Trồng cây theo hướng hữu có đang là xu hướng hiện nay của nông nghiệp. Nhu cầu sử dụng phân hữu cơ cũng tăng lên. Tuy nhiên, để sử dụng phân hữu cơ một cách hiệu quả, bạn cần biết được ưu nhược điểm của phân hữu cơ để sử dụng cho hợp lý.
Mục Lục Bài Viết
ToggleƯu nhược điểm của phân hữu cơ
Phân hữu cơ chứa nhiều chất dinh dưỡng đa dạng cho cây trồng, giúp cải thiện chất lượng đất, tăng độ tơi xốp của đất lại bảo vệ môi trường nên được nhiều người sử dụng. Đặc biệt là khi trồng trọt, làm vườn tại nhà. Dưới đây là những ưu nhược điểm của loại phân bón này.
Phân hữu cơ được sử dụng nhiều trong trồng trọt, làm vườn hiện nay nhờ có nhiều ưu điểm như:
- Đa số các loại phân hữu cơ đều có hàm lượng chất hữu cao, cung cấp cho cây trồng.
- Cải tạo đất bạc màu, đất nghèo dinh dưỡng, làm thay đổi cấu trúc đất, giúp đất tơi xốp hơn
- Cung cấp dinh dưỡng cho cây một cách an toàn, ít gây ngộ độc, sốc phân cho cây
- Không làm chua đất, cân bằng pH
- Tăng cường hiệu quả sử dụng phân hóa học
- Tạo điều kiện cho vi sinh vật đất phát triển
- Rẻ, tận dụng được các nguồn hữu cơ tại chỗ
- Góp phần bảo vệ môi trường, cân bằng hệ sinh thái
- Giảm xói mòn đất
Ưu điểm của phân hữu cơ
Trồng trọt theo hướng hữu cơ thì người làm vườn luôn quan tâm đến sức khỏe của đất, chất lượng sản phẩm rau hoa quả khi thu hoạch. Việc sử dụng phân hữu cơ là lựa chọn ưu tiên khi cần nguồn dinh dưỡng cải tạo đất và cung cấp cho cây trồng.
Phân hữu cơ chính là phương thuốc hữu hiệu để cải thiện độ phì nhiêu của đất. Hàm lượng hữu cơ dồi dào sẽ đem lại nguồn thức ăn cho vi sinh vật đất, phân giải nguồn hữu cơ này thành dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng. Chất hữu cơ cũng chính là phương tiện để đảm bảo các mối quan hệ cộng sinh, hỗ trợ trong đất được đảm bảo.
Những vườn, trang trại lớn, thường sử dụng phân hóa học để đảm bảo nặng suất và sản lượng. Sử dụng phân hóa học đơn thuần như thế này sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của đất và hệ vi sinh vật đất. Chính vì vậy, trong kỹ thuật canh tác nông nghiệp, chúng ta luôn được khuyến cáo sử dụng phân hữu cơ để cân bằng, duy trì độ phì nhiêu của đất.
Chúng ta tận dụng các nguồn hữu cơ như phân chuồng, các loại cây phân xanh, xác bã thực vật,…để làm nguồn phân hữu cơ cũng là góp phần bảo vệ môi trường, tiết kiệm chi phí sản xuất.
Nhược điểm của phân hữu cơ
Trên đây là ưu điểm của phân hữu cơ, nhưng Namix giải đáp cả ưu nhược điểm của phân hữu cơ. Sau đây là nhược điểm phân hữu cơ mà bạn cần biết.
- Đa số các loại phân hữu cơ truyền thống đều có hàm lượng dinh dưỡng thấp
- Phân hữu cơ phân giải chất dinh dưỡng chậm, cần ít nhất 10 – 15 ngày cây mới hấp thu được, cung cấp không kịp thời dinh dưỡng được nếu cây đang thiếu hụt nhiều
- Một số loại phân hữu cơ cần được xử lý trước khi bón nếu không dễ gây bệnh cho cây trồng, và có mùi hôi
- Các loại phân hữu cơ thương mại chất lượng, giá thành thường rất cao
- Khối lượng phân cần dùng nhiều để đáp ứng đủ nhu cầu của cây trồng.
Sử dụng phân hữu cơ là tốt, nhưng không hiểu rõ dẫn đến dùng sai cách thì hiệu quả mang lại thấp. Nhiều nơi nông dân còn sử dụng phân chuồng tươi chưa ủ hoai để bón cho cây trồng. Vô tình lại mang đến nguồn bệnh, mầm cỏ dại cho khu vườn của mình.
Làm thế nào để sử dụng phân hữu cơ cho hợp lý?
Nắm rõ các ưu nhược điểm của phân hữu cơ sẽ giúp các bạn sử dụng loại phân này một cách tối ưu nhất.
Xem thêm: Cách sử dụng từng loại phân hữu cơ hiệu quả
Thời điểm sử dụng phân hữu cơ hợp lý
Phân hữu cơ cần thời gian để phân giải dinh dưỡng thông qua hoạt động của vi sinh vật, cho nên loại phân này thường được sử dụng để bón lót trước khi gieo trồng. Bón định kỳ 15 ngày/lần trước mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây.
Các loại phân hữu cơ sử dụng phổ biến
Cùng nhóm phân hữu cơ có nhiều loại khác nhau. Hiện tại có các nhóm phân hữu cơ sau: phân vi sinh, phân hữu cơ truyền thống, phân hữu cơ khoáng, phân hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ sinh học…
Với ưu điểm và nhược điểm của phân bón hữu cơ, mỗi loại phân bón cũng có thêm các dạng khác nhau nữa như phân bón dạng lỏng, dạng bột, dạng viên nén, dạng viên nở, …
Dựa vào nhu cầu cây trồng mà chúng ta sẽ lựa chọn loại và dạng phân thích hợp. Ví dụ bạn cần cung cấp dinh dưỡng cho cây nhanh, có thể sử dụng các loại phân hữu cơ dạng lỏng để đạt kết quả tốt nhất.
Nên sử dụng các loại phân hữu cơ đã được xử lý,ủ hoai. Bạn không nên sử dụng các loại phân tươi, phân chưa xử lý vì dễ gây bệnh cho cây trồng và ô nhiễm môi trường.
Xem thêm: Cách ủ phân hữu cơ tại nhà đơn giản
Liều lượng sử dụng phân hữu cơ hiệu quả
Với sự phân biệt ưu nhược điểm của phân hữu cơ thì đây loại phân an toàn, ít gây ngộ độc cho cây trồng. Nhưng bạn cũng cần phải sử dụng đúng liều lượng ghi trên hướng dẫn bao bì. Một số loại phân hữu cơ cho cây trồng có hàm lượng đạm cao như phân gà, dịch đạm cá sử dụng quá nhiều cũng làm nóng và chết cây.
Bón phân hữu cơ đúng cách mang lại hiệu quả cao
Phân hữu cơ dạng viên, dạng bột bạn nên bón vùi vào đất sau đó tưới nước để phân dễ hòa tan. Một số cách bón phân như sau:
- Bón theo hốc: phân bón được cho vào các lỗ nhỏ xung quanh gốc cây sau đó lấp đất lại
- Bón theo hàng: Rạch hàng dài theo luống cây, sau đó rải phân lấp đất lại. Hoặc bón trực tiếp theo hàng kết hợp với xới đất, vun gốc
- Bón theo đường kính tán (thường dùng cho hoa kiểng, cây lâu năm): đảo rảnh sâu 20 – 30 cm theo hình chiếu tán cây, bón phân theo rãnh đào, sau đó lấp đất lại
- Trộn cùng với giá thể, đất trước khi trồng
- Hòa tan với nước để phun, tưới cho cây
Những vẫn đề về phân bón luôn là đề tài nóng hổi trong nông nghiệp. Hi vọng, những ưu nhược điểm của phân hữu cơ này sẽ giúp các bạn có góc nhìn tổng quan hơn và sử dụng đúng cách hơn cho loại phân bón này. Hiện nay, NAMIX đã cho ra mắt dòng sản phẩm phân hữu cơ cho rau NAMIX, giúp mọi người làm vườn dễ hơn, cây lên xanh tốt, ngon và đậm vị hơn.
Bạn cần tư vấn và hỗ trợ, hãy liên hệ:
Khách mua lẻ, tư vấn kỹ thuật: Nhắn tin Fanpage Namix
Khách Mua sỉ, làm Đại lý: 0907282348 (Ms Nhật Phúc) hoặc Nhắn tin Zalo