Chắc hẳn bạn cũng biết được rằng việc trồng cây bằng hạt giống là một trong những phương pháp trồng cây thông dụng và tiết kiệm chi phí nhất. Bởi lẽ hạt giống có thể dễ dàng mua được ở bất cứ đâu cũng như dễ dàng lưu trữ và vận chuyển. Và trong quá trình ươm mầm hạt giống thì bước xử lý hạt giống là vô cùng quan trọng. Nếu xử lý hạt giống trước khi gieo một cách chính xác thì sẽ giúp hạt tăng khả năng nảy mầm, giảm bớt tỷ lệ những hạt bị hỏng và tăng năng suất cây trồng một cách cao nhất.
Bạn còn đang băn khoăn về việc xử lý hạt giống trước khi ươm trồng? Vậy thì hãy tham khảo ngay thông tin phía bên để giúp cho việc xử lý hạt giống trở nên dễ dàng hơn nhé!
- Lựa chọn hạt giống:
Việc lựa chọn hạt giống là một bước quan trọng trong quá trình trồng cây và có thể ảnh hưởng đáng kể đến thành công của cây trồng sau này. Những hạt giống đạt tiêu chuẩn phải có những yếu tố sau đây:
- Hạt giống to, khoẻ; không bị hỏng hoặc nhiễm bệnh
- Có nguồn gốc uy tín và đáng tin cậy. Hạt giống chất lượng đảm bảo rằng cây trồng sẽ phát triển mạnh mẽ và hiệu suất tốt hơn.
- Làm sạch hạt giống:
Làm sạch hạt giống là quá trình loại bỏ tạp chất và sâu bọ không mong muốn khỏi hạt giống, giúp cải thiện khả năng nảy mầm và sức khỏe của cây trồng sau này. Dưới đây là một số cách cơ bản để làm sạch hạt giống:
- Tách các cặp hạt dính vào nhau và loại bỏ hạt hư hỏng, nấm mốc, hay hạt bị nhiễm bệnh.
- Rửa hạt giống trong nước sạch để loại bỏ bụi bẩn và các tạp chất bám trên bề mặt hạt.
- Sử dụng dung dịch khử trùng: Nếu bạn lo ngại về việc truyền bệnh từ hạt giống, bạn có thể sử dụng các dung dịch khử trùng nhẹ để xử lý hạt giống và giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh cho cây trồng sau này.
- Ngâm hạt giống
Việc ngâm hạt giống có thể giúp loại bỏ lớp vỏ cứng không cần thiết, giúp hạt giống nảy mầm dễ dàng hơn. Một số loại hạt giống cần được ngâm trong nước ở nhiệt độ phòng trong khoảng 12-24 giờ.
Nên ngâm hạt giống đối với các loại cây có vỏ cứng, dày, cần cấp nước nhiều (mướp, hạt bầu, bí, dưa hấu…). Với từng loại hạt có kích cỡ và đặc điểm khác nhau mà thời gian ngâm cũng khác nhau:
- Hạt giống kích thước quá nhỏ (VD: dạ yên thảo, hoa mười giờ, rau dền,…) gieo trực tiếp, không cần ngâm
- Hạt giống kích thước nhỏ (to cỡ hạt mè), vỏ mềm, các giống dễ nảy mầm (các loại rau cải, xà lách nói chung): cũng có thể gieo trực tiếp, không cần ngâm
- Hạt giống kích thước nhỏ (to cỡ hạt mè) vỏ cứng: ngâm 4 – 6 tiếng
- Hạt giống kích thước to (dưa hấu, mồng tơi, đậu đũa, đậu bắp, bầu, bí, mướp,…): ngâm 6 – 8 tiếng.
- Xử lý hạt bằng hóa chất:
Một số hạt giống cần được xử lý bằng hóa chất để loại bỏ các lớp vỏ cứng hoặc tăng khả năng nảy mầm. Đây là biện pháp mang lại hiệu quả rất cao trong việc phòng trừ nấm bệnh và vi khuẩn gây hại tồn tại trên hạt giống. Một số loại thuốc ngoài tác dụng trừ bệnh còn có khả năng tăng cường bổ xung thêm các nguyên tố vi lượng, đa lượng giúp hạt giống sinh trưởng tốt. Tuy nhiên, quá trình này phải được thực hiện cẩn thận và đúng liều lượng để tránh làm hỏng hạt và gây ảnh hưởng đến môi trường. Dưới đây là một số cách phổ biến:
- Xử lý hạt bằng dung dịch khử trùng: Sử dụng dung dịch khử trùng nhẹ như dung dịch kháng sinh, nước clo hoặc peroxide để loại bỏ vi khuẩn và nấm mốc trên bề mặt hạt giống. Quá trình này giúp giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh cho cây trồng sau khi nảy mầm
- Xử lý hạt bằng các hormone nảy mầm: Một số loại cây cần kích thích nảy mầm bằng các hormone nảy mầm như gibberellin. Việc sử dụng các hormone này giúp giảm thời gian nảy mầm và tăng tỷ lệ nảy mầm của hạt giống.
- Ủ hạt giống:
Quá trình ủ hạt giống là một bước quan trọng để kích thích quá trình nảy mầm và giúp hạt giống phát triển tốt hơn. Quá trình ủ hạt giống phụ thuộc vào từng loại cây cụ thể và điều kiện môi trường. Trước khi ủ hạt giống, hãy nghiên cứu kỹ về loại cây bạn muốn ủ và tìm hiểu các yêu cầu ủ phù hợp để đạt được kết quả tốt nhất. Cần lưu ý một số điều sau đây:
+ Các giống không cần ngâm thì thường cũng sẽ không cần ủ, gieo trực tiếp.
+ Thời gian ủ hạt thường 12 – 24h, cá biệt một số giống lâu nảy mầm có thể ủ lâu hơn (đậu rồng, măng tây,…)
+ Không để mầm ra rễ quá dài mới mang gieo vì sẽ làm dập mầm, đứt rễ.
+ Bạn cũng có thể bỏ qua bước này nếu thấy mất thời gian, nhưng tỷ lệ nẩy mầm sẽ giảm đi phần nào phân bón
- Huấn luyện hạt giống:
Đây là bước được áp dụng đối với các hạt đã nảy mầm bằng cách hong khô ngoài không khí các hạt đã nảy mầm nhưng chưa có rễ mầm. Với mục đích là giúp hạt nảy mầm nhanh và đều hơn, kích thích sự phát triển của cây con, tăng sức đề kháng của cây trong những điều kiện thời tiết bất lợi. Lưu ý: Cây được huấn luyện xong thì nên đem đi trồng ngay.