây trầu bà đế vương, mong rằng sẽ nhận được góp ý từ bạn đọc!