Hoa ngũ sắc tím rủ là loại cây cảnh dây leo có công dụng trang trí vời thường được chọn trồng chậu, trồng trong vườn, cổng rào… Hãy cùng Namix tìm hiểu về đặc điểm và cách trồng loại hoa này nhé!

cây ngũ sắc tím

Ảnh: internet

Ngũ sắc tím rủ là cây gì?

Cây ngũ sắc có tên khoa học là Lantana camara, thường được gọi bằng các tên khác như là cây trâm ổi, thơm ổi, hoa ngũ vị,… có nguồn gốc từ Trung Mỹ sau đó phổ biến khắp các nước nhiệt đới. Ở nước ta, trước đây cây ngũ sắc thường mọc dại, sau đó được trồng như một loại cây trang cảnh trang trí vườn nhà, cổng chào, hàng rào….

Cây ngũ sắc thường có các màu như vàng, cam, đỏ, tím, hồng, trắng… Trong đó hoa ngũ sắc tím rủ là loại hoa được ví như nàng thơ trong các loại hoa ngũ sắc và ưa chuộng hơn cả vì vẻ đẹp lãng mạn và dịu dàng của mình.

Đặc điểm của cây hoa ngũ sắc tím

Cây ngũ sắc tím rủ cũng có những đặc điểm hình thái giống với những loại cây ngũ sắc khác:

  • Thân cành: Cây ngũ sắc tím là loại cây thân nhỏ, có nhiều cành nhỏ nằm ngang đan xen mọc thành bụi.
  • Lá: Lá cây ngũ sắc tím hình bầu dục, nhọn, mặt lá xù xì, mép lá có răng cưa; mặt trên có lông ngắn cứng, mặt dưới lông mềm hơn; phiến lá dài 3 – 9 cm, rộng 3 – 6 cm; cuống lá ngắn, phía trên cuống có dìa.
  • Hoa: Hoa ngũ sắc tím được tạo thành từ 5 cánh hoa bao quanh nhị vàng và thường mọc thành cụm hình khối cầu nhỏ. Màu tím của hoa nhạt dần về phía tâm hoa tạo thành màu trắng bao quanh lấy nhụy vàng. Cây ngũ sắc tím ra hoa quanh năm.
  • Mùi thơm: Hoa ngũ sắc tím có tỏa ra mùi thơm như hương ổi chín ngào ngạt, đó cũng là lý do mà người ta gọi loại hoa này là hoa thơm ổi.

đặc điểm của cây ngũ sắc tím

Ảnh: internet

Tác dụng của cây hoa ngũ sắc

  • Tác dụng làm cảnh, trang trí: Với vẻ đẹp dịu dàng và sức hút lãng mạn riêng của mình, cây ngũ sắc tím được trồng để làm hàng rào, cổng chào, trồng chậu trang trí, bonsai, trang trí vườn nhà…
  • Tác dụng chữa bệnh: Từ xưa đã có rất nhiều bài thuốc dân gian từ cây ngũ sắc, cả lá thân và rễ của cây ngũ sắc đều có tác dụng làm thuốc. Người ta thường dùng cây ngũ sắc để tiêu độc, giảm đau, hạ sốt, cầm máu, trị sởi, ngứa da, quai bị… Tuy nhiên lưu ý là cần phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ vì theo đông y thì cây ngũ sắc cũng là một loại cây có độc nếu sử dụng không hợp lý và quá liều. Thêm một lưu ý là cây ngũ sắc không có tác dụng chữa bệnh viêm xoang như cây cứt lợn, cần tránh nhầm lẫn khi sử dụng.
  • Tác dụng khác: Cây ngũ sắc còn có một số tác dụng khác như dùng làm thức ăn cho cừu, trồng để chống xói mòn đất (ở Tanzania và Ấn Độ), chiết xuất tinh dầu trong sản xuất nước hoa…

Ảnh: Internet

Cách trồng và chăm sóc cây hoa ngũ ngũ sắc tím rủ

Cây ngũ sắc tím là loại cây có sức sống mạnh mẽ, dễ trồng và chăm sóc, tuy nhiên cần phải chú ý những đặc điểm sau.

  • Vị trí trồng cây ngũ sắc tím rủ: Cây ngũ sắc tím rủ thường được trồng ở trong chậu xi măng khuôn đúc, chậu nhựa, thùng xốp, khay trồng… hoặc trồng trực tiếp xuống đất trong vườn nhà, cổng chào, hàng rào… tùy vào không gian mà bạn muốn trang trí và làm đẹp. Đặc biệt vì đặc tính cây nhỏ, thân mềm có thể leo được, người ta thường dùng cây ngũ sắc tím rủ để trồng trang trí ban công và cổng chào.
  • Phương pháp trồng: Cây ngũ sắc tím rủ thường được trồng bằng cách gieo hạt hoặc giâm cành.
  • Mùa vụ trồng: Nên trồng cây ngũ sắc tím rủ vào mùa xuân, nếu trồng vào các mùa khác thì nên trồng bằng cây con được bán sẵn tại các cửa hàng cây cảnh.
  • Đất trồng cây ngũ sắc tím: Cây ngũ sắc tím rủ không yêu cầu cao về đất trồng, có thể trồng trong nhiều điều kiện đất khác nhau. Tuy nhiên để cây ngũ sắc tím phát triển mạnh và tốt nhất, nên lựa chọn loại đất trồng tơi xốp sạch bệnh, giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt, tránh để cây bị chết do úng nước lâu ngày.

Để tiết kiệm thời gian mà vẫn có được một loại đất trồng sạch bệnh và giàu dinh dưỡng, bạn có thể lựa chọn đất trồng hoa Namix. Với thành phần gồm phân hữu cơ, mụn dừa, vỏ trấu, đá perlite, pumice giúp đất tơi xốp, thông thoáng nên hạn chế úng rễ, phân chậm tan cung cấp dinh dưỡng lên đến 4 tháng, chế phẩm vi sinh ngăn ngừa nấm bệnh và sùng đất… Mua về là có thể sử dụng ngay không cần phối trộn, cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây trong vòng ba tháng mà không cần bổ sung phân bón.

đất trồng hoa Namix

Ảnh: Namix

  • Nước tưới: Cây ngũ sắc tím không cần quá nhiều nước, bạn chỉ cần tưới nước cho cây khi cảm thấy giá thể trồng đã khô, không nên tưới quá nhiều nước tránh khiến cây bị úng.
  • Phân bón: Nên bổ sung phân bón thường xuyên cho cây, nhất là vào giai đoạn cây ra hoa. Khi bón phân nên hạn chế bón sát gốc cây. Nếu bạn dùng đất trồng cây Namix thì sau ba tháng mới cần bón thêm phân cho cây.
  • Xới đất và tỉa cây: Thường xuyên xới xáo đất trồng cây để đảm bảo độ tơi xốp, tỉa cành và tạo dáng cây thường xuyên sẽ giúp bạn có những chậu hoa ngũ sắc tím xinh đẹp hơn.
  • Phòng trừ sâu bệnh hại: Cần thường xuyên theo dõi để phát hiện những loại sâu hại hay nấm bệnh xuất hiện trên cây, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật phù hợp nếu cây xuất hiện sâu bệnh.

Trên đây là những chia sẻ của Namix về cây hoa ngũ sắc tím rủ, mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp bạn trồng được cây hoa ngũ sắc tím ra thơm ngát quanh năm.

TÁC GIẢ

Picture of Nguyễn Hồng Đăng

Nguyễn Hồng Đăng

Xin chào mình là Đăng, ngoài việc mang đến các sản phẩm Đất trồng - Phân bón hữu cơ chất lượng. Mình còn mong muốn chia sẻ các kiến thức hữu ích thú vị trong làm vườn nói riêng và nông nghiệp tuần hoàn nói chung. XEM ĐẦY ĐỦ THÔNG TIN. Facebook | Instagram | Linkedin | Youtube
Tìm hiểu thêm

Bài Viết Liên Quan

thanks

Xin cảm ơn!

Chúng tôi đã nhận được thông tin và sẽ sớm liên hệ tư vấn chi tiết cho bạn. Vui lòng để ý điện thoại để nhận được cuộc gọi từ NAMIX.

Call Now Button