Cà chua là cây dễ trồng nhưng lại khó chăm sóc. Cây thường hay bị sâu bệnh tấn công nếu như bạn không biết cách chăm sóc chúng. Vậy làm thế nào để phòng trừ sâu bệnh trên cà chua một cách hiệu quả. Xin mời các bạn theo dõi bài viết của Namix nhé!
Xem thêm:
Cách trồng và chăm sóc cà chua bi
Kĩ thuật cắt tỉa cành cho cây cà chua sai trĩu quả
Để phòng trừ sâu bệnh hại trên cà chua trước hết bạn phải chọn giống thích hợp với thổ nhưỡng và khí hậu nơi bạn trồng. Đối với cà chua trồng chậu tại nhà, bạn cần phải lựa chọn giá thể, đất trồng không chứa mầm bệnh và giàu dinh dưỡng. Cây tốt khỏe thì mới kháng sâu bệnh tốt.
Sau đây là một số cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cà chua thường gặp.
Mục Lục Bài Viết
ToggleMột số nhóm sâu bệnh hai trên cà chua
Sâu vẽ bùa
Đặc điểm nhận dạng: trên lá xuất hiện các đường ngoằn nghèo. Các đường này lúc đầu nhỏ, càng về sau đường đục càng to dần kèm theo sự phát triển của ấu trùng. Từ đó làm khô và giảm diện tích quang hợp của lá. Mật số đông sẽ làm ảnh hưởng nghiệm trọng đến sự phát triển của cây.
Biện pháp phòng trừ:
- Vệ sinh khu vực trồng
- Dùng bẫy vàng để diệt ruồi trưởng thành
- Có thể dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật để tiêu diệt như chế phẩm sinh học tỏi ớt, Neem nim…
Sâu đục trái
Sâu non nhỏ tuổi ăn búp, lá non, nụ hoa, sau đó cắn chui vào quả từ cuống. Các lá và các chùm hoa bị sâu ăn có thể bị gãy.
Giai đoạn sâu tuổi 3 phá hại cây mạnh nhất. Chúng tấn công những quả mới hình thành, hoặc những quả lớn hơn. Quả bị sâu tấn công sẽ bị rụng, thối, sâu ăn và đục bên trong, đùn phân ra ngoài.
Biện pháp phòng trừ:
- Bấm ngọn tỉa cành để khử bớt trứng và sâu non mới nở. Tỉa bỏ các trái bị sâu đục.
- Số lượng cây ít có thể thăm vườn và bắt sâu.
- Ngoài ra, bạn có thế ử dụng các chế phẩm sinh học như: Thuốc trừ sâu có chứa vi khuẩn Bt, Nấm Metarhizium, virus NPV, thuốc Neem nim.
Rầy phấn trắng, bọ phấn
Cả ấu trùng và con trưởng thành đều chích hút nhựa cây làm chết mô thực vật. Đây cũng là côn trùng trung gian truyền viruss gây bệnh xoăn lá và khảm lá trên cây cà chua.
Biện pháp phòng trừ:
- Tỉa lá gốc, cắt tỉa cành thông thoáng.
- Sử dụng các loại thuốc gốc sinh học như Beauveria bassiana (MUSKARDIN)… kết hợp với dầu khoáng.
- Bọ phấn có tính kháng thuốc rất cao, khi thấy vài con ở mặt dưới lá non cần phun các thuốc có hoạt chất Pymetrozin…
Một số loại bệnh trên cây cà chua
Bệnh héo cây, héo rũ, chết vàng
Bệnh thường gây hại ở cây cà chua trưởng thành hoặc đang mang trái. Biểu hiện của cây là các lá chuyển vàng, và héo rủ vào buổi trưa, chiều mát tỉnh lại. Sau vài ngày cây chết hẳn và không có khả năng phục hồi.
Ngoài ra, bạn cũng có thể thấy toàn bộ cây có lá màu vàng héo rũ hoặc còn xanh nhưng lá không tươi.
Đối với trường hợp héo rũ cây chết nhanh, ở gốc có lớp phấn trắng phủ, đoạn thân gần gốc teo hóp lại thì bệnh do nấm gây ra.
Đối với trường hợp cây chết chậm, thân vẫn còn tươi. Bạn cắt ngang đoạn thân, thấy mạch dẫn bị thâm đen thì do vi khuẩn gây ra.
Biện pháp phòng trừ:
- Sử dụng chế phẩm Trichoderma để trộn cùng với giá thể, đất khi trồng.
- Đối với vi khuẩn, nhổ và tiêu hủy cây bị bệnh, dùng vôi bột rãi vào đất nơi cây đã nhổ và trộn đều. Khi cây mới chớm bệnh có thể phun Kasumin 0,2 – 0,5%, Starner 20 WP.
- Đối với nấm nên phát hiện sớm, phun thuốc ngừa hoặc trị bằng Copper B 75 WP, Carban 50 SC,.. với nồng độ 0,2 – 0,4%.
Bệnh xoăn lá
Bệnh do viruss gây ra. Biểu hiện của cây khi bị bệnh là lá không có hình dạng nhất định. Lá xoăn và cong lên từ mép, chóp lá vào giữa gân lá. Biểu hiện rõ nhất ở ngọn và lá non.
Cây bị bệnh còi cọc, chậm phát triển, chồi bên phát triển mạnh. Cây không cho hoa và quả. Nếu có thì quả bé, chất lượng kém.
Biện pháp phòng trừ:
- Hiện tại chưa có thuốc đặc trị bệnh do viruss gây ra trên cây trồng. Chỉ có thể phòng ngừa bằng cách diệt trừ các loại côn trùng chích hút như rệp mềm, bọ phấn.
- Sử dụng cây ghép kháng bệnh do viruss gây ra, giống chuyển gen.
- Trồng trong nhà kính.
Bệnh thối đít trái
Tình trạng này thường xảy ra ở trái còn non. Nguyên nhân không phải do nấm hay côn trùng gây bệnh mà là do sự rối loạn dinh dưỡng. Đó là sự rối loạn sinh lý ở các mô tế bào ở quả cà chua khi bị thiếu đi lượng canxi cần thiết. Thiếu canxi do sự biến đổi bất thường về độ ẩm đất dẫn đến bệnh.
Sự mất cân bằng giữa các nguyên tố dinh dưỡng trong dung dịch thủy canh cũng là nguyên nhân dẫn đến thiếu hụt canxi. Cung cấp đủ lân sẽ giúp cho cây hấp thụ canxi tốt hơn.
Biện pháp phòng ngừa:
- Đảm bảo nước tưới, độ ẩm của đất trồng
- Cân bằng pH đất
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý theo quy trình kỹ thuật khuyến cáo
Trên đây là cách phòng trừ một số loại sâu bệnh trên cà chua. Hi vọng với bài viết này sẽ giúp các bạn chăm sóc tốt vườn cà chua của mình. Bạn cần tư vấn, hỗ trợ kĩ thuật, hãy liên hệ ngay với chúng tôi:
Khách hàng mua lẻ, tư vấn kỹ thuật: Nhắn tin Fanpage Namix
Làm Đại lý, mua số lượng lớn: 0902612348 / 0938492348 hoặc Nhắn tin Zalo