Cách trồng ớt chuông trong chậu hay còn gọi là ớt ngọt được nhiều người tìm hiểu và trồng tại nhà. Vì loại quả này được nhiều người yêu thích, thịt dày, vị ngọt và không cay, được dùng để ăn và chế biến nhiều món ngon. Dưới đây là cách trồng và chăm sóc cây để trái ớt chuông được mọng nước, sai quả.

Những đặc điểm nổi bật của ớt chuông

cay ot chuong
Ớt chuông đa dạng màu sắc với nhiều đặc điểm nổi bật

Tên tiếng anh là Bell Pepper, thuộc loài Capsicum Annuum. Thuộc loại cây hàng năm, bụi cây nhỏ gọn thẳng, cây có thể đạt chiều cao tối đa tới 4m. Lá màu xanh hình mũi mác, thân và trên bề mặt của lá có lông.

Ớt chuông có nhiều loại với màu sắc đa dạng như xanh, đỏ, cam, vàng, nâu… Chúng giàu vitamin A, vitamin C của ớt chuông cao gấp 2,5 lần so với trái cam.

Thường trồng cây ở nơi có khí hậu lạnh. Vị của quả tùy thuộc vào giống, điều kiện trồng, chăm sóc và cách bảo quản khi thu hoạch. 

Hoa có màu trắng, nhị vàng hoặc xanh lục, quả như quả chuông, thịt dày, giòn và đặc biệt độ cay rất thấp và hầu như không cay. 

Cách trồng ớt chuông trong chậu đơn giản nhất

chuan bi
Chuẩn bị đầy đủ đất trồng, hạt giống và chậu phù hợp

Bạn nên trồng vào 2 vụ chính là đông xuân và hè thu để cây đạt năng suất cao và ít sâu bệnh hại.

Chuẩn bị: Chậu cây, hạt giống, đất trồng. Theo đó:

  • Hạt giống: Mua hạt ở những nơi uy tín, lựa chọn hạt giống chắc, khỏe. Ngoài ra, bạn cũng có thể tận dụng hạt trong quả ớt chuông tươi. 
  • Đất trồng: Ớt chuông không kén đất nhưng nếu cây phát triển thì bạn cần chọn đất có độ tơi xốp và giàu dinh dưỡng. Bạn có thể lựa chọn đất trồng cây NAMIX có độ pH 5.5 – 7, đã được phối trộn sẵn từ những nguyên liệu tự nhiên như vỏ trấu nguyên cánh, mùn dừa đã qua xử lý,… Ngoài ra còn có các loại đá khoáng như đá Perlite, Vermiculite,…
  • Chậu cây: Chọn chậu sâu, rộng rãi và có lỗ thoát nước ở dưới đáy chậu để đảm bảo đất được thoát nước tốt. Ngoài ra, nên chọn chậu có màu sắc nhạt để tránh hấp thụ nhiệt vì ớt chuông không chịu được nhiệt độ quá cao.

Cách trồng cây ớt chuông trong chậu bằng hạt

trong ot chuong
Trồng ớt chuông trong chậu bằng hạt siêu đơn giản

Đây là cách trồng ớt chuông được lựa chọn nhiều nhất. Bạn cần ngâm hạt ớt trong nước ấm khoảng 50 độ C khoảng 2-8 tiếng, ông thức 7 nước lạnh và 3 nước nóng, để hạt nhanh nảy mầm. Sau đó tiến hành trồng như sau:

  • Cho đất NAMIX vào chậu, sau đó trộn đều cho đất tơi và tưới một ít nước cho đất ẩm.
  • Hạt nảy mầm rồi thì rải hạt ớt chuông lên bề mặt đất. Rải thêm một chút bã mía, trấu hoặc xơ dừa lên trên hoặc thêm một lớp đất mỏng. 
  • Dùng bình xịt phun sương xịt lên trên để giữ ẩm cho đất.
  • Sau khoảng 25 ngày, cây ớt cao 10-15cm thì tách ra chậu riêng để cây được phát triển nhanh hơn. Mỗi ngày tưới nước 2 lần vào buổi sáng sớm và chiều tối.

Chăm sóc ớt chuông trong chậu năng suất cao

cham soc cay ot chuong
Chăm sóc và thu hoạch quả đúng thời điểm, theo ý thích của bạn
  • Tỉa cành: Sau 30 ngày, có thể tỉa nhánh, các cành, lá hư hoặc bị sâu ăn để cây ớt khỏe, thông thoáng hơn. 
  • Tưới nước: Tưới nước là 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều mát, không nên tưới giữa trưa nắng nóng hay tưới quá nhiều nước.
  • Nhiệt độ: Đảm bảo ớt nên trồng ở nơi có nhiệt độ khoảng 15-30 độ C.
  • Dọn cỏ: Thực hiện thường xuyên khoảng 1-2 lần một tuần.
  • Thu hoạch: Sau 60-90 ngày chăm sóc thì có thể thu hoạch ớt chuông khi còn xanh hay lúc ớt chín ngả đỏ hoặc vàng tùy theo nhu cầu. Khi hái, nên hái cả cuống và quả để cây sớm ra mầm mới.

Những bệnh hại thường gặp khi trồng ớt chuông

Bệnh héo rũ cây con

cay ot bi benh
Cây dễ bị bệnh vì nhiều nguyên nhân khác nhau

Bệnh do nấm như Rhizoctonia solani, Pythium spp, Fusarium gây ra, cây con dễ bị chết rũ ngang gốc thân hoặc phần tiếp giáp giữa gốc và đất trồng.

Để phòng ngừa, bạn cần rải một lớp nấm đối kháng Trichoderma hoặc chế phẩm vi sinh Bio – B.

Nếu phát hiện bệnh, bạn cần nhanh chóng cắt bỏ những lá bị bệnh. Đặt cây ở nơi thoáng đãng, hạn chế tưới nước quá ẩm,…

Bệnh thán thư ở ớt chuông

Đây là một trong những bệnh thường gặp khi trồng ớt chuông. Bệnh do nấm Colletotrichum spp. gây ra, thường gây hại trên quả, thỉnh thoảng xuất hiện trên lá, cuống quả hay thân.

Vết bệnh thường là những đốm tròn màu vàng nhạt, về sau thành màu nâu, và có các đường vân vòng đồng tâm và lan dần ra.

Nếu bệnh nặng, sẽ gây rụng trái. Bạn nên sử dụng các loại thuốc trừ nấm bệnh.

Bọ trĩ, rầy mềm, rầy đen, nhện đỏ

sau benh hai
Hạn chế sâu bệnh hại cho cây để cây luôn tươi tốt

Đây là những côn trùng gây hại, thường phá hại lá non, đọt non, bông, trái non. Chúng sẽ hút nhựa, làm lá quăn queo. 

Bạn có thể sử dụng các chế phẩm sinh học như GE gừng tỏi ớt, dịch tỏi, Neem Chito, Bio – B để đặc trị rầy, rệp, nhện đỏ, bọ trĩ, bọ xít… Đây là dung dịch trừ sâu hữu cơ nên không độc hại, an toàn cho người sử dụng và hiệu quả.

Những câu hỏi thường gặp về ớt chuông?

Ăn ớt chuông có tốt không?

an ot chuong
Ăn ớt chuông thường xuyên sẽ rất tốt cho sức khoẻ

Ớt chuông chứa nhiều dinh dưỡng như: vitamin A, vitamin C, hàm lượng chất folate, vitamin K cùng các hàm lượng chất chống oxy hóa như Phytochemical, carotenoid, đặc biệt beta caroten.

  • Giảm cholesterol trong máu: Các capsaicin có tác dụng làm giảm cholesterol LDL, kiểm soát bệnh đái tháo đường, giảm đau và giảm bớt các tình trạng viêm. 
  • Phòng chống ung thư: Nhờ một số loại hợp chất chống oxy hóa trong ớt chuông đỏ. Ngoài ra, những loại ớt chuông có màu vàng và màu da cam giàu hàm lượng carotenoid, tốt cho tim mạch.
  • Làm đẹp tóc và đẹp da: Giàu vitamin E, giữ cho làn da và mái tóc trẻ trung. Hàm lượng vitamin C chống lại các gốc tự do, thúc đẩy sự hình thành collagen.
  • Tốt cho hệ thần kinh: Nhờ hàm lượng vitamin B6, cần thiết cho sức khoẻ của hệ thần kinh, tái tạo tế bào thần kinh.
  • Tốt cho mắt và thị lực: Chứa một số loại enzyme như lutein, bảo vệ mắt, chống lại tình trạng đục thuỷ tinh thể và thoái hoá điểm vàng.
  • Đốt cháy nhiều calo hơn: Hàm lượng calo trong ớt rất ít, giúp đốt cháy nhiều calo hơn, giúp sinh nhiệt và tăng tốc độ trao đốt chất trong cơ thể.

Nên ăn ớt chuông còn sống hay chín?

ot chuong
Ớt chuông đỏ và vàng sẽ có nhiều dưỡng chất hơn ớt chuông xanh

Nhiều người thường thắc mắc nên ăn ớt chuông màu xanh hay đỏ. Khi còn non, chúng có màu xanh lục, nhưng khi chín sẽ có nhiều màu như vàng, đỏ tươi, đỏ đậm…

Cả ớt chuông đỏ và xanh đều có chứa nhiều axit para coumaric, giàu các chất chống oxy hóa và vitamin C. Nhưng so với ớt chuông xanh, ớt chuông đỏ hay vàng sẽ có nhiều vitamin và dưỡng chất hơn.

Lượng carotene, giống như lycopene, trong ớt chuông đỏ cao gấp 9 lần, lượng vitamin C cao gấp đôi so với ớt chuông xanh.

Nếu muốn cơ thể hấp thụ một lượng dinh dưỡng dồi dào thì nên ăn ớt chuông đỏ hay vàng thì sẽ tốt hơn rất nhiều.

Trên đây là cách trồng ớt chuông trong chậu thành công và sớm thu hoạch mà bạn có thể tham khảo để có được những trái ớt thơm ngon. Đây là loại quả có nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho sức khoẻ và nên được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày. 

TÁC GIẢ

Picture of Nguyễn Hồng Đức

Nguyễn Hồng Đức

Tìm hiểu thêm

Bài Viết Liên Quan

thanks

Xin cảm ơn!

Chúng tôi đã nhận được thông tin và sẽ sớm liên hệ tư vấn chi tiết cho bạn. Vui lòng để ý điện thoại để nhận được cuộc gọi từ NAMIX.

Call Now Button