Bệnh sương mai là bệnh gây hại nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây thuộc họ bầu bí, dưa hấu,… Bạn cần theo dõi và kịp thời phòng trừ bệnh để cây phát triển tốt, chất lượng và năng suất cao. Tuy nhiên, nhiều người không biết bệnh ra sao, đặc điểm, triệu chứng và cách phòng trừ bệnh sao cho đúng. Cùng tìm hiểu những thông tin cơ bản về loại bệnh gây hại này nhé.
Mục Lục Bài Viết
ToggleBệnh sương mai và đặc điểm nổi bật
Bệnh do nấm Pseudoperonospora cubensis Roston gây ra. Chúng tồn tại ngay trên tàn dư của cây. Đầu tiên bệnh phá hại ở lá, rồi đến thân và củ.
Bào tử từ bộ phận trên mặt đất, khi tưới nước sẽ tiếp xúc với củ qua vết thương, mắt củ.
Củ, quả càng gần mặt đất càng dễ bị bệnh, nguồn bệnh truyền từ vụ này sang vụ khác thường bằng sợi nấm tiềm sinh ở trong củ bệnh.
Sự phát triển của bệnh còn do mức độ phân bón, đặc biệt là phân hóa học. Đất trũng, khó thoát nước cũng khiến bệnh nặng hơn.
Triệu chứng bệnh sương mai phổ biến nhất
Bệnh sương mai gây hại trên tất cả các bộ phận nhưng điển hình nhất là trên lá. Vết bệnh nằm rải rác trên lá, là những đốm hình đa giác màu xanh ở mặt dưới và hơi vàng.
Nếu thời tiết ẩm ướt, độ ẩm cao cao, chỗ vết bệnh sẽ xuất hiện một lớp nấm mốc xám trắng xốp (nhìn như sương muối). Bệnh sẽ lây lan rất nhanh, nếu bị hại nặng, nhiều vết bệnh liên kết lên từng mảng làm cho lá bị vàng, khô cháy. Sau đó, bệnh có thể lây lan sang cả thân, cành và hoa trái.
Trên lá
Lá sẽ xuất hiện một đốm nhỏ màu xanh tái hơi ướt. Sau đó lan vào phía trong phiến lá thành vết lớn, màu nâu đen. Mặt dưới lá có lớp trắng xốp, nếu bệnh này thì toàn bộ phiến lá bị khô.
Trên thân cành
Vết bệnh trên thân cành không đều, có màu nâu, thâm đen. Bệnh có thể lan rộng xung quanh và kéo dài dọc theo thân, cành, cuống lá.
Vết bệnh hơi lõm sâu, bọc quanh từng đoạn thân, cành. Từ đó, thân cành tóp nhỏ lại, thối mềm và dễ gãy.
Trên củ
Vết bệnh không có hình dạng nhất định, màu nâu – nâu xám, hơi lõm sâu. Vỏ củ có màu nâu ăn sâu vào tới ruột củ. Sau một thời gian vết bệnh sẽ có một lớp nấm trắng xốp.
Điều kiện phát triển bệnh
Thời tiết ẩm ướt vào những ngày mưa gió, sẽ khiến nấm bệnh phát sinh phát triển. Gió có thể làm phát tán bào tử nấm, từ đó gây hại cho thân, cành và quả. Đặc biệt là vào vụ Đông xuân, có nhiệt độ mát hoặc hơi lạnh, ít nắng, đêm sương mù.
Nếu đất trồng ẩm ướt, thoát nước kém, bón phân NPK không cân đối. Đặc biệt là khi cây thiếu dinh dưỡng, kém chăm sóc, thiếu vệ sinh thì bệnh sẽ phát triển.
Bệnh phát sinh phát triển mạnh khi nhiệt độ 15-230C, độ ẩm 90%, trời mưa nhiều, sương mù dày đặc.
Một số bệnh sương mai trên cây trồng
Bệnh sương mai trên cây dưa hấu
Để tạo điều kiện cho cây dưa hấu sinh trưởng tốt, năng suất cao, bạn cần phòng trừ bệnh sương mai như sau:
- Vệ sinh và tiêu hủy tàn dư bệnh hại trước khi trồng
- Ngắt bỏ lá già, lá bị sâu bệnh hay nhiễm bệnh
- Trồng cây với mật độ thích hợp, tránh trồng quá dày, dễ gây rậm rạp, ẩm thấp
- Tăng cường phân hữu cơ, bổ sung các nguyên tố trung vi lượng để tăng sức đề kháng cho cây
- Tưới nước hợp lý để vườn không bị ẩm thấp
- Luân canh với cây trồng khác
Bệnh sương mai trên hoa hồng
Đây là một trong những bệnh của hoa hồng phổ biến. Khi cây hoa hồng bị bệnh sẽ xuất hiện các đốm màu vàng trên bề mặt lá. Chúng liên kết lại thành hình dạng không rõ ràng, màu nâu tím như bị cháy sém. Từ đó, lá hồng cong dần.
Các đốm bông dày ở mặt dưới lá làm bào mòn lá hoại tử và rụng sạch.
Nếu cây bị bệnh sẽ ảnh hưởng đến quá trình quang hợp, cây héo úa, hoại tử và rụng sớm. Từ đó cây sẽ còi cọc, kém phát triển, ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất cây trồng.
Bạn cần vệ sinh vườn, kiểm tra thường xuyên và cắt tỉa vườn cho thông thoáng. Ngoài ra, khi trồng cần chọn giống có sức đề kháng cao để chống nhiễm bệnh.
Bệnh sương mai trên ớt
Ớt là loại cây trồng bị nhiều sâu bệnh hại tấn công, và bệnh sương mai là một trong số đó. Bệnh khiến cây kém chất lượng và năng suất sụt giảm đáng kể.
Bệnh gây hại trên cây ớt ở tất cả các bộ phận, đặc biệt là trong giai đoạn cây phát triển. Nấm bệnh sẽ tấn công vào phần cổ của rễ, nâu pha đen. Những vết bệnh này dọc theo đến tận ngọn, lá chuyển sang màu vàng và héo dần.
Thông thường những vết bệnh trên thân sẽ khiến cành bị héo và có màu nâu đậm. Ban đầu là vết bệnh li ti màu xanh đậm, sau chuyển thành màu nâu nhạt và khô dần.
Quả bị nhiễm bệnh sẽ có những mảng màu xanh, ẩm ướt. Giai đoạn sau, nấm bệnh lây lan toàn bộ quả, bị nhăn nheo và thối rữa.
Bệnh sương mai trên hành tỏi
Bệnh do nấm Peronospora destructor (Berk.) Casp. In Berk gây ra. Thường gây hại trên lá già rồi lan xuống củ. Lúc đầu vết bệnh có màu xanh nhạt, khi thời tiết ẩm ướt sẽ chuyển sang màu xanh hơi đỏ. Nếu bệnh nặng sẽ khiến lá bị gãy gục và chết.
Cây còn nhỏ ít bị bệnh gây hại, các lá già bị hại còn ít lá, củ nhỏ và sau đó cây chết. Nấm tồn tại trong củ, thân và qua đông ở đó.
Bệnh thường xuất hiện cục bộ rồi lây lan, bào tử nấm lan truyền nhờ gió.
Bệnh phát sinh, phát triển mạnh trong điều kiện hơn 22 độ C và độ ẩm cao, nhiều sương mù.
Cách phòng ngừa bệnh sương mai
Nếu muốn bảo vệ cây trồng, phòng trừ bệnh sương mai thì có thể tìm hiểu một số biện pháp như:
- Vệ sinh và tiêu hủy tàn dư bệnh hại ở những vụ trước, đặc biệt là cây cùng họ bầu bí.
- Lựa chọn giống cây trồng sạch bệnh, khoẻ mạnh.
- Trồng với mật độ thích hợp, không nên trồng quá dày vì sẽ gây sự rậm rạp, ẩm thấp cho không gian.
- Bón phân cân đối NPK, cung cấp phân hữu cơ, các nguyên tố trung, vi lượng để cây phát triển tốt.
- Luân canh với cây trồng khác, đặc biệt là khi trồng dưa và các cây họ bầu bí.
Trên đây là bệnh sương mai và những điều cần biết về loại bệnh hại cây trồng này. Thời tiết ẩm ướt, sẽ khiến bệnh phát triển mạnh mẽ và tốc độ chóng mặt, từ đó kiểm soát chúng. Ngoài ra, khi trồng cây, bạn cần trồng với đất sạch để cây phát triển tốt và hạn chế được nhiều sâu bệnh hại.