Sen đá là một trong những loại cây cảnh khá dễ trồng và dễ chăm sóc. Tuy nhiên, nhiều người trồng cây bị héo, màu lên không đẹp hoặc có thể bị chết. Vậy cách chăm sóc sen đá như thế nào cho đúng để cây luôn khỏe, luôn đẹp, cùng tìm hiểu và đừng bỏ qua bất kỳ yếu tố nào dưới đây nhé.
Mục Lục Bài Viết
ToggleCách chăm sóc sen đá khi mới mua về chuẩn nhất
Khi mua về, gỡ các lớp giấy bọc sen đá rồi xếp chậu sen đá vào vị trí mát. Không nên để cây dưới ánh nắng trực tiếp vì sẽ khiến cây bị cháy nắng.
Dùng bình xịt hơi thổi đi lớp bụi bám trên cây, dùng cọ mềm để quét lớp đất bám trên lá nếu có.
Tuy nhiên cần thực hiện nhẹ tay để tránh làm gãy nhánh hay trầy xước lá.
Nếu khuất nắng, bạn không nên tưới nước lên lá vì sẽ khiến sen bị úng. Từ 3 – 5 ngày, tưới một lần và nên tưới vào gốc của cây. Bạn nên sử dụng bình tưới có vòi dài để dễ dàng kiểm soát lượng nước khi tưới. Đừng sử dụng các loại bình xịt phun sương khi tưới nước cho sen đá.
Ánh sáng
Ánh sáng mặt trời là yếu tố giúp cây phát triển và lên màu đẹp. Bạn nên để cây ở nơi có ánh sáng vừa phải, không quá râm hay quá gắt để cây đủ ánh sáng quang hợp tốt.
Khi cây bị thiếu ánh sáng thì thân và lá cây xốp và rất dễ bị rụng lá, héo cây. Nếu trồng trong nhà thì cho cây ra phơi nắng từ 4 đến 5 tiếng vào lúc sáng sớm. Mỗi tuần nên đem phơi 2-3 lần là tốt nhất.
Còn nếu đặt cây ngoài trời thì cần tránh ánh nắng không chiếu trực tiếp vào cây. Nên che mái khi ánh nắng quá mạnh vào buổi trưa hay chiều.
Cách tưới nước cho sen đá đúng chuẩn
Bạn cần tưới nước đúng cách để rễ cây ăn sâu vào đất. Mặc dù những loại cây này chịu hạn tốt, không cần tưới nước thường xuyên nhưng cũng đừng để đất bị khô.
Ngoài ra, cần tránh tưới nhiều nước vì dễ làm úng rễ của chúng. Do đó, hãy tưới nước 2-3 lần/ tuần để bộ rễ có đủ điều kiện phát triển tốt.
Nếu tưới nước mà đất không ngấm nước hoàn toàn, hãy thay đất và chọn loại đất trồng thoát nước tốt, có độ tơi xốp. Nó sẽ cho lượng nước dư thừa thoát ra nhanh chóng, không cho nó đọng lại trong đất.
Thay đất trồng sen đá
Khi mua cây sen đá về bạn cần thay đất cho cây. Theo đó cần lựa chọn giá thể trồng xương rồng sen đá NAMIX để cây tươi tốt hơn.
Đất NAMIX được phối trộn nhiều giá thể đá khoáng tơi xốp và giàu dinh dưỡng như Peatmoss, đá Perlite, đá Vermiculite, vỏ trấu nguyên cánh, mùn dừa hữu cơ,… Tạo sự thông thoáng, dễ thoát nước, cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây.
Cách thay đất như sau:
- Loại bỏ đất cũ, nhẹ nhàng trong bước này để không làm hỏng rễ.
- Đổ đất trồng NAMIX vào.
Sau một thời gian trồng thì cần thay đất cho cây. Thường thực hiện vào tháng 3-4, khi cây đã phát triển lớn hơn, đất đã cạn kiệt chất dinh dưỡng hoặc đã được điều trị bệnh nấm. Cách thực hiện:
- Ngừng tưới nước 3-5 ngày.
- Sau khi lấy cây ra khỏi chậu, cắt bỏ lá khô ở gốc và loại bỏ hết đất bám trên rễ.
- Đổ ⅔ lượng đất cho vào chậu, đặt cây vào giữa chậu, cho thêm một ít đất lấp kín miệng chậu.
Những điều cần tránh trong cách chăm sóc sen đá
Sen đá là một loại cây cảnh mini, nếu áp dụng sai cách thì sẽ khiến cây trở nên khô héo và rụng dần đi. Một số lỗi sai thường gặp khi chăm sóc các loại sen đá:
Chọn sai đất trồng sen đá
Sen đá sẽ thối và chết nếu trồng trong đất quá ẩm nước hoặc thoát nước không tốt. Nếu mua cây từ cửa hàng, sen đá về thì cần thay đất cho cây để tránh đất đang trồng chứa nhiều nước và ẩm ướt suốt thời gian dài.
Hãy thay hoàn toàn đất mới, là đất tơi xốp, thoáng khí như đất trồng sen đá NAMIX. Có bổ sung Peatmoss, đá perlite, đá Vermiculite,… có khả năng hút nước nhanh, tạo thông thoáng và chống úng cho sen đá rất tốt.
Phơi sen đá tắm nắng quá nhiều
Ánh sáng mặt trời sẽ giúp quá trình quang hợp của cây tốt, tạo ra chất hữu cơ hỗ trợ cho quá trình sinh trưởng của cây. Tuy nhiên, ánh sáng nhiều cũng không tốt, đặc biệt là cường độ ánh sáng mạnh như giữa trưa. Nếu cây phơi nắng nhiều sẽ khiến cây bị khô héo, sạm đen và cháy nắng.
Chậu trồng không có lỗ thoát nước
Cây sen đá phải được trồng trong chậu có lỗ thoát nước để rễ cây không bị úng thối nếu đất quá ẩm ướt.
Không nên trồng cây trong chậu bằng sành, thủy tinh,… để trồng. Hãy sử dụng chậu bằng đất nung, gỗ mộc vì chúng có khả năng hút nước cao giúp thoát nước nhanh chóng cho cây.
Trồng sen đá bằng hạt
Bạn không nên trồng sen đá bằng hạt mà hãy nhân giống cây sen đá thành nhiều cây con bằng phương pháp tách lá từ cây mẹ, đơn giản mà hiệu quả. Đặc biệt, bạn nên chọn giống cây có lá cứng cáp, mọng nước và sinh trưởng tốt để tỉ lệ thành công của bạn rất cao.
Những câu hỏi thường gặp khi chăm sóc sen đá
Sen đá là cây trồng có sức sống mãnh liệt, có thể sống trong môi trường thiếu chất dinh dưỡng, thiếu nước. Cách chăm sóc sen đá cũng không cần nhiều công sức cũng có được những chậu cây đẹp, tươi tốt. Tuy nhiên khi trồng và chăm sóc cây, sẽ gặp nhiều vấn đề như:
Rễ cây bị yếu, nấm bệnh
Khi rễ bị yếu sẽ màu nâu sẫm hoặc đen, rất mềm, hoặc xuất hiện đốm trắng. Những vết thối trên rễ sẽ lan sang thân và lá khiến cây bị nhũn và chuyển màu vàng.
Vậy nên, bạn cần theo dõi cây thường xuyên và kịp thời phát hiện và xử lý ngay trước khi quá muộn. Cách thực hiện như sau:
- Nhẹ nhàng tách cây ra khỏi đất, dùng tay hoặc chổi/cọ nhỏ phủi hết lớp đất bám quanh rễ.
- Đặt cây vào 1 khay nhỏ, để nơi khô ráo, thoáng mát trong 1 ngày để bộ rễ được “thở”. Bạn có thể đặt ở cửa sổ, nhưng tránh nắng trực tiếp, cũng như chỉ nên phơi nắng sáng thời gian ngắn.
Cây bị yếu
Sử dụng tăm hoặc que để gác cây lên, hạn chế va chạm với rễ cây. Thay đất mới trong chậu, để cây nằm ở vị trí phù hợp.
Vì rễ cây khá ngắn, nên cần chọn chậu sâu vừa đủ vì nếu chậu sâu thì sẽ khiến chúng không thể phát triển được.
Khi vừa thay chậu và thay đất xong, không cần tưới, chỉ để khô trong 2-3 ngày ở chỗ mát.
Rễ khỏe mạnh sẽ giúp cây phát triển trong các điều kiện môi trường khắc nghiệt. Nếu cây có bộ rễ không tốt thì cây có thể bị yếu hoặc chết.
Bạn cần lựa chọn một chiếc chậu nông, có lỗ thoát nước. Điều này sẽ ngăn nước đọng lại, giúp cây phát triển tốt.
Cách chăm sóc sen đá để có được những chậu cây tươi tốt, màu đẹp. Hãy thường xuyên theo dõi Namix để tham khảo những kiến thức mới về sen đá và xương rồng hay các loại cây trồng khác. Việc lựa chọn đất trồng cũng cực kỳ quan trọng vì đây là yếu tố để cây trồng tốt.