Hoa ngũ sắc là loại kiểng hoa được nhiều người đã chọn để trang trí vườn nhà, ven đường, trồng làm cây cảnh bonsai, … Do đặc tính dễ trồng, ít chăm sóc nhưng hoa nở quanh năm, đặc biệt còn có tác dụng xua đuổi muỗi. Bài viết này bạn hãy cùng Namix tìm hiểu về cây hoa ngũ sắc cũng như cách trồng chúng sao cho nở rộ quanh năm nhé!

1. Cây hoa ngũ sắc là cây gì?

Hoa ngũ sắc còn có tên gọi khác là Trâm ổi, bông ổi, thơm ổi, …có tên khoa học là Lantana camara L., thuộc họ roi ngựa (Varbenaceae).

Cây hoa ngũ sắc có dạng thân bụi và hóa gỗ khi sống lâu năm. Cây có khả năng phân cành nhiều, cành non mềm và dai có lông, gai mềm.

Lá dày màu xanh, có hình trái xoan và nhọn ở đầu, thịt lá sờ vào có cảm giác nhám do trên mặt của lá có phủ nhiều lông ngắn mềm.

Hoa mọc thành chùm, chùm hoa hình cầu có nhiều màu sắc khác nhau thay đổi theo thời gian hoặc có hoa chỉ có một màu như màu vàng, màu đỏ, màu tím, màu hồng, …

Quả của cây khi non màu xanh mềm hình cầu, còn khi chín mọng có màu đen, có hạt xù xì và cứng.

Hoa ngũ sắc là gì

Ảnh: Internet

2. Điều kiện sinh trưởng

Hoa ngũ sắc phù hợp với điều kiện khí hậu tại Việt Nam trên cả 3 miền đất nước, chúng có khả năng thích nghi cao và có thể nở hoa quanh năm. Tuy nhiên chúng sẽ phát triển tốt nhất và nở hoa rộ nhất vào mùa đông xuân.

3. Ý nghĩa của hoa ngũ sắc

Trong cuộc sống hoa ngũ sắc tượng trưng cho sự cân bằng, sự trân trọng, nên nếu thấy có ai tặng bạn hoa ngũ sắc tức họ muốn nói rằng họ rất trân quý bạn. Trong tình yêu nó nói lên một tình yêu lâu bền, khăng khít.

ý nghĩa hoa ngũ sắc

Ảnh: Internet

4. Tác dụng của cây hoa ngũ sắc

Vì có khả năng thích nghi cao, dễ chăm sóc, ít tốn công chăm sóc, hoa rực rỡ quanh năm nên thường được trồng làm tiểu cảnh, bonsai hay trồng hàng rào chắn. Ngũ sắc được trồng tạo cảnh quan ở nhiều nơi công cộng, sân vườn, công viên, …

Ngoài công dụng làm cảnh, hoa ngũ sắc còn có chứa nhiều thành phần có giá trị dược liệu nên được sử dụng như vị thuốc đông y, làm thành phần trong thuốc trị tiêu động, tiêu viêm, hạ sốt, …

5. Cách trồng và chăm sóc cây hoa ngũ sắc

Chuẩn bị nguyên liệu và vật dụng

  • Cây hoa ngũ sắc
  • Chậu trồng trồng cây hoa ngũ sắc
  • Đất trồng trồng cây hoa ngũ sắc
  • Hộp nhựa, dây buộc, túi nilon để khi giâm cành ngũ sắc sử dụng đến
  • Dung dịch kích thích ra rễ để quá trình ra rễ nhanh hơn (có thể bỏ qua, nhưng có sẽ nhanh hơn)
  • Dụng cụ : Kéo, cuốc làm đất, dao cắt cành chuyên dụng, bay.

Thời điểm giâm cành

Hoa ngũ sắc dễ trồng và có thể ra hoa quanh năm nhưng hạn chế trồng chúng vào mùa đông vì cây ít chịu lạnh nên sau trồng cây dễ chết và phát triển chậm. Thời điểm tốt nhất để trồng và giâm cành cây hoa ngũ sắc nên vào mùa xuân và đầu mùa mưa để tốn ít công chăm sóc giai đoạn mới trồng.

Các bước giâm cành và trồng hoa ngũ sắc

Bước 1: Trộn hỗn hợp đất trồng

Trộn mụn dừa đã qua xử lý với phân hữu cơ cùng đá perlite để rễ cây non phát triển dễ hơn. Tuy nhiên việc xử lý mụn dừa mất khá nhiều thời gian, bạn cần ngâm xả nước liên tục trong 14 ngày và ủ hỗn hợp với phân hữu cơ ít nhất 15 ngày thì cây mới hấp thụ dinh dưỡng. Như vậy khá tốn thời gian, tiền điện nước, nên bạn có thể sử dụng các loại đất trộn sẵn ngoài thị trường, tuy hơi mắc nhưng nó tiết kiệm điện, nước và thời gian cho bạn.

Đất trồng hoa Namix có chứa các thành phần hữu cơ như mụn dừa, phân hữu cơ, vỏ cây cùng các loại đá khoáng perlite, pumice giúp đất tơi xốp, thoát nước tốt nên rễ cây khi giâm cành phát triển rất mạnh.

Đồng thời sản phẩm đã được ủ sẵn phân hữu cơ và phân chậm tan, nên bạn không cần bón lót và ủ phân nữa, các nguyên liệu cũng đã được xử lý và ủ vi sinh nên việc của bạn là mua về sử dụng ngay mà không cần làm gì thêm.

đất trồng hoa Namix

Ảnh: Namix

Bước 2: Chuẩn chậu đất để trồng giâm cành hoa ngũ sắc

Có thể đổ đá pumice dưới đáy chậu để không bị đọng nước dư thừa khi tưới. Sau đó đổ hỗn hợp đất đã chuẩn bị sâu ít nhất 2 /3 cốc hay chậu cây chuẩn bị.

Bước 3: Tiến hành cắt cành hom hoa ngũ sắc để giâm

Chọn những thân cây có màu xanh, không quá giá cũng không quá non. Dùng kéo sắc cắt những đoạn cành có độ dài 7-10cm.

cắt cành hom hoa ngũ sắc

Ảnh: Internet

Bước 4: Loại bỏ các lá phía dưới gốc

Loại bỏ tất cả các lá bất kỳ ở nửa dưới của cành giâm để khi giâm cành không bị thối và đầu gốc cành nên vạt chéo 45 độ để tăng diện tích tiếp xúc với đất, hút được dinh dưỡng và nước tốt hơn.

loại bỏ lá dưới gốc

Ảnh: Internet

Bước 5: Ngâm thuốc kích thích ra rễ

Nhúng cành giâm vào dung dịch tăng trưởng kích thích ra rễ trong 30 phút để cành giâm nhanh ra rễ hơn. Thuốc kích rễ bạn có thể mua ở các cửa hàng cây kiểng, vật tư nông nghiệp và pha theo khuyến cáo trên bao bì.

ngâm kích thích ra rễ

Ảnh: Internet

Bước 6: Cắm cành giâm vào chậu đất trồng

Sau khi ngâm kích rễ xong, bạn cắm thẳng cây vào chậu đất đã chuẩn bị, cắm đầu gốc xuống. Lưu ý nếu không chọn đất có khả năng thoát nước tốt thì nên canh chỉnh độ nước tưới phù hợp để không bị ướt sũng gây úng cây.

Bước 7: Che phủ bằng túi nilon để bớt thất thoát hơi nước

Đậy nắp chậu giâm bằng một túi nhựa nilon hoặc cốc nhựa trong suốt để bớt thất thoát hơi nước. Đặt chậu ở nơi thoáng mát để không bị cháy nắng, sau 7-10 ngày cây bén rễ có thể mở bọc nilon ra. Có thể làm một vườn ươm để cây, dùng lưới che nông nghiệp hay lưới che lan để cản bớt ánh nắng.

che phủ chống thoát hơi nước

Ảnh: Internet

Bước 8: Chuyển chậu sang môi trường mới

Khi tháo bọc nhựa sau khoảng 3 tuần hoặc khi lá mới bắt đầu xuất hiện trên cành giâm là bạn có thể chuyển cây ra nơi có ánh nắng để cây quang hợp tốt hơn. Khi cây lớn quá mức chậu giâm ban đầu nên thay chậu lớn hơn cho cây thì cây mới phát triển tốt hơn được.

Chăm sóc cây hoa ngũ sắc

  • Ánh sáng: Hoa ngũ sắc rất ưa ánh sáng, nếu để cây ở nơi có nắng trong nhiều giờ sẽ tốt cho cây nhất.
  • Chế độ nước tưới: Là cây ưa ẩm nhưng lại không thể chịu úng nên hãy lựa chọn loại đất thoát nước tốt, và tưới nước định kì 2-3 ngày 1 lần.
  • Bón phân cho cây hoa ngũ sắc: Hoa ngũ sắc không cần quá nhiều dinh dưỡng, chỉ cần bón phân hữu cơ bón 1 lần/năm vào tháng 8 – dương lịch hàng năm với liều lượng 2 – 3 kg/gốc hoặc bón khi mới cắt tỉa. Nếu sử dụng đất trồng hoa Namix thì năm đầu tiên bạn không cần bón nữa.
  • Cắt tỉa, tạo tán: Cắt tỉa hoa ngũ sắc để tạo tán xum xuê khiến cây đẹp hơn. Bạn nên cắt tỉa cây định kì 2-3 tháng 1 lần, cắt tỉa các nhánh là, tạo tán bonsai mà bạn muốn. Lưu ý sau khi cắt tỉa nên bón phân NPK có hàm lượng N cao để cây ra tán nhanh hơn.
  • Sâu bệnh hại: Loài cây này rất khỏe, có khả năng kháng bệnh tốt. Tuy nhiên vẫn nên thường xuyên theo dõi để chữa trị bệnh kịp thời và phù hợp.
  • Đối với cây ngũ sắc gieo từ hạt thì sau 60 – 65 ngày cây sẽ ra hoa nhưng nếu giâm cành thì sẽ nhanh hơn, khi cây khỏe mạnh là có thể ra hoa quanh năm.

chăm sóc hoa ngũ sắc

Ảnh: Internet
Vừa rồi là chia sẻ của Namix về cây hoa ngũ sắc, chúc bạn có những cây hoa ngũ sắc xinh đẹp nhé.

Tìm hiểu thêm

Bài Viết Liên Quan

Call Now Button