Biện pháp cải tạo đất là điều cần thực hiện để đất tốt hơn, cây trồng phát triển. Đất tốt thì sẽ hạn chế được sâu bệnh hại, cung cấp dinh dưỡng để cây có đủ điều kiện để sinh trưởng tốt. Vậy nên sau một thời gian trồng, bạn cần áp dụng một số biện pháp để cải tạo đất trồng vì đất đã giảm chất lượng, xấu đi. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục Lục Bài Viết
ToggleVai trò của đất với cây trồng
Cây năng suất khỏe mạnh khi đất tốt, màu mỡ, để hỗ trợ sự sống của cây. Đất cũng phải tơi xốp để rễ phát triển, thoát nước và lưu thông không khí. Đất khỏe mạnh, giàu dinh dưỡng cùng các chất hữu cơ cần thiết.
Chất hữu cơ sẽ giúp cung cấp dinh dưỡng, thúc đẩy đa dạng sinh học trong đất. Đồng thời thúc đẩy hệ thống thoát nước và thông khí để cây phát triển tốt nhất.
Ngoài ra còn giúp cải thiện cấu trúc đất, tạo ra các lỗ hổng làm nhẹ đất, cho phép không khí và nước đi đến rễ. Nếu bạn tìm hiểu và kiên trì thực hiện các biện pháp cải tạo đất thì đất sẽ luôn tơi xốp và giàu dinh dưỡng.
Các biện pháp cải tạo đất trồng đơn giản
Đất trồng rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.Nếu đất xấu, cây sẽ không đạt năng suất và có thể chết. Chính vì vậy, bạn cần có những biện pháp cải tạo đất để duy trì và phát triển đất bền vững là rất quan trọng.
Việc sử dụng các biện pháp cải tạo đất giúp phòng chống sâu bệnh hại cây trồng. Ngoài ra còn giúp đất khỏe hơn, chống chịu khí hậu khắc nghiệt. Mang đến nhiều dinh dưỡng hơn cho cây trồng, giúp cây đạt năng suất cao.
Cây trồng ở đất tốt giúp hấp thụ dưỡng chất nhanh hơn, dễ hơn để sinh trưởng và phát triển.
Cải tạo đất là cải tạo sự sống, hệ sinh thái, bồi đắp lượng lớn các chất hữu cơ, bổ sung chất hữu cơ.
Kiểm tra đất
Cải tạo đất cần được thực hiện liên tục, bạn cần thường xuyên kiểm tra đất trồng, đo pH đất, kali, photpho, canxi, magie và lưu huỳnh,… Theo đó, khi phát hiện đất trồng thiếu chất gì thì cần bổ sung để tăng cường chất dinh dưỡng. Có thể bổ sung phân hữu cơ, phân trùn quế, vỏ trứng,…
Bổ sung các chất hữu cơ và vi sinh vật
Đất thoái hoá thì số lượng vi sinh vật có lợi trong đất sẽ bị giảm thiểu. Vậy nên bạn có thể đẩy nhanh quá trình phân giải các chất hữu cơ để có thêm dinh dưỡng cho cây. Phân giải các loại độc chất tồn dư trong đất, cân bằng hệ vi sinh vật đất.
Hữu cơ gồm có ngắn hạn và hữu cơ dài hạn. Theo đó, hữu cơ ngắn hạn là các loại phân động vật như phân trâu bò, phân gà, lá cây, xác cỏ,… Hữu cơ dài hạn là các loại cành cây, thân cây để đất tơi xốp, giàu mùn, tăng khả năng giữ nước và dinh dưỡng.
Bổ sung phân trộn – Biện pháp cải tạo đất tốt
Phân hữu cơ là chất hữu cơ đã phân hủy, được dùng để cải thiện chất lượng của đất. Phân trộn vào đất sẽ cung cấp cho đất, cải thiện cấu trúc, giúp đất giữ được chất dinh dưỡng, thúc đẩy thoát nước tốt. Ngoài ra, phân hữu cơ còn giúp duy trì độ pH trung tính, giảm sâu bệnh hại cho cây.
Phân cung cấp thức ăn cho giun đất, các vi sinh vật có lợi trong đất. Giun đất sẽ giúp cải thiện độ thoáng khí và thoát nước, tăng độ phì nhiêu cho đất.
Cải tạo đất bằng lớp phủ bề mặt đất
Lớp phủ bề mặt đất giúp kích thích cây trồng phát triển tự nhiên, giữ độ ẩm cho đất và ngăn ngừa sự phát triển của cỏ dại. Lớp mùn sẽ phân hủy từ từ và bổ sung chất hữu cơ cho đất trồng.
Ngăn chặn sự nén chặt của đất
Đất cứng và nén chặt sẽ làm cho nước và chất dinh dưỡng không ngấm được, khiến đất trở nên khô cằn. Rễ cây sẽ khó lan rộng ra ngoài để hút nước và chất dinh dưỡng khiến cây còi cọc hoặc chết.
Hạn chế sự nén chặt của đất để hỗ trợ hoạt động vi sinh cần thiết chuyển hóa chất hữu cơ thành chất dinh dưỡng nuôi cây. Từ đó giúp cân bằng cấu trúc đất.
Luân canh cây trồng – Biện pháp cải tạo đất tốt
Bạn cần luân canh cây trồng để giảm sự cạn kiệt chất dinh dưỡng. Cách này còn làm gián đoạn chu kì của sâu bệnh để đất vườn luôn khỏe mạnh.
Tuân theo quy tắc 3 năm, luân phiên các loại cây trồng mỗi năm để các loại rau cùng họ không trồng liên tục. Điều đó sẽ đủ thời gian để mầm bệnh trong đất chết và còn bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho đất.
Trồng cây che phủ
Cây che phủ sẽ giúp đất khỏi bị xói mòn, hạn chế tình trạng đất bị nén chặt và ngăn chặn sự phát triển của cỏ dại. Các loại cây trồng thường trồng như cải, củ cải, các cây họ đậu,..
Sau khi trồng và thu hoạch, có thể chôn vùi các phần dư thừa xuống đất làm phân xanh. Phân xanh sẽ làm tăng độ phì nhiêu của đất.
Bổ sung phân chuồng để cải thiện độ phì nhiêu của đất nhưng dễ ẩn chứa mầm bệnh có hại cho cây. Vì vậy, bạn cần ủ phân trong vài tháng rồi hẵng sử dụng.
Khuyến khích sự đa dạng – Biện pháp cải tạo đất đơn giản
Trong tự nhiên, có rất nhiều loài động vật, thực vật khác nhau, giúp nuôi dưỡng và hỗ trợ đa dạng sinh học trong đất. Bạn có thể trồng nhiều loại rau, quả, hoa, thảo mộc, và các cây khác gần nhau. Từ đó, giúp cải tạo đất lành mạnh, bền vững.
Lựa chọn đất hữu cơ, phân hữu cơ tốt
Khi trồng cây bằng đất hữu cơ thì cây sẽ được cung cấp dinh dưỡng tự nhiên hiệu quả. Đất bao gồm các chất hữu cơ, khoáng chất, các axit amin, vi sinh vật tốt cho cây trồng để giảm bớt sự tác động của con người và quá trình phát triển của đất.
Bạn có thể mua các loại đất hữu cơ được phối trộn sẵn trên thị trường hiện nay. Có thể tham khảo và lựa chọn các loại đất trồng NAMIX sạch, giàu dinh dưỡng và có thể sử dụng lâu dài như đất trồng hoa, đất trồng rau, đất trồng cây cảnh, đất trồng cây đa dụng,…
Ngoài ra, NAMIX còn mới sản xuất và cho ra mắt thị trường phân hữu cơ cho rau rất tốt cho cây trồng. Việc sử dụng thêm phân hữu cơ giúp cây có thêm nguồn dinh dưỡng, tơi xốp và hỗ trợ điều kiện nhất để cây trồng phát triển.
Trên đây là các biện pháp cải tạo đất mà bạn có thể thực hiện, chúng hoàn toàn tự nhiên để tăng dinh dưỡng và độ phì nhiêu cho đất. Đây là điều cần thiết để đất được bổ sung được đầy đủ lượng dinh dưỡng cần thiết, cho cây phát triển, ra hoa, quả theo đúng ý muốn.