Cách trồng dưa leo tại nhà giúp gia đình bạn có được một nguồn thực phẩm tươi ngon. Đây là một loại rau củ quả được nhiều gia đình ưa thích và sử dụng trong bữa ăn hàng ngày. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn từng bước trong cách trồng để cây tươi tốt, sai trĩu quả. 

Cách trồng dưa leo sai quả chỉ qua vài bước

cay dua leo
Cây dưa leo được trồng ở khắp các tỉnh ở nước ta và có thể trồng quanh năm

Nếu bạn có một khoảng sân nhỏ, hay một góc ban công, sân thượng thì có thể tự tay trồng những loại thực phẩm để đảm bảo cho sức khỏe gia đình. 

Dưa leo hay còn gọi là dưa chuột, tên khoa học: Cucumis sativus L. Thuộc họ Cucurbitaceae – họ Bầu bì.

Cây mọc bò, toàn thân có lông, có nhiều cành. Lá mang cuống, phiến có từ 3-5 thuỳ hình hơi ba cạnh, hoa đơn tính, mọc 2-3 ở nách lá, màu vàng. Quả hình trụ, thuôn dài, nhẵn hoặc hơi có bướu nhỏ. Hạt màu trắng, nhiều, hình trứng, dai và bóng.

Trong dưa chứa nhiều giá trị dinh dưỡng. Trong quả dưa chứa 96% nước, nhiều loại vitamin, calo, protein, calcium,… tốt cho sức khoẻ, làm đẹp, chống oxy hóa. 

Ở các tỉnh phía Nam, bạn có thể trồng dưa chuột quanh năm nhưng thời điểm tốt nhất là từ tháng 11 đến tháng 2, tháng 3 năm sau hoặc từ tháng 5 – tháng 7, tháng 8. Đây là thời điểm để dưa phát triển tốt, ít bị tấn công bởi sâu bệnh hại.

Chuẩn bị

chuan bi
Bạn cần chuẩn bị đất trồng sạch, hạt giống tốt, chậu trồng phù hợp

Chọn chậu: Bộ rễ dưa leo phát triển khá nhanh, nên bạn cần chọn chậu to hoặc thùng xốp loại to để trồng để cây phát triển tốt. Việc trồng cây trong chậu có thoát nước tốt, tạo sự thông thoáng giúp rễ cây phát triển mạnh, trao đổi oxy tốt. Ngoài ra còn giúp tránh được tình trạng ngập úng, nhờ nhiều lỗ đục bên dưới để thoát nước.

Đất và vị trí trồng: Trước hết, chọn một khu vực có ánh sáng đầy đủ và đất thoát nước tốt. Đất trồng cần được lựa chọn kỹ lưỡng. Loại đất tốt nhất cho dưa leo là đất dinh dưỡng, thoát nước nhanh và giàu chất hữu cơ. Bạn có thể lựa chọn đất trồng cây đa dụng hoặc đất trồng rau NAMIX, đất giàu chất hữu cơ, tơi xốp.

Giống cây: Chọn giống dưa leo phù hợp với điều kiện khí hậu và đất địa phương của bạn. Có nhiều loại giống dưa leo khác nhau, từ dưa leo ngắn đến dưa leo dài, bạn cần lựa chọn theo nhu cầu và điều kiện trồng. Tùy nào sở thích bạn hãy lựa chọn cho mình giống dưa phù hợp nhất.

Ủ hạt giống

Ngâm hạt trong nước ấm khoảng 30 – 35°C từ 2 – 3 tiếng, vớt hạt ra, rửa sạch và ủ vào khăn ẩm ở nhiệt độ 27 – 30°C khoảng 3 – 5 ngày. Bạn cần luôn giữ độ ẩm cho bọc ủ, khi thấy hạt giống nứt ra và nảy mầm thì đem gieo. Nhiều người sẽ lựa chọn trồng dưa leo baby để có được nhiều trái, vị ngon, đúng ý thích.

Cách trồng dưa leo bằng hạt siêu đơn giản

cach trong dua leo
Cách trồng dưa leo thường được trồng từ hạt, giúp cây đạt năng suất

Cho một lượng đất đa dụng NAMIX vào khay, dùng tay ấn xuống đất tạo lỗ sâu 1cm.

Gieo hạt trực tiếp ở đất trồng, sao cho đầu rễ hướng thẳng góc xuống đất, đầu hạt ngang bằng với mặt đất.

Thêm 1 lớp đất mỏng lên trên, có thể phủ thêm rơm rạ hoặc bạt plastic để giữ ẩm.

Phun nước cho đất ẩm, đặt nơi có ánh nắng ấm để thúc đẩy việc nảy mầm.

Sau 1 tuần gieo, hạt sẽ nảy mầm và khi cây con cao khoảng 10 – 15cm ra 3 – 4 lá, thân cây mập và cứng cáp thì có thể tách ra trồng riêng. 

Thu hoạch dưa leo

thu hoach dua leo
Thu hoạch dưa leo đúng cách và đúng thời điểm để thành phẩm tươi ngon đúng vị

Thời gian sinh trưởng thường khoảng 60 – 80 ngày. Bạn cần thu hoạch trước khi quả già, để tránh bị đắng. Cách 1 ngày thu hái 1 lần, không nên để quá 2 ngày. Những quả sâu, bị dị dạng nên bỏ đi để nuôi dưỡng cây.

Khi hái về, bạn có thể bọc dưa chuột bằng giấy ăn để giữ được độ ẩm và bảo quản trong 10 ngày nếu để trong ngăn mát tủ lạnh. Nhờ đó, dưa không bị héo, mất nước và giữ được độ tươi lâu hơn.

Cách chăm sóc cây dưa leo phát triển tốt

cham soc cay
Tưới nước thường xuyên và chú ý đến vị trí đặt cây

Nên trồng cây vào buổi sáng hay buổi chiều mát và trồng cây nơi râm mát hoặc che phủ để tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào cây từ 1 – 2 ngày để cây con hồi sức. Bạn có thể trồng dưa leo trên sân thượng để tiết kiệm diện tích cho nhà.

Sau 2 ngày trồng, tưới nước thường xuyên cho cây vào mỗi buổi sáng sớm và chiều. 

Khoảng 2 – 3 tuần sau khi trồng, cây phát triển thân lá và các tua cuốn, thì tiến hành làm giàn cho cây. Đồng thời tỉa nhánh cho cây để cây phát triển, đạt năng suất và chất lượng quả.

Nhiệt độ thích hợp để cây sinh trưởng và phát triển là 16 – 35 độ C. Cường độ ánh sáng khoảng 15000 – 17000 lux giúp cây tăng năng suất, chất lượng và rút ngắn thời gian lớn của quả.

Do cây chịu hạn chịu úng kém, độ ẩm khoảng 85 – 90%, độ ẩm không khí là 90 – 95%. 

Cách chăm sóc theo từng giai đoạn

cham soc cay dua leo sai qua
Nếu muốn cây sai quả bạn cần chăm sóc cây đúng cách theo từng giai đoạn

Sau 1 tháng trồng, bạn cần chăm sóc cây đúng cách để đảm bảo sự phát triển của cây

Khoảng 30 – 50 ngày, cây sẽ ra hoa kết trái, các nách lá bắt đầu ra nhánh, đâm hoa đực, hoa cái. Đây là giai đoạn quan trọng nhất quyết định năng suất của cây. Bạn cần tưới nước 2 lần/ngày vào buổi sáng và chiều tối.

Sau 60 – 80 ngày, tùy theo giống cây  trồng và điều kiện chăm sóc mà bạn có thể thu hoạch lứa đầu tiên, tốt nhất là vào buổi sáng sớm khi nhiệt độ vẫn còn mát mẻ.

Thường xuyên bắt dây leo lên giàn, tránh tình trạng dây mọc lộn xộn.

Sử dụng phân bón hữu cơ để cung cấp dưỡng chất cho cây, vì cần hỗ trợ để tránh làm tổn thương thân cây và trái nên bạn cần sử dụng cọc tre hoặc giàn để hỗ trợ cây phát triển.

Thường xuyên kiểm tra để phát hiện kịp thời các dấu hiệu của sâu bệnh. Sử dụng các biện pháp hữu cơ để phòng chống sâu bệnh hại một cách hiệu quả.

Thu hoạch dưa leo khi cây đã đủ trưởng thành, có màu sáng và chắc chắn. 

Phòng trừ sâu bệnh cho cây dưa leo

sau benh hai cay
Bạn cần theo dõi và loại bỏ sâu bệnh hại cây
  • Bọ trĩ: Tập trung ở búp non giúp làm cho búp chậm phát triển. Bọ trĩ sẽ chích hút làm rụng hoa quả, do truyền bệnh vi rút gây xoăn, chùn ngọn.
  • Nhện đỏ: Chúng khá nhỏ, màu hồng, đỏ di chuyển nhanh nhẹn, sẽ chích hút làm cho lá chuyển màu xanh bạc, xanh nâu rồi rụng. 
  • Rệp muội: Sống thành đám trên đọt non, lá, hoa, với 2 dạng có cánh và không có cánh. Điều này làm cho cây không phát triển, gây hại cho hoa, quả, gây bệnh khảm lá trên dưa. 
  • Ruồi đục quả: Chúng dùng vòi chọc thủng vỏ quả đẻ trứng vào phần trong vỏ quả. Gây dịch và tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập gây thối quả. 
  • Bệnh thán thư: Vết bệnh gần tròn hoặc hình tròn có màu nâu đen, nhiều chấm nhỏ màu đen do bào tử nấm hình thành. Điều này khiến lá dưa khô rụng, hoặc làm thân chết khô, teo lại và nặng hơn là gây thối quả. 
  • Bệnh mốc sương (sương mai): Vết bệnh hình đa giác có nhiều góc cạnh, lúc đầu màu vàng nhạt sau chuyển sang màu nâu, với các sợi tơ nấm màu trắng bao phủ. 
  • Bệnh phấn trắng: Lá bị hại có lớp nấm bệnh trắng, xám bao phủ gây lá khô cháy và chết. 
  • Bệnh héo xanh do vi khuẩn: Gây héo, mất nước và chết cây.

Với những bước hướng dẫn trong cách trồng dưa leo ở trên, bạn sẽ có một khu vườn dưa leo phong phú và đầy ắp những trái dưa tươi ngon. Hãy thực hiện đúng các bước để tận hưởng thành quả từ công sức trồng trọt của mình. Chúc bạn có một vụ mùa thành công và thú vị!

TÁC GIẢ

Picture of Nguyễn Hồng Đức

Nguyễn Hồng Đức

Tìm hiểu thêm

Bài Viết Liên Quan

thanks

Xin cảm ơn!

Chúng tôi đã nhận được thông tin và sẽ sớm liên hệ tư vấn chi tiết cho bạn. Vui lòng để ý điện thoại để nhận được cuộc gọi từ NAMIX.

Call Now Button