Cúc lá nhám thuộc loại cây hoa kiểng dễ trồng và phổ biến vì chúng cho hoa rất đẹp với đa dạng màu sắc sặc sỡ. Sau đây, Namix sẽ hướng dẫn các bạn cách trồng cúc lá nhám nhé.
Mục Lục Bài Viết
ToggleSơ lược về cúc lá nhám
Cúc lá nhám có tên khoa học là (Zinnia sp.) còn đợc gọi với nhiều cái tên khác như: hoa cánh giấy, cúc ngũ sắc, bạch nhật… Cúc lá nhám rất dễ trồng, sinh trưởng, phát triển hầu như tốt quanh năm. Đặc biệt cho hoa rất đẹp và đa dạng màu sắc.
Cách trồng cúc lá nhám đơn giản cùng Namix
Namix hướng dẫn các bạn cách trồng cúc lá nhám đơn giản. Hãy bắt đầu thực hiện cùng chúng tôi nào.
Cách trồng cúc lá nhám
B1: Chuẩn bị vật liệu
- Hạt giống
- Khay ươm hoặc thùng xốp cao tối đa 20 cm
- Đất trồng cây Namix
B2: Tiến hành gieo hạt trong khay ươm với mỗi lỗ 1 hạt. Đặt khay ươm chỗ thoáng mát, khoảng 50 – 70% ánh sáng.
Các bạn có thể sử dụng đá Vermiculite phủ mỏng một lớp lên mặt để giữ ẩm nhé
B3: Sau 5 – 7 ngày cây nảy mầm khi cây đạt đến 7 – 10 cm đem cây tập nắng (để cây ra nắng đến 10h sáng đem vô, chiều mát đem ra).
B4: Sau khoảng 15 ngày gieo, cây cao 6 – 7 cm, có 1 – 2 cặp lá thật. Chọn cây khỏe, đồng đều, không sâu bệnh đem trồng ra luống với khoảng cách 12 x 15 cm. Cây được lấp đất tới cặp lá và được trồng vào chiều mát. Tưới nước mỗi ngày vào sáng sớm hoặc chiều mát.
Lưu ý: Ngoài trồng luống các bạn có thể trồng trong chậu nha. Ngoài ra để phân cành cấp 1 thì 15 ngày sau khi trồng luống hoặc chậu, các bạn nên bấm phần ngọn để cây có được nhiều hoa hơn.
Bổ sung phân bón cho cây sinh trưởng, phát triển và ra hoa tốt hơn
Các bạn có thể bổ sung phân bón lá B1 để kích rễ, NPK 30 – 10 – 10 và phân hữu cơ (phân cá, phân trùn, rong biển, bánh dầu) trong giai đoạn sinh trưởng, NPK 6 – 30 – 30 hoặc 19 – 31 – 17 để kích ra hoa đồng loạt, NPK 20 – 20 – 20 để dưỡng hoa lâu tàn.
Như vậy, Namix đã hướng dẫn các bạn cách trồng cúc lá nhám để có được những chậu cúc xinh xắn. Còn chần chừ gì mà không bắt tay vào làm nào. Chúc các bạn thành công nhé.