Để trồng dưa lưới trên sân thượng bằng thùng xốp hay chậu không khó. Nếu bạn có một khoảng trống trước nhà hay sân thượng thì tại sao lại không tự trồng dưa lưới? Tự tay trồng dưa lưới trên sân thượng là một trải nghiệm cực kỳ thú vị! Vậy để các bạn có thể tự trồng dưa lưới ngay trên sân thượng nhà mình, Namix sẽ hướng dẫn các bạn trồng dưa lưới trong chậu, thùng xốp ở bài viết này nhé.

dưa lưới

Điều kiện, thời vụ trồng dưa lưới

Ở đâu trồng được dưa lưới?

Dưa lưới thích hợp với khu vực có khí hậu ấm áp, khô ráo và đầy đủ ánh sáng. Dưa lưới có thể trồng được ở ba miền Bắc Trung Nam. Tuy nhiên, vì điều kiện khí hậu khác nhau nên thời vụ trồng dưa lưới ở mỗi miền cũng khác nhau như: Miền Nam có thể trồng quanh năm, miền Trung và miền Bắc nên hạn chế trồng mùa mưa bão, rét lạnh.

Miền Bắc trồng dưa lưới vào tháng mấy?

Miền Bắc thường có 2 vụ trồng chính: vụ Xuân bắt đầu trồng từ tháng 2 đến đầu tháng 3 cho thu hoạch tháng 4 và tháng 5 và vụ thu Đông trồng từ tháng 8 – 9 thu hoạch vào tháng 11 – 12.

Tuy nhiên, nếu bạn trồng dưa lưới trong chậu, thùng xốp tại nhà thì có thể tăng thêm một vụ nữa. Trồng từ tháng 2 đến tháng 9 và nhiệt độ thích hợp để trồng dưa ở 20-35 độ C.

Trồng Dưa Lưới Trong Thùng Xốp Cần Chuẩn Bị Gì?

  1. Hạt giống dưa lưới (có nhiều giống để bạn chọn: taki, takeda, thúy phượng, đan phượng…mỗi loại có thời gian sinh trưởng khác nhau dao động từ 75 – 90 ngày).
  2. Khay ươm hạt
  3. Đất sạch trồng chậu Namix
  4. Túi bầu chuyên trồng dưa lưới

Cách Trồng Dưa Lưới Trong Thùng Xốp

Trước tiên, để tăng tỉ lệ nảy mầm bạn cần ngâm ủ hạt giống trước.

Ngâm hạt với nước ấm (2 sôi + 3 lạnh) trong 4 – 6 giờ. Sau đó, bạn lấy hạt ra và dùng khăn ẩm để ủ hạt trong 8 – 10 giờ. Bạn kiểm tra thấy hạt nứt mép là được.

Cách xử lí hạt giống

Cho đất vào khay ươm, dùng tay ấn nhẹ đất rồi cho hạt vào lỗ.

Kĩ thuật trồng dưa lưới

Sau đó, bạn phủ một lớp đất mỏng lên trên, phun nước nhẹ và đặt vào nơi râm mát.

cách trồng dưa lưới

Sau 3 – 5 ngày hạt bắt đầu nảy mầm, bạn đưa khay ươm ra nơi có ánh sáng nhẹ.

cách trồng dưa lưới tại nhà

Khoảng 8 – 10 ngày sau gieo cây đã có 2 lá thật, bạn trồng cây vào bầu. Thông thường, bạn phải phối trộn giá thể để có môi trường thích hợp cho cây phát triển. Nhưng với việc sử dụng đất sạch Namix, bạn không cần phải phối trộn thêm các loại giá thể khác kể cả phân bón.

cách trồng dưa lưới tại nhà

Khi cây có 5 – 6 lá thật tiến hành cắt tỉa nhánh, bạn cần cắt bỏ hết cho đến khi cây ra đến lá thứ 8 – 13 thì để nhánh đó lại. Khi cây được 22 – 25 lá thì cắt ngọn.

Cách Chăm Sóc Dưa Lưới Đúng Cách

Tưới nước

  • Sau trồng cây con bạn cần tưới nước thường xuyên, giữ đủ ẩm cho cây khoảng 0,5 – 0,7l/cây/ngày.
  • Khi thời tiết quá nắng, cần tưới nhiều hơn và tưới ít hơn vào những ngày ẩm mát.
  • Nếu trồng dưa lưới trong thùng xốp, chậu, cần đảm bảo thoát nước tốt tránh gây ngập úng, thối rễ và chết cây.
  • Trước khi thu hoạch 8 – 10 ngày, cần cắt giảm lượng nước tưới để dưa lưới giòn hơn, ngọt hơn.

Làm giàn

  • Khi cây có 5 – 6 lá thì tiến hành làm giàn cho dưa lưới.
  • Có thể đóng cọc hoặc dùng dây nilong buộc nhẹ vào giàn lưới.
  • Quả dưa lưới to, nặng nên chú ý đến việc treo quả để quả làm gãy thân.
Trồng dưa lưới trong thùng xốp

Bón phân

  • Phân bón NPK là lựa chọn của nhiều người để dưa lưới cho trái chất lượng. Có thể chọn các loại phân hữu cơ để bổ sung dinh dưỡng và tăng độ ngọt tự nhiên cho quả. Chẳng hạn như phân trùn quế, chuồng hoai mục, chuối trứng sữa, đạm cá, rong biển, nước vo gạo,…
  • Phân trùn quế tiến hành bón vào 7NST, bón thường xuyên mỗi tuần/lần đến trước khi thu hoạch 7 ngày thì ngưng.
  • Phân đạm cá pha loãng, tưới thường xuyên 7 – 10 ngày/lần, từ 10NST đến trước khi thu hoạch 7 ngày thì ngưng.
  • Khoảng 20NST cần bón tăng lượng kali nhiều hơn đạm bằng phân dịch chuối, bón hàng tuần cho quả phát triển tốt nhất.
  • Đến khi cây được 30NST thì tăng kali đậm hơn, bón cách ngày để giúp quả tăng độ ngọt tự nhiên.

Cắt tỉa và ngắt ngọn

  • Khi cây có 5 – 6 lá thật cần tiến hành cắt tỉa hết các nhánh lẻ, chỉ giữ lại nhánh lẻ khi cây phát triển đến lá thứ 8 hoặc thứ 10.
  • Khi cây lớn được 22 – 25 lá thì tiến hành ngắt bớt ngọn để cây tập trung nuôi quả.

Thụ phấn

Phân biệt hoa đực và hoa cái

  • Hoa cái: Mọc từ nách lá, mỗi nách có 1 hoa. Phía dưới cánh hoa có bầu nhỏ, thụ phấn thành công sẽ phát triển thành quả
  • Hoa đực: Mọc từ nách nhánh, mỗi nách có 1 cụm nhiều hoa. Hoa ngắn hơn & không có bầu nhỏ phía dưới giống hoa cái

Thời điểm và thời gian thụ phấn

  • Khi thấy đầu hoa cái chuyển vàng là hoa sắp nở thì cần tiến hành thụ phấn để đạt tỉ lệ đậu cao nhất.
  • Bạn nên thụ phấn cho hoa vào lúc 6-8h sáng

Cách thụ phấn

  • Thụ phấn từ nách lá thứ 9 – nách lá 15 là tối ưu nhất.
  • Ngắt hoa đực, vặt sạch cánh, để lại phần nhị hoa chứa phấn màu vàng.
  • Xoay đều nhị hoa đực xung quanh nhụy hoa cái. Sợ không đủ phấn thì có thể dùng 2 – 3 hoa đực/1 cái. Hoặc có thể dùng chổi sơn loại nhỏ hoặc bông tăm quét phấn từ nhị đực sang nhụy cái.
Trồng dưa lưới trong chậu

Cách tuyển quả và treo quả dưa lưới

Sau 5-7 ngày thụ phấn, tùy tình trạng vườn nếu thấy hoa cái bắt đầu phình ra là quả đã đậu. Nếu có quá nhiều hoa đậu quả thì có thể ngắt bỏ bớt chỉ để cây ra 2-3 quả phình đều, to nhất, căng da, ít lông, không ghẻ. Tránh việc nuôi quả quá nhiều làm giảm năng suất cũng như chất lượng quả.

Quả to dần đồng nghĩa với trọng lượng tăng dần. Lúc này, bạn phải dùng dây treo quả cho chắc chắn vào giàn, tránh tình trạng quả quá nặng làm đứt thân cây.

Lưu ý bọc quả để tránh ruồi vàng chích hút, có thể bọc bằng bao trái cây, túi vải không dệt kích thước 25×30 hoặc bạn có thể dùng bao nylon bọc quả lại nhưng nhớ đục đáy và đục lỗ xung quanh để quả thoáng khí.

Phòng ngừa sâu bệnh

  • Giai đoạn cây 3 – 4 lá thật phun thuốc ngừa bọ trĩ 1 lần (pha 70% theo liều hướng dẫn trên bao bì khi chưa phát hiện bệnh)
  • Dùng các loại bẫy pheromone để dẫn dụ ruồi vàng, nên để cách xa khu vực trồng 2 – 3m, tránh để ngay trên cây.
  • Khi cây tầm 10 lá thì phun Bihoper ngừa sâu và bọ trĩ tiếp 1 lần ( vẫn pha 70% liều dùng để ngừa nếu chưa phát hiện sâu bệnh)
  • Phun vi sinh Emnia – P ngừa nấm bệnh định kỳ 5 ngày/lần từ lúc trồng cây con, liều lượng 10ml/l nước
  • Phun vi sinh đối kháng Trichoderma để ngừa bệnh héo xanh cho cây, tưới lần 1 khi cây được 6 – 7 lá thật và lần 2 lúc quả bắt đầu tạo lưới.
  • 10 ngày cuối thường xuyên kiểm tra đít quả để tránh bị thối đít, nên tỉa lá dọn vườn thông thoáng, giãn mật độ trồng vào mùa mưa.
Chăm sóc dưa lưới

Cách Làm Tăng Tỉ Lệ Đậu Quả Cho Dưa Lưới

Khi cây ra hoa, bạn có thể thụ phấn bổ sung cho cây để tăng tỉ lệ đậu quả. Bạn lấy nhị của hoa đực đang nở chấm vào đầu nhụy của hoa cái, thực hiện vào lúc 8 – 9 giờ sáng. Mỗi cây chỉ nên để lại từ 1 – 2 quả. Từ khi quả phình ra cho đến khi quả chín khoảng một tháng.

Việc trồng dưa lưới của bạn vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần cung cấp đủ nước cho cây phát triển và sau đó là hưởng thành quả của mình.

Tìm hiểu thêm

Bài Viết Liên Quan

Call Now Button