Vào dịp tết đến, những chậu cúc luôn được lựa chọn để trưng bày trang trí như một biểu tượng không thể thiếu vào dịp xuân về. Hôm nay Namix sẽ cùng bạn tìm hiểu về cách trồng và chăm sóc cây cúc sao cho hoa nở đẹp và nở đúng dịp tết nhé!

cúc trồng chậu

Ảnh: Internet

Giới thiệu về loài hoa cúc

Cúc là một trong những loại hoa trồng làm cây cảnh trang trí lâu đời nhất trên thế giới, loại cây này có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước châu u.

Hiện nay ắt hẳn mọi người đều quen thuộc với loại cây này, cúc xuất hiện ở mọi ngóc ngách trong cuộc sống như công viên, vườn nhà, cửa hàng, đám tiệc, đám tang, lễ tết…

Cúc có rất nhiều loại cũng như nhiều màu sắc khác nhau, hiện nay trên thế giới có hơn 600 loại cúc, riêng ở Việt Nam cũng có hơn 50 loại cúc được trồng với mục đích thương mại.

Lưu ý khi trồng hoa Cúc trong chậu

Khi trồng hoa Cúc trong chậu bà con cần chú ý lựa chọn loại chậu có kích thước phù hợp với giống cúc, số lượng cây cúc trong chậu và mục đích trồng của mỗi người.

Ví dụ với những giống cúc có kích thước lớn thì một chậu đường kính 20 – 30 cm có thể chỉ trồng được một cây, trái lại nếu những giống cúc có kích thước bé hơn thì có thể trồng nhiều cây trong một chậu để tán cây xòe đều khiến chậu cây có vẻ ngoài đẹp hơn.

Nếu bà con trồng để bán thì tùy vào việc muốn bán chậu to hay nhỏ và giống cúc để lựa chọn chất liệu chậu, kích thước chậu và số cây trồng trong một chậu.

Cách trồng hoa cúc nở đúng dịp tết đến xuân về

Thời gian thích hợp để trồng hoa cúc

Tùy vào thời gian sinh trưởng của mỗi giống cúc để lựa chọn thời gian trồng hoa cúc. Thường Cúc sẽ cho ra hoa sau 60 – 90 ngày tùy vào loại giống. Nếu thời tiết ấm thì nên chọn trồng Cúc trễ hơn vài ngày, còn thời tiết lạnh thì nên trồng sớm hơn khoảng một tuần.

thời gian trồng cúc

Ảnh: Internet

Chọn giống hoa cúc

Hiện nay có rất nhiều loại giống cúc để lựa chọn, từ giống nhập ngoại đến giống trong nước, màu sắc, kích thước và thời gian sinh trưởng cũng khác nhau… Cần phải tỉ mỉ trong khâu chọn giống, nắm chắc được thời gian sinh trưởng để gieo đúng mùa vụ cũng như chế độ chăm sóc của mỗi giống cúc để có biện pháp chăm sóc phù hợp.

Cần lựa chọn mua giống rõ nguồn gốc ở những địa chỉ cung cấp giống uy tín.

Chọn đất trồng cúc

Cúc không yêu cầu cao về đất trồng, tuy nhiên để Cúc phát triển tốt thì đất trồng cần tơi xốp, giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt. Nên trồng cúc trên đất thịt nhẹ, đất mùn, đất phù sa hoặc phối trộn công thức giá thể sao cho tơi xốp và thoát nước nhanh nhưng vẫn giữ được dinh dưỡng. Có thể phối trộn giá thể từ xơ dừa, tro trấu đã xả nhiều lần hạn chế mặn, phân hữu cơ, đất sạch với tỷ lệ 1:1:1:1, hoặc các công thức giá thể khác từ các nguyên liệu phù hợp với mỗi địa phương.

Nếu bạn không có nhiều thời gian và có ít kinh nghiệm trong việc phối trộn đất thì có thể dùng đất trồng hoa trộn sẵn của Namix để trồng hoa cúc nhé

dat trong hoa namix

Gieo hạt bông cúc

Có thể dùng bầu ươm bằng nilon hoặc lá chuối kích thước 6 x 8 cm để làm bầu ươm, hoặc gieo hạt vào các khay xốp hoặc khay nhựa. Chú ý không lấp giá thể quá dày, tưới nước ẩm cho giá thể và tiến hành che chắn những ngày đầu sau gieo.

Kỹ thuật chăm sóc hoa cúc nở đúng mùa tết

Tưới nước tỉa cành cho cúc

Cần duy trì độ ẩm cho giá thể khoảng 70 – 75%, không để cây quá thiếu nước hoặc quá ẩm, chú ý hạn chế tưới nước vào buổi chiều để tránh cây quá ẩm tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển.

Tiết chế lượng nhiệt và ánh sáng

Cây cúc là cây quang chu kỳ ngắn, có nghĩa là sẽ ra hoa khi ngày ngắn hơn đêm. Trong giai đoạn sinh trưởng cây cúc cần thời gian chiếu sáng lớn hơn 13 giờ, thời kỳ ra hoa thì cần ánh sáng ngày khoảng 10 – 11 giờ. Vì vậy có thể dựa vào phương pháp che chắn hoặc thắp đèn để điều khiển cây cúc ra hoa theo ý muốn.

Bón phân

Bón phân với các thành phần phù hợp với các giai đoạn phát triển của cây, có thể kết hợp các loại phân bón lá để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây. Nếu cây có dấu hiệu ra hoa sớm hơn, có thể tưới ure với nồng độ loãng để làm chậm quá trình ra hoa của Cúc, ngược lại nếu cây ra hoa trễ thì có thể bổ sung Kali để thúc đẩy cây ra hoa sớm hơn.

Phòng trừ sâu bệnh

Cây cúc thường gặp phải các bệnh như rỉ sắt, lở cổ rễ, héo vàng, phấn trắng, tuyến trùng, héo xanh… và các đối tượng gây hại như rệp, sâu xanh, sâu khoang… Bà con cần theo dõi và phát hiện kịp thời các dấu hiệu, xác định đúng loại bệnh để sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật phù hợp.

kỹ thuật trồng cúc

Ảnh: Internet

Các bệnh thường gặp trên hoa cúc

Bệnh rỉ sắt

Dấu hiệu của bệnh rỉ sắt là mặt dưới lá xuất hiện vệt màu xanh nhạt. Sau khi phát triển thành những nốt mụn màu trắng rồi chuyển sang màu vàng. Cây non thì dễ bị bệnh rỉ sắt hơn cây lớn. Vết rỉ sắt làm cho mặt trên lá hơi lõm vào có màu xanh nhạt, còn mặt dưới của lá hình thành những nốt mụn xếp chồng lên nhau theo những vòng tròn đồng tâm. Tại thời điểm giao mùa hoặc thời tiết ban đêm khi độ ẩm cao, nhiệt độ thấp là điều kiện thuận lợi để nấm phát triển.

Bệnh lở cổ rễ

Do nấm Rhizoctonia solani có sẵn trong đất gây ra; bệnh xuất hiện ở cả cây con và cây trưởng thành; thường xuất hiện khi cây bị dư nước hay trong điều kiện nóng ẩm; cây héo rũ và chết khi bị nhiễm bệnh. Bệnh thường xảy ra trong vườn ươm và cây con sau khi trồng, độ ẩm cao và giá thể trồng không xử lý nên cây con dễ bị nhiệm bệnh.

Bệnh phấn trắng

do nấm Oidium chrysanthemi gây ra. Bệnh phát triển nặng nhất vào mùa hè. Vết bệnh dạng bột phấn trắng xám, hình dạng vết bệnh bất định. Mặt dưới lá chỗ vết bệnh chuyển sang màu vàng nhạt. Bệnh hại chủ yếu trên lá non, bệnh nặng có thể hại cả thân, cành, nụ hoa. Bệnh làm lá vàng, khô héo và rụng sớm, nụ thối, hoa nhỏ không nở hoặc nở lệch về một bên. Bệnh thường lan từ lá gốc lên phía trên.

Bệnh héo xanh

Triệu chứng đầu tiên là một phần của cây sẽ bị héo rũ, một hoặc hai nhánh héo trước sau đó toàn bộ cây sẽ bị héo gục và chết. Khi gặp điều kiện thuận lợi thì toàn bộ phần bó mạch của thân cây sẽ bị mất màu chuyển sang màu nâu đậm.

Trên đây là những chia sẻ của Namix về cách trồng hoa cúc nở vào ngày tết, mong là sẽ hữu ích cho mọi người!

Tìm hiểu thêm

Bài Viết Liên Quan

Call Now Button