Trong nhiều năm qua, hoa hồng dần trở thành loại cây được nhiều người yêu thích bởi kiểu dáng đa dạng và nét hoa tinh tế. Bí quyết trồng hoa hồng “khỏe thân, dày cánh” là một chủ đề rất quan trọng đối với những người yêu loại hoa này. Để có được những bông hoa hồng đẹp và khỏe mạnh, bạn cần phải biết cách chăm sóc cây hoa  đúng cách. Hãy cùng tôi  tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm nhé.

Các cách để chăm sóc hoa hồng để cây phát triển tốt:

  • Chọn giống,cây hoa hồng phù hợp

Lựa chọn giống hoa hồng để trồng có thể quyết định sự thành công, giúp cây sinh trưởng tốt. Đối với những người chưa có kinh nghiệm nhiều về loại hoa này, nên lựa chọn những loại giống phổ biến, dễ trồng và có khả năng thích nghi tốt với môi trường. Những giống cây được trồng phổ biến rộng rãi không yêu cầu khắt khe về kỹ thuật sẽ phù hợp với người mới trồng. Bạn có thể lựa chọn cho mình những giống hồng địa phương, thích nghi tốt với điều kiện khí hậu. Đối với những giống hồng ngoại sẽ yêu cầu kỹ thuật, kinh nghiệm cao hơn để cây có thể phát triển tốt. Nói chung bạn nên chọn giống hoa hồng phù hợp với điều kiện nơi trồng. Ví dụ, nếu bạn sống ở vùng khí hậu nóng ẩm, bạn nên chọn giống hoa hồng có khả năng chịu nắng và chịu ẩm tốt. Nếu bạn sống ở vùng khí hậu lạnh, bạn nên chọn giống hoa hồng có khả năng chịu lạnh tốt.

Thân cây, độ phủ của lá cũng là tiêu chí rất đáng quan tâm của việc chọn cây hoa hồng đẹp mà bạn nên tham khảo. Bạn nên chọn cây có thân khỏe, đầy sức sống và không bị sâu bệnh, cũng như chọn cây có lá xanh tươi, cánh hoa đầy đặn, đều và không bị héo và đầy sức sống. Để chọn được cho mình những cành hồng ưng ý bạn nên kiểm tra về màu sắc, số lượng cánh hoa, kích thước và cách xếp hoa của cây. Thông thường những cây hoa hồng càng to và có tán hoa rộng thì hoa càng đẹp. Đối với những cây hoa hồng có tán nhỏ, chậm lớn bạn nên trồng trong chậu để trang trí trong nhà. Vì vậy bạn nên ưu tiên lựa chọn những cây hoa hồng có thân mập và độ phủ lá rộng để hoa khi phát triển có thể khỏe thân dày cánh một cách tốt nhất. Khi mua hoa bạn cũng nên kiểm tra xem giống có tốc độ phát triển như thế nào để có thể chọn được cho mình vị trí trồng thích hợp. Ngoài ra, trước khi mua giống bạn cũng nên chú ý tới độ bền của hoa hồng. Có những giống hoa có thể kéo dài tới 15 ngày, nhưng cũng có loại hoa chỉ sau 3 – 4 ngày là tàn. Bạn nên cân nhắc xem yếu tố nào quan trọng hơn cũng như việc chọn giống phù hợp. 

Lựa chọn giống,cây hoa hồng phù hợp

  • Chọn vị trí trồng hoa hồng

Nơi đặt chậu, vị trí trồng hoa hồng là một yếu tố rất quan trọng đối với việc hoa phát triển. Bạn nên quan sát kỹ hướng ánh nắng trong không gian nhà mình để có thể tối ưu nhất chỗ đặt chậu cây. Cây hoa hồng rất thích hợp trồng ở những vị trí thoáng gió, có ánh nắng vừa phải, vì vậy bạn nên trồng cây ở những nơi có nhiều ánh nắng nhưng tránh ánh nắng gắt buổi trưa. Hiện nay ở các thành phố lớn thường bị che khuất, gây thiếu ánh nắng, khiến cây hồng của bản thân hấp thụ kém, dễ mắc bệnh. Vì vậy, nên trồng hoa hồng ở những nơi có mặt trời chiếu vào buổi sáng, hoặc buổi chiều vào. Đặc biệt tránh những vị trí có ánh nắng chiếu trực tiếp cả ngày. Và cũng không nên đặt cây ở những nơi không có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp đến.

Tóm lại bạn nên chú ý tới vị trí bạn đặt hoa hồng. Như vậy cây mới sinh trưởng và phát triển tốt, ít sâu bệnh hại. Và ra hoa đều với màu sắc, khỏe thân dày cánh đúng như ý bạn mong muốn.

* Chọn chậu hoa hồng phù hợp

Nếu trồng hoa hồng trong chậu bạn nên chọn loại chậu có kích thước phù hợp với độ tuổi của cây. Đối với trồng những cành giâm mới mọc rễ, bạn nên chọn loại chậu nhỏ để đảm bảo cây có thể thoát nước tốt. 

Ưu tiên chọn loại chậu có chân giúp cho đáy của chậu không bị sát với mặt đất dẫn tới cây bị hư thối và úng nước.

Cây nên được trồng dưới ánh nắng

  • Chăm sóc đất cho cây hoa hồng

Hoa hồng là cây có sức sống tốt nên có thể phát triển khỏe mạnh trên nhiều loại đất khác nhau. Nhưng cây sẽ phát triển tốt,khỏe mạnh ra hoa đều đặn hơn nếu được trồng trong đất tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng cũng như khả năng thoát nước tốt. Bạn nên chọn những loại đất tơi xốp, cần đảm bảo giữ ẩm cho cây và thoát nước tốt. Bạn có thể mua sẵn đất tơi xốp có bán tại các tiệm cây cảnh. Đây là loại đất được các chủ tiệm trộn sẵn nên đảm bảo những yêu cầu trên. Ngoài ra bạn có thể tự tạo ra đất đủ điều kiện bằng nhiều cách như trộn đất với phân bò hoai mục, vỏ trấu, phân gà hoặc xơ dừa.

  • Bón phân cho cây hoa hồng

Cách bạn bón phân cũng sẽ quyết định rất nhiều trong việc cây hoa hồng của bạn có phát triển tốt hay không. Trước khi bón phân, bạn nên phơi ải đất ra ngoài nắng 7 đến 10 ngày để đề phòng, diệt trừ mầm bệnh. Cùng với đó trước khi cho đất vào chậu, phủ lót một lớp vôi bột bên dưới sẽ làm cây có thể phát triển tốt hơn.

Bạn nên bón phân cho cây hoa hồng mỗi 2-3 tháng. Tùy theo từng thời điểm phát triển của hoa mà bạn có thể lựa chọn phân bón sao cho phù hợp. Khi trồng hoa hồng đã mọc rễ, bạn có thể dùng phân bón lót để cung cấp một số chất dinh dưỡng cho cây. Thường xuyên làm mềm đất để cây hoa hồng phát triển tốt.Tùy vào mỗi giai đoạn khác nhau bạn nên sử dụng các chế độ phân bón khác nhau. Như  khi vào giai đoạn cắt tỉa bạn nên dùng phân có độ đạm cao. Còn đối với hoa hồng ở giai đoạn đã trưởng thành  thì cây sẽ cần bón phân lân để kích thích rễ cây phát triển và ra nhiều nụ hơn.

  • Tưới nước cho cây hoa hồng

Hoa hồng là một loại hoa rất ưa nắng, tất phải cần tưới nước. Mục đích cho việc tưới đủ nước là để giữ ẩm thường xuyên cho cây và bộ rễ giúp rễ hút nước lên nuôi cây. Mỗi giai đoạn, thời kỳ phát triển khác nhau cây hoa sẽ cần một lượng nước nhất định. Sáng và chiều những hôm trời mát, ít nắng lượng nước nuôi cây không cần nhiều. Ngược lại vào những giờ trưa, trời nắng gắt, nhu cầu nước để nuôi hoa hồng đòi hỏi rất cao.

Tưới nước cho hoa hồng cũng cần những quy tắc riêng. Bạn có thể tham khảo thông tin chi tiết dưới đây:

Tưới hoa hồng theo từng thời điểm trong ngày. Nên tưới nước cho hoa hồng 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và chiều. Đối với sáng bạn có thể tưới trong khoảng từ 8 – 9h và buổi chiều từ 16h – 17h. Bạn nên dùng bình vòi hoa sen có tia nhỏ để tưới ẩm cho hoa hồng. Lưu ý, không được tưới hoa hồng vào những buổi trưa nắng gắt. 

Tưới hoa hồng dựa theo các giai đoạn phát triển khác nhau của cây. Đối với hoa hồng con mới gieo trồng thì lượng nước tưới để chăm cây không cần nhiều. Còn với hoa hồng đã và đang trưởng thành, đặc biệt là những cây ở thời điểm mới ra hoa và có tán rộng thì bạn nên tưới thường xuyên hàng ngày hơn để đảm bảo cây có đủ nước phát triển. 

Tưới hoa hồng còn phải dựa trên nhu cầu của cây. Trồng hoa hồng trong bồn, chậu kể cả dưới đất thì bạn cũng nên nắm rõ được cấu trúc của đất trồng. Tưới hoa hồng một cách khoa học là bạn nên quan sát xem đất còn ẩm hay khô để tưới nước cho phù hợp.

Ngoài ra nước tưới cho cây hoa hồng phải là nước ngọt như nước mưa, nước giếng, nước máy (người uống được). Tuyệt đối, bạn không được dùng nước nhiễm phèn, nhiễm mặn như thế chỉ làm suy yếu và chết dần chết mòn cây.

Nên tưới nước thường xuyên cho cây

  • Cắt tỉa cây hoa hồng

Cắt tỉa cây hoa hồng là một trong những công việc quan trọng giúp cho cây hoa hồng phát triển tốt và đẹp. Cắt tỉa cây hoa hồng nên bắt đầu từ đầu vào mùa xuân. Bạn nên kiểm tra bụi hoa hồng của bạn và lưu ý sức khỏe và hình dạng tổng thể của nó. Sau đó xuống thấp, tỉa bỏ những cây chết khô ở gốc và mở rộng tầm cây để ánh sáng và không khí lưu thông.

Khi bạn cắt tỉa thường xuyên, bạn nên cắt những cành tăm, cành vô hiệu, nhỏ, yếu để giữ dáng cho cây, tạo độ thoáng. Bạn cũng nên cắt bỏ những cành mang hoa đã tàn, cành chết, cành sâu bệnh để ngăn tạo quả và cây tập trung dinh dưỡng cho sự nảy mầm và ra nụ mới. Bạn có thể thử cách cắt tỉa đồng loạt khi cây không ra hoa, việc cắt tỉa này giúp cây tái tạo lại và giúp cây ra hoa đồng loạt trở lại.Tùy vào tình trạng của cây thì các loại cắt tỉa trên thường được đan xen và kết hợp

Sau đây là kỹ thuật cắt tỉa cơ bản mà bạn có thể tham khảo

Nhìn vào tán tổng thể và tình hình sức khỏe của cây, sau đó bắt đầu cắt tỉa từ phần gốc cây. Tỉa mở ở giữa những tán cây để tăng ánh sáng và  độ thông thoáng cho cây. Làm cho vết cắt của bạn ở một góc khoảng 45 độ. Cắt sạch sẽ, gọn gàng và phải cắt sát vào các nách lá. Loại bỏ tất cả những cành bị hỏng, khô, nhăn nheo, đen và bị bệnh. Tỉa bỏ các cành tăm ốm yếu và các cành không phát triển. Để ý và loại bỏ thường xuyên sự phát triển của những mầm dại nếu là cây ghép và tỉa bỏ các lá già, vàng, bị sâu bệnh hại.Ngoài ra bạn nên tỉa hoa tàn, thông thường tỉa đến lá thứ 3 tính từ bông hoa, riêng với dòng cắt cành cần tỉa sâu hơn để hạ độ cao.

Riêng với các loại hoa hồng leo, nếu muốn tạo tán cho cây, sau khi cắt bỏ hoa héo bạn nên uốn cong phần thân cây để giúp bật chồi nhanh và nhiều hơn.

Chăm sóc hoa hồng sau khi cắt tỉa cũng là điều bạn nên quan tâm

Sau khi cắt tỉa, nên bổ sung các chất dinh dưỡng để giúp cây phục hồi. Cụ thể như phun các thuốc phòng, chống nấm bệnh, phun Atonik để kích thích chồi mọc. Bên cạnh đó, cũng nên thực hiện công đoạn xới đất bề mặt chậu và bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cho cây như phân hữu cơ,cũng như việc tưới đủ nước đủ nắng.

Cây nên được cắt tỉa cẩn thận để khỏe mạnh hơn

Lời kết

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về cách để chăm sóc hoa hồng để cây khỏe thân dày cánh hơn. Nếu bạn muốn biết thêm thông tin chi tiết về cách chăm sóc cây cảnh, hãy ghé thăm website của chúng tôi để có được những thông tin hữu ích nhất.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn. Chúc bạn có được những đóa hoa hồng như bạn mong muốn 

TÁC GIẢ

Picture of Nguyễn Hồng Đăng

Nguyễn Hồng Đăng

Xin chào mình là Đăng, ngoài việc mang đến các sản phẩm Đất trồng - Phân bón hữu cơ chất lượng. Mình còn mong muốn chia sẻ các kiến thức hữu ích thú vị trong làm vườn nói riêng và nông nghiệp tuần hoàn nói chung. XEM ĐẦY ĐỦ THÔNG TIN. Facebook | Instagram | Linkedin | Youtube
Tìm hiểu thêm

Bài Viết Liên Quan

thanks

Xin cảm ơn!

Chúng tôi đã nhận được thông tin và sẽ sớm liên hệ tư vấn chi tiết cho bạn. Vui lòng để ý điện thoại để nhận được cuộc gọi từ NAMIX.

Call Now Button