Trấu hun là gì? Đây là một loại vật liệu tự nhiên được tạo ra từ vỏ trấu, thông qua quá trình nung nóng trong môi trường thiếu oxy. Trấu đen, xốp, có khả năng cải thiện cấu trúc đất, tăng cường độ giữ ẩm và giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh. Vậy nên dùng trấu hun hay trấu tươi để trộn đất trồng cây?
Mục Lục Bài Viết
ToggleTrấu hun là gì? Đặc tính nổi bật
Trấu hun là một loại vật liệu tự nhiên được tạo ra từ vỏ trấu – phần vỏ ngoài của hạt lúa. Có tên gọi khác là than trấu, trấu sinh học hay biochar. Chúng được nung nóng ở nhiệt độ cao trong môi trường ít oxy.
Nung trấu nhưng không làm thành tro hoàn toàn mà chỉ biến đổi thành một dạng cacbon hóa, chủ yếu là Kali và Carbohydrate, giữ lại phần lớn cấu trúc của trấu.
Chúng thường có màu đen, nhẹ, xốp và chứa hàm lượng chất dinh dưỡng nhất định, được ứng dụng rộng rãi trong nông nghiệp, đặc biệt là trong việc cải thiện chất lượng đất trồng cây.
Bạn có thể sử dụng một số loại giá thể trộn với trấu như mùn dừa, trùn quế, đá perlite,… để trồng cây hiệu quả.
Trấu hun có tác dụng gì trong việc làm đất trồng cây
Sau khi biết được trấu hun là gì thì bạn cần tìm hiểu thêm đặc điểm, công dụng của trấu khi sử dụng để trồng cây.
- Cải thiện cấu trúc đất: Tăng độ tơi xốp đất, khả năng thoát nước và giữ ẩm. Từ đó, rễ cây dễ dàng phát triển và hấp thụ chất dinh dưỡng.
- Tăng cường khả năng giữ nước và dinh dưỡng: Trấu giúp giữ nước và các chất dinh dưỡng tốt, nhờ vào cấu trúc xốp của nó. Cây trồng có nguồn dinh dưỡng ổn định và giảm tần suất tưới nước, từ đó tiết kiệm nước và công sức.
- Cải thiện độ pH của đất: Giảm độ chua của đất, giúp chúng phát triển mạnh mẽ và khỏe mạnh hơn.
- Kháng khuẩn và nấm bệnh: Khi trấu được hun sẽ có tính kháng khuẩn và kháng nấm tự nhiên. Điều này giúp giảm nguy cơ lây nhiễm các bệnh do nấm và vi khuẩn trong đất, bảo vệ rễ cây và giúp cây trồng phát triển tốt hơn.
Phân loại các loại trấu trong việc làm đất trồng
Khi lựa chọn trộn đất trồng cây, có nhiều yếu tố để bạn lựa chọn. Bạn cần biết rõ đặc điểm về trấu tươi, trấu hun và trấu đốt.
Trấu tươi
Trấu tươi là vỏ trấu sau khi được tách ra từ hạt lúa, chưa qua quá trình nung nóng. Có màu vàng nhạt, cấu trúc xốp, tuy nhiên không có khả năng kháng khuẩn và điều chỉnh độ pH.
Đây là nguồn nguyên liệu dễ kiếm, giá thành thấp, và có thể cung cấp một lượng nhỏ dinh dưỡng cho cây trồng. Nó cũng có khả năng làm tơi xốp đất, nhưng hiệu quả không bằng trấu hun.
Tuy nhiên trấu tươi có thể chứa mầm bệnh, vi khuẩn, và nấm có hại nếu không được xử lý kỹ lưỡng. Ngoài ra, quá trình phân hủy trấu tươi trong đất tiêu tốn oxy, làm nghèo chất dinh dưỡng trong đất.
Trấu hun
Trấu hun đã được nung nóng, loại bỏ hầu hết các mầm bệnh và có tính ổn định hơn trong đất. Nó không phân hủy nhanh như trấu tươi, nên không làm thay đổi đột ngột cấu trúc và thành phần của đất.
Chúng giúp cải thiện cấu trúc đất, tăng khả năng giữ ẩm và dinh dưỡng, đồng thời bảo vệ rễ cây khỏi các mầm bệnh. Giúp ổn định độ pH của đất và có thể duy trì hiệu quả trong thời gian dài.
Tuy nhiên chi phí sản xuất trấu hun cao hơn so với trấu tươi, do đó giá thành cũng cao hơn.
Tro trấu đốt
Tro trấu đốt là chất thải của lò đốt, được nhiều nơi thu gom và trộn và đất trồng, loại này có nhiều nhược điểm vì sau quá trình đốt đã làm cho vỏ trấu mịn đi như bột không còn các đặc tính tơi xốp thoáng khí mà vỏ trấu tươi hay trấu hun đang có.
Điểm mạnh lớn nhất của loại vật liệu là là chi phí rất rẻ. Vì thế mọi người cần chú ý khi sử dụng tro trấu đốt, nên dùng với tỷ lệ vừa phải khoảng 10-20% và phải trộn cùng với các vật liệu tơi xốp khác. Nếu dùng trấu đốt quá nhiều loại gây ra nhiều vấn đề cho sự phát triển của cây.
Nên sử dụng trấu hun hay trấu tươi để trộn đất
Việc lựa chọn trấu hun hay trấu tươi phụ thuộc vào nhu cầu và điều kiện cụ thể của bạn. Nếu bạn cần một giải pháp lâu dài, ổn định và bảo vệ cây trồng tốt hơn khỏi các mầm bệnh, trấu hun là lựa chọn lý tưởng.
Ngược lại, nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp kinh tế, dễ dàng tiếp cận, và không cần yêu cầu quá cao về khả năng kháng khuẩn, trấu tươi cũng có thể là một lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, cần lưu ý về việc bổ sung thêm các loại phân bón và xử lý trấu tươi trước khi sử dụng để đảm bảo không gây hại cho cây trồng.
Trong thực tế, nhiều người làm vườn và nông dân thường kết hợp cả trấu hun và trấu tươi để tối ưu hóa lợi ích. Ví dụ, họ có thể sử dụng trấu tươi để làm tơi xốp đất và trấu hun để tăng cường khả năng giữ ẩm và bảo vệ rễ cây. Việc kết hợp này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn mang lại hiệu quả cao hơn trong việc cải thiện chất lượng đất trồng.
Đất NAMIX dùng trấu tươi hay hun?
Namix đã sử dụng trấu tươi để tăng sự tơi xốp cho đất trồng và mỗi loại đất đều có tỷ lệ và phối trộn khác nhau:
Tại namix trấu tươi trước khi được đưa vào sản xuất đều được ủ sơ bộ để loại bỏ các mầm bệnh và phần cám còn trong hạt trấu từ đó trở thành một loại vật liệu rất tốt khi trồng cây.
Cách này tiêu diệt được mầm bệnh mà vẫn giữ được độ tươi của trấu, trấu vẫn còn nguyên cánh tơi xốp thoáng khí. Nên thành phẩm các sản phẩm đất sạch của NAMIX luôn giữ được độ tơi xốp, thoát nước tốt mà không bị nén chặt.
Đặc biệt, công ty còn có một nhãn hiệu là đất trồng Nông Phố, sản phẩm này cũng có phối trộn trấu hun đã xử lý luôn đó mọi người và có giá thành phải chăng hơn nữa.
Trên đây là những thông tin về nguyên liệu trấu hun là gì và cách trộn chúng để làm đất trồng cây. Đây là nguyên liệu quý giá trong nông nghiệp, giúp nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng, đồng thời bảo vệ môi trường bằng cách tận dụng các chất thải nông nghiệp một cách hiệu quả.