Trồng nấm rơm tại nhà đang được nhiều người quan tâm. Bởi nấm rơm là thực phẩm cung cấp dinh dưỡng được người Việt yêu thích và thường xuyên xuất hiện trong các món ăn hàng ngày với nhiều cách thức chế biến khác nhau. Cùng tìm hiểu về điều kiện sinh trưởng của nấm rơm cũng như cách trồng tại nhà như thế nào qua bài viết ngày hôm nay nhé!

nấm rơm

Nguồn: Internet

Điều kiện sinh trưởng của nấm rơm

Trong tự nhiên, nấm rơm có thể mọc đơn độc hoặc mọc thành cụm trên rơm, rạ. Nấm rơm sinh trưởng tốt hơn vào mùa hè, khi điều kiện môi trường nóng ẩm. Sau những cơn mưa, chúng mọc lên hàng loạt trên các lớp rơm, rạ còn ẩm ướt. Ngày nay, ngoài rơm thì người ta còn dùng nhiều vật liệu khác để nhân giống chúng như bã mía, thân hoặc lá chuối, bông gòn, lục bình. Tuy nhiên sử dụng rơm để nuôi trồng nấm vẫn năng suất hơn cả.

  • Nhiệt độ trồng thích hợp: khoảng 30-32oC.
  • Độ ẩm không khí : khoảng 80%

Tuy nhiên, vào những thời điểm lạnh hơn, vẫn có thể trồng nấm rơm miễn là che chắn cẩn thận. Nấm rơm được đánh giá là rất dễ trồng, thời gian thu hoạch nhanh (chỉ khoảng 10-15 ngày).

Chuẩn bị trồng nấm rơm tại nhà

  • Rơm
  • Túi nilon
  • Vôi

chuẩn bị trồng nấm rơm

Nguồn: Internet

Cách trồng nấm rơm tại nhà

cách trồng nấm rơmNguồn: Internet

Xử lý rơm trồng nấm

  • Bước 1: Pha nước vôi với tỷ lệ 0,5kg vôi bột với 1 khối nước. Nước dùng để ngâm rơm nên là nước mưa, nước giếng, không dùng nước máy vì chúng chứa chất tẩy rửa hoặc nếu dùng cần ngâm ít nhất một ngày.
  • Bước 2: Cho rơm vào ngâm. Giậm chân đều để rơm được ngập nước vôi.
  • Bước 3: Ngâm khoảng 2 tiếng đến 1 ngày rồi vớt rơm ra, gom thành đống để ủ.
  • Bước 4: Trùm bạt nilong màu đen bao bọc lại để tạo môi trường ủ tốt nhất cho rơm. Ủ khoảng 3 ngày thì tiến hành đảo, cho phần rơm bên ngoài vào trong, bên trong ra ngoài, dưới lên trên, trên xuống dưới, gom thành đống và tiếp tục ủ thêm 3 ngày nữa là xong.

Để biết đạt chất lượng chưa, hãy dùng tay nắm chặt một nắm rơm, nếu thấy nước rĩ ra trên ngón tay thì đã đạt.

Chăm sóc nấm rơm

Độ pH

Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình thu nhận thức ăn của nấm rơm, độ pH thích hợp nhất là từ 7 đến 8. Dùng giấy quỳ để đo độ pH.
Để điều chỉnh độ pH, trong quá trình ủ ta dùng giấy quỳ để kiểm tra mỗi ngày, nếu độ pH còn thấp thì tưới thêm nước vôi vào.

Nhiệt độ

Thích hợp nhất để nấm rơm hình thành quả thể là từ 28 đến 32 độ C. Nếu trồng trong nhà kín, nhiệt độ sẽ cao hơn bên ngoài do ít thông thoáng. Do đó, cần phải kiểm tra thường xuyên để kịp thời xử lý.
Nếu nhiệt độ cao, thì cần lưu thông gió cho nhà kín bằng các thiết bị lưu thông gió. Nếu trồng số lượng ít, đủ phục vụ bữa ăn gia đình, thì có thể dùng quạt để xử lý.

Độ ẩm

Độ ẩm không khí có tác dụng điều hòa sự bốc hơi nước từ mô nấm và quả thể ra không khí. Độ ẩm thích hợp nhất là từ 80-100%. Độ ẩm quá thấp có thể khiến nấm bị teo đầu, sản phẩm không đạt chất lượng.
Xử lý bằng cách tưới nước phun sương để tăng cường độ ẩm, chú ý tưới phun sương hạt mịn để không làm đứt tơ nấm.

Không khí

Cần duy trì sự thông khí cho môi trường trồng, nếu trong nhà kín thì cần lắp đặt thiết bị đưa không khí vào.

Nước

Cần thường xuyên kiểm tra bề mặt rơm để biết độ khô mà kịp thời tưới phun sương khi cần thiết.

Lưu ý: Nguyên liệu trồng nấm rơm rất đa dạng, ngoài rơm bạn có thể dùng mùn cưa, bã mía, bẹ chuối khô, đay, bông gòn…

Nguồn: Internet

Cách trồng nấm rơm cực kỳ đơn giản, những người chưa có kinh nghiệm trồng vẫn có thể thử nhé! Cùng theo dõi Namix để biết thêm những kinh nghiệm làm vườn mới nhé!

Tìm hiểu thêm

Bài Viết Liên Quan

Call Now Button