Phân hữu cơ là một nguồn dinh dưỡng quý báu cho cây trồng, giúp cây phát triển và sinh trưởng tốt. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng phân hữu cơ một cách hiệu quả để tăng sức đề kháng cho cây, tăng năng suất, chất lượng của thành phẩm nhưng vẫn bảo vệ môi trường.
Mục Lục Bài Viết
TogglePhân hữu cơ là gì?
Trước khi tìm hiểu về cách sử dụng phân hữu cơ, bạn cần hiểu rõ về loại phân này và tại sao nó lại quan trọng cho sự phát triển của cây trồng.
Đây là loại phân được làm từ các nguyên liệu tự nhiên. Những chất dinh dưỡng có trong phân có được nhờ sự phân giải nhờ vào quá trình hoạt động của các vi sinh vật và các tác động lý hóa trong đất. Từ đó giúp tăng năng suất cây trồng và cải thiện độ phì nhiêu cho đất.
Phân loại phân hữu cơ phổ biến hiện nay
- Phân chuồng (phân gia súc, gia cầm)
- Phân xanh
- Phân rác
- Than bùn
- Phân hữu cơ vi sinh được chết biến từ các nguyên liệu hữu cơ và bổ sung các thành phần các vi sinh vật (VSV) hữu ích như: VSV phân hủy xellulose, VSV cố định đạm,…
- Phân với các thành phần là các phụ phế phẩm trong sản xuất nông nghiệp (tro, trấu, mùn dừa, vỏ cây,…).
Bón phân hữu cơ cho đất có tác dụng gì khi trồng cây?
- Loại phân này chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như nitơ, phosphorus, kali, và các khoáng chất cần thiết cho cây trồng.
- Sử dụng trong trồng trọt giúp cải thiện cấu trúc đất, tăng khả năng giữ nước, cung cấp dưỡng chất cho cây trồng, và kháng khuẩn.
- Tăng độ thông thoáng, tơi xốp cho đất để cây trồng phát triển vượt trội
- Khi được bón phân, cây sẽ có điều kiện để khỏe mạnh hơn và cho được năng suất cao hơn. Hạn chế tình trạng chết cây, không có năng suất.
- Giảm nguy cơ bị bệnh tật và sâu bệnh tấn công. Ức chế một số bệnh trong đất và ký sinh trùng và còn kiểm soát được các loại bệnh thối rễ gây ra do nấm Pythium, nấm Rhizoctonia,…
- Cây sẽ không bị sốc khi độ pH trong đất bị thay đổi đổi ngột do bón các loại phân chua/ kiềm sinh lý vào đất.
Cách sử dụng phân hữu cơ hiệu quả mà bạn nên biết
Khi sử dụng, bạn cần tìm hiểu những vấn đề dưới đây để có thể lựa chọn loại phân phù hợp với nhu cầu hiện tại của mình.
- Xác định loại phân hữu cơ phù hợp: Có nhiều loại phân hữu cơ với đặc điểm khác nhau, vì vậy bạn cần xác định loại phân phù hợp với cây trồng của mình.
- Phân loại phân hữu cơ: Phân hữu cơ có thể được phân thành ba loại chính: phân tử hình viên, viên nén và dạng lỏng. Chọn loại phân phù hợp với nhu cầu của bạn.
- Lịch trình phân bón: Thường sẽ sử dụng vào vào mùa xuân hoặc mùa thu để cung cấp dưỡng chất cho cây trồng. Tránh sử dụng phân vào mùa nắng gắt hoặc khi đất quá ẩm.
Những nguyên tắc cần nhớ khi sử dụng phân bón
- Cây chỉ hấp thu được những chất hữu cơ phân tử nhỏ, dễ tan. Chính vì vậy nên lựa chọn những loại phân đã quan xử lý, phân huỷ rồi.
- Khi sử dụng, bạn cần dùng thử với liều lượng khác nhau để đảm bảo đạt hiệu quả như mong muốn và cũng không gây lãng phí.
- Có thể sử dụng để bón thúc và bón lót cho cây nhưng thường có tác dụng chậm. Ưu tiên dùng phân hữu cơ bón lót cho cây hơn. Còn nếu bón thúc thì bón sớm trước khi cây ra hoa.
- Bón cách gốc cây tối thiểu 5cm nhưng hạn chế bón thúc với cây ngắn ngày.
Cách sử dụng phân hữu cơ cho từng loại
Sử dụng phân hữu cơ đã được ủ rồi sẽ có nhiều lợi ích và thời gian hấp thụ chất dinh dưỡng từ phân cũng sẽ nhanh hơn. Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu cách sử dụng từng loại phân hữu cơ để tận dụng tối đa các lợi ích của nó.
Phân chủ yếu được dùng bón lót trước khi gieo trồng. Nên sử dụng trước khi cây sinh trưởng mạnh hoặc trước khi ra hoa (với các cây lâu năm). Tiến hành như sau:
- Rải đều trên mặt đất hoặc bón theo hàng, theo hốc và sau đó tưới nước để phân tan.
- Liều lượng bón tùy vào loại cây đang trồng, đất trồng.
- Đảm bảo không để phân tiếp xúc trực tiếp với lá cây, vì điều này có thể gây cháy lá.
Ngoài ra, có loại phân sẽ được hòa nước phun lên lá theo nồng độ và liều lượng phù hợp. Ngoài ra bạn có thể trộn phân với hạt giống để khi rễ cây phát triển thì vi sinh vật cũng sinh sản, có tác dụng tốt hơn và tiết kiệm được lượng phân.
Bón phân hữu cơ công nghiệp
Phân được chế biến từ những nguyên liệu có nguồn gốc hữu cơ hoàn toàn nên bạn có thể sử dụng để bón thúc và bón lót.
Bón thúc:
- Cây trồng lâu năm: Bón phân theo chiều rộng của tán lá cây. Rải đều hoặc đào rảnh rồi vùi phân xuống đất.
- Cây trồng ngắn ngày: Làm tương tự nhưng nên bón phân sớm để đạt hiệu quả.
Bón lót:
Bón trực tiếp, theo hàng, vào từng gốc cây hoặc trải đều phân lên mặt đất và xới đất. Nếu bón trước khi gieo trồng thì có thể trải đều phân lên mặt đất.
Cách sử dụng phân hữu cơ vi sinh đơn giản
Có thể sử dụng để bón lót và bón thúc, nhưng với các cây ngắn ngày chỉ nên dùng bón lót để cây kịp hấp thụ. Cũng tương tự như cách bón ở trên, bạn rải phân thành hàng trên mặt đất hoặc vùi phân vào trong đất trước khi trồng.
Khi dùng sẽ hạn chế sử dụng các loại phân bón hóa học hay thuốc trừ sâu,… Vì bản chất các loại vi sinh vật là nấm nên nếu sử dụng các chất hoá học sẽ làm chết các loại vi sinh có lợi trong phân. Nếu có dùng thì nên dùng sau 30 ngày.
Phân vi sinh thường được bón ở đất mới, đất cạn hoặc nơi chưa trồng các cây có vi khuẩn cộng sinh… mới có hiệu quả cao. Theo đó, bạn chỉ nên dùng phân hữu cơ vi sinh bón thúc cho cây lâu năm. Bón rải đều phân lên mặt đất, ở ngoài mép tán cây và cách xa gốc.
Bón phân sinh học đơn giản
Phân được điều chế bằng các phương pháp sinh học và phối trộn nhiều nguyên liệu sinh học khác nhau để tăng hiệu quả vượt trội khi sử dụng. Phân bón sinh học có thể được dùng để phun trực tiếp lên lá, bón thúc, bón lót,…
- Bón lót: Nên sử dụng cho cây lâu năm. Trộn đều phân với đất rồi cho vào hốc hoặc đào rãnh trước khi trồng để rễ non kịp thời hấp thụ chất dinh dưỡng từ phân.
- Bón thúc: Đào rãnh xung quanh tán cây, đổ phân vào rãnh và lấp đất cho phân tan.
Trên đây là những cách sử dụng phân hữu cơ hiệu quả để tạo ra một môi trường tốt cho cây trồng của bạn và đảm bảo rằng bạn sẽ thu hoạch được nhiều sản phẩm tốt hơn từ vườn của mình. NAMIX chuyên cung cấp các sản phẩm đất trồng có bổ sung phân cùng phân hữu cơ cho rau an toàn sử dụng và bảo vệ môi trường. Hãy bắt đầu sử dụng phân hữu cơ và thấy sự khác biệt trong vườn cây của bạn nhé.