Hoa hồng là loài hoa được yêu thích bởi vẻ đẹp tinh tế và mùi thơm quyến rũ. Trồng hoa hồng trong chậu, đơn giản, tiện lợi, có thể đặt ở bất kỳ đâu để mang lại vẻ đẹp cho không gian sống của bạn. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách trồng hoa hồng trong chậu một cách hiệu quả, từ chuẩn bị đất, chọn giống, đến chăm sóc và tạo điều kiện tối ưu cho cây phát triển, ra hoa nhiều và đẹp.
Mục Lục Bài Viết
ToggleTại sao nên trồng hoa hồng trong chậu?
Nhiều người thường lựa chọn trồng hoa trong chậu thay vì trồng thẳng xuống đất hoặc vườn vì:
- Cách này thích hợp để trồng cây sau khi giâm cành, chiết cành hoặc trồng cây con dưới 3 tháng tuổi. Nếu trồng cây này xuống đất luôn thì khả năng sống không cao, dễ bị mưa, côn trùng gây hại hay vật nuôi cắn phá.
- Trồng trong chậu đỡ mất thời gian hơn, dễ dàng tưới nước, bón phân hay di chuyển cây.
- Bạn dễ kiểm soát, theo dõi tình trạng cỏ dại, côn trùng gây hại cho cây.
- Lựa chọn phù hợp cho những ai không có nhiều diện tích trồng cây
- Dễ nhân giống, đủ sức nuôi các bầu chiết ra rễ
- Có thể đặt chậu hoặc xoay đổi vị trí cây để nhận đủ ánh sáng, giúp cây phát triển mạnh mẽ.
Cách trồng hoa hồng trong chậu tỷ lệ thành công cao
Chọn chậu trồng hoa hồng phù hợp nhất
Khi trồng hoa hồng bạn cần lưu ý những điểm sau để quá trình trồng và phát triển của cây sẽ diễn ra thuận lợi. Cụ thể như sau:
- Bạn nên chọn trồng ở chậu bằng gốm, đất sét thay cho chậu nhựa. Chọn chậu có lỗ thoát nước để tránh tình trạng ngập úng đất, làm hỏng rễ cây.
- Chọn chậu có kích thước thích hợp với sự phát triển của cây. Chậu phải rộng rãi để bộ rễ phát triển, chiều cao > 25cm vì cây hoa hồng thường đâm rễ sâu.
- Nên lựa chọn chậu có kích thước phù hợp, đừng quá nhỏ hay quá to. Chậu nhỏ sẽ khiến cây không đủ đất, không gian phát triển, dễ bị còi cọc, chậm lớn, hoa ít và nhỏ. Còn chậu lớn thì gây lãng phí giá thể trồng, phân bón, nước. Bên cạnh đó, chậu lớn sẽ thoát nước chậm hơn, dễ bị ẩm thấp, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm khuẩn phát triển.
Cách chọn chậu theo số lượng cây hoa như sau:
- Chọn chậu có đường kính từ 15 – 20cm: 3 – 5 cây
- Chậu có đường kính 20 – 30cm: trồng 5 – 10 cây
- Chậu có đường kính 30 – 40cm: trồng 10 – 25 cây
- Lớn hơn 40cm: 15 – 30 bông (tầm cỡ bồn hoa)
Chuẩn bị đất trồng tốt, tơi xốp
Muốn trồng hoa hồng đẹp, khoẻ thì không thể trồng bằng đất tự nhiên. Vì vậy nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm để trộn đất trồng hoa hồng thì có thể mua giá thể đã phối trộn sẵn đang bán trên thị trường hiện nay. Vì nếu đất không đủ sạch, tốt thì sẽ khiến cây hoa bị thiếu chất dinh dưỡng, dễ bị bệnh, ngập úng rễ,…
Hoa hồng cần đất có độ thoát nước tốt và giàu chất hữu cơ. Bạn có thể lựa chọn đất trồng hoa NAMIX với nhiều cải tiến vượt trội như:
- Giá thể bổ sung nhiều đá khoáng như Perlite, Vơ Mi, tạo sự tơi xốp, có khả năng thoát nước tốt để tránh cây bị thối rễ.
- Bổ sung phân chậm tan giúp cung cấp dinh dưỡng cần thiết nhất cho sự phát triển của cây.
Chọn giống hoa hồng dễ trồng
Nếu bạn là người mới trồng hoa hồng thì nên chọn những giống hoa đã thuần khí hậu. Có thể là hoa hồng cổ, hoa hồng ngoại nhưng phải hợp với khí hậu nước ta. Ngoài ra, bạn cần chú ý đến việc lựa chọn giống hoa như sau:
- Theo sở thích: Trên thị trường có rất nhiều loại giống hoa hồng đa dạng hình dáng, màu sắc. Vì vậy, tùy theo sở thích mà bạn hãy chọn cho mình cây hoa phù hợp.
- Dựa vào mức độ hấp thụ ánh sáng: Tùy vào môi trường ánh sáng trong nhà mà bạn chọn giống hoa hồng thích hợp, có thể là loại hoa hồng chịu bóng hoặc ánh sáng yếu.
- Xem xét kích thước cây: Nếu bạn định trồng trong chậu có diện tích nhỏ, thì hãy chọn giống hoa hồng mini hoặc loại cây có thể cắt tỉa để duy trì kích thước nhỏ gọn.
- Cây khoẻ mạnh, không sâu bệnh: Đây là điều mà bạn cần lưu ý khi chọn giống cây hoa về trồng. Đừng nên chọn giống ghép vì chúng có thể phát triển nhanh nhưng cũng nhanh bị thoái hoá, chậm phát triển.
Vị trí đặt chậu hoa phù hợp
Ánh sáng là yếu tố giúp hoa hồng phát triển khoẻ mạnh. Vậy nên, bạn cần nên bố trí chậu ở nơi có ánh sáng nhưng tránh ánh nắng trực tiếp. Cần đảm bảo hoa hồng tiếp xúc với ánh nắng từ 5 – 6 tiếng. Khi đó quá trình quang hợp được diễn ra thuận lợi.
Tránh ánh nắng gay gắt hoặc thiếu sáng vì dễ khiến cây bị bệnh hoặc cây không đủ điều kiện ra hoa, năng suất kém. Bên cạnh đó, ánh sáng chiếu trực tiếp khiến nhiệt độ tăng cao, cây sẽ không quang hợp nữa, dễ bị cháy lá.
Cách trồng hoa hồng trong chậu khi mới mua về
- Gieo hạt hoặc chăm sóc cây con: Tùy vào loại giống mà bạn sẽ gieo hạt hoặc trồng cây con đã mua từ cửa hàng cây cảnh.
- Cách trồng: Cho đất trồng hoa NAMIX vào chậu. Không đổ giá thể đầy chậu, nên cách chậu khoảng 5cm. Khi đó, lúc tưới nước sẽ không bị tràn ra ngoài, làm trôi chất dinh dưỡng. Cắt vỏ bầu đựng hoa, cho bầu đặt vào giữa chậu. Không nên trồng cây quá sâu vì rễ cây cần không khí để thở, trồng quá sâu dễ khiến cây bị úng gốc, thối rễ. Đổ phần đất còn lại vào chậu, ấn nhẹ nhàng để giúp cây được đứng vững.
- Tưới nước đều đặn: Đảm bảo cây luôn được cung cấp đủ nước, nhưng tránh tình trạng thái nước quá mạnh.
- Bón phân đều đặn: Bón phân theo lịch trình và liều lượng khuyến nghị để cây luôn phát triển và ra hoa tốt.
Ngoài trồng cây con thế này thì bạn có thể trồng hoa hồng bằng cành. Cách trồng cũng tương tự, bạn có thể cắt cành từ cây mẹ khoẻ mạnh, không sâu bệnh.
Kinh nghiệm trồng hoa hồng – Cây xanh tươi, hoa đẹp
- Điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm: Hoa hồng thích nhiệt độ mát và độ ẩm ổn định, đây là điều kiện tốt nhất để cây phát triển.
- Quang hợp tốt: Đặt cây ở nơi có đủ ánh sáng tự nhiên để thúc đẩy quá trình sinh trưởng và ra hoa.
- Thiết kế không gian trồng hợp lý: Bố trí cây hợp lý trong nhà để tạo điểm nhấn, mang lại vẻ đẹp và sự thoải mái cho không gian sống.
- Tưới nước thường xuyên: Bạn nên đảm bảo tưới cây thường xuyên hàng ngày vào buổi sáng, không nên tưới buổi tối sẽ rất dễ bị bệnh nấm.
- Chế độ bón phân: Nếu sử dụng đất trồng NAMIX thì sau 4 tháng, bạn có thể bón thêm phân hữu cơ cho cây, vừa tăng dinh dưỡng lại đảm bảo an toàn.
- Cắt, tỉa ngọn, cành hoa: Cắt bỏ những hoa héo, cành bị gãy, già để cây tươi mới. Thời điểm thích hợp nhất để cắt tỉa là đầu mùa khi chồi hoa hồng phình ra.
- Phòng và trị sâu bệnh: Cây hoa hồng thường bị các vấn đề như nấm, nhện đỏ, nhện trắng, ốc sên, sâu ăn lá, bọ trĩ… Cần theo dõi và tiêu diệt, ngăn ngừa bệnh phát triển.
Những điều cần lưu ý khi trồng hoa để cây khoẻ, hoa đẹp
Khi nào cần thay chậu?
Khi cây mới mua về cần sang chậu ngay để cây được cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Hoặc trong quá trình trồng, nếu thấy cây bị vàng lá, dù đã bổ sung đầy đủ dinh dưỡng thì nên thay chậu và giá thể trồng hoa hồng để hạn chế tình trạng bộ rễ bị ngộp.
Thời điểm thích hợp để trồng hoa?
Tầm tháng 2 – 3 hoặc mua thu tháng 10, thời tiết rất phù hợp để cây sinh trưởng và phát triển. Nếu trồng vào mùa hè chỉ cần che bớt nắng đến khi cây phát triển mạnh, mùa đông (miền Bắc) cần che gió mạnh.
Bao lâu thì cây hoa hồng ra hoa?
4 – 7 ngày sau cắt tỉa, cây sẽ bắt đầu bật mắt và đâm chồi. Sau 15 – 20 ngày cắt tỉa cây thì cây sẽ ra nụ. Sau 5 -10 nữa, hoa bắt đầu nở. Tuy nhiên chúng còn tùy thuộc vào thời tiết và sự chăm sóc của bạn.
Qua các bước hướng dẫn trồng hoa hồng trong chậu trên thì hy vọng bạn sẽ thành công khi thử trồng. Hãy bắt đầu thực hiện để có được những chậu hoa xinh xắn nhé. Nếu bạn muốn mua hoặc cần tư vấn về đất trồng hoa hay các loại đất trồng cây nào khác, hãy liên hệ với NAMIX để được tư vấn và hỗ trợ tận tình.