Xà lách là loại rau có kỹ thuật trồng khá đơn giản, không cần chăm sóc nhiều, tốn ít chi phí và cho năng suất thu hoạch cao. Cây dễ thích nghi nên có thể trồng trong các thùng xốp, đặt ở ngoài ban công hay bên hiên đều được. Vì vậy, thay vì mua rau ở bên ngoài không biết rõ nguồn gốc xuất xứ thì sao bạn lại không thử trồng rau xà lách ngay tại nhà, vừa đơn giản mà lại đảm bảo về vấn đề an toàn thực phẩm. Hãy cùng tìm hiểu cách trồng rau xà lách tại nhà với Namix nhé!

Đặc điểm rau xà lách

đặc điểm xà lách

Nguồn: Internet

  • Danh pháp khoa học: Lactuca sativa
  • Tên tiếng anh: Lettuce
  • Tên gọi khác: cải bèo, cải tai bèo
  • Thuộc họ: Cúc
  • Nguồn gốc: Châu Âu và những vùng nhiệt đới

Thân có dạng hình tròn, thẳng, có chiều cao thân dài ngắn khác nhau tùy theo loại. Bộ rễ ăn nông. Lá xà lách có nhiều lớp, tùy theo loại mà có loại lá cuộn tròn, có loại lá thẳng, màu sắc lá cũng thay đổi tùy theo từng giống khác nhau. Hoa xà lách mọc thành chùm dạng bầu, là hoa tự thụ với tỷ lệ hữu thụ cao.

Các loại rau xà lách có thể kể đến như: xà lách mỡ, xà lách san hô, xà lách Carol, xà lách lá xoăn, xà lách Mỹ, xà lách lá sồi, xà lách lô lô,…

Đặc điểm sinh thái rau xà lách

Nhiệt độ thích hợp cho rau xà lách phát triển tốt nằm trong khoảng 15-18 độ C, là cây ưa ẩm, độ ẩm đất dao động từ 70-80%, độ ẩm không khí là 65-75%. Cây xà lách chịu ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện ánh sáng, giai đoạn đầu cần nhiều ánh sáng hơn giai đoạn sau, ánh sáng ngày dài ảnh hưởng đến sự hình thành bắp cũng như diện tích lá nhưng không ảnh hưởng đến quá trình hình thành lá.

Thời điểm thích hợp trồng rau xà lách

Xà lách là loại rau dễ sống, dễ thích nghi với mọi điều kiện về đất trồng nên có thể trồng quanh năm, sau khi trồng khoảng từ 35 – 40 ngày là bạn đã có thể thu hoạch.

Thời điểm trồng xà lách tốt nhất trong năm là từ tháng 8 năm nay cho đến tháng 4 sang năm đối với loại xà lách. Nếu gieo từ tháng 3-4 có thể ăn vào mùa hè.

Cách trồng rau xà lách

Chuẩn bị trước khi trồng

Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ

  • Khay trồng: Nên sử dụng thùng xốp có kích thước tối thiểu là 40x60cm để rễ phát triển tốt hơn. Đục các lỗ ở dưới đáy thùng để giúp cây thoát nước tốt, tránh ngập úng.
  • Hạt giống: Nên chọn mua hạt giống chắc mẩy, không bị nấm mốc hại tại những cơ sở, đại lý uy tín chuyên về nông nghiệp để đảm bảo chất lượng của rau.

Đất trồng

Xà lách có thể sinh trưởng ở mọi loại đất đai. Tuy nhiên, nên lựa chọn các loại đất có nhiều chất dinh dưỡng để giúp cây phát triển tốt hơn. Các sản phẩm đất sạch trồng rau đang được người tiêu dùng lựa chọn sử dụng. Vừa không tốn thời gian để xử lý chỉ cần mua về có thể sử dụng ngay. Vừa đảm bảo cung cấp dinh dưỡng cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho rau xà lách phát triển tốt.

Phân bón

Bạn nên bón phân cho xà lách với loại phân hữu cơ đã được ủ để đảm bảo rau được phát triển theo hướng hữu cơ. Hạn chế tàn dư của các hóa chất ở mức thấp nhất, đạt tiêu chí rau sạch.

Cách trồng rau xà lách

trồng xà lách

Nguồn: Internet

  • Hạt giống mua về bạn cần phải ngâm 1 -2 giờ trong nước trước khi gieo.
  • Khi gieo hạt giống, bạn cần chú ý khoảng cách, không nên gieo quá thừa hoặc quá dày. Sau khi gieo xong, cần phủ một lớp đất mỏng lên hạt, khoảng 0.5cm. Cuối cùng hãy tưới nước cho hạt giống nhanh nảy mầm.
  • Nên tưới hạt xà lách bằng bình tưới tia nhỏ để tránh đất bị xói mòn.
  • Nên gieo trực tiếp hạt xà lách trên đất đã chuẩn bị. Nên gieo hạt xà lách sâu 0,5 – 1,2 cm và tỉa thưa khi cây có 3 đến 4 lá.
  • Nếu trồng cây con thì cây con phải có từ 4 đến 6 lá trưởng thành và bộ rễ phát triển tốt trước khi đem ra trồng.
  • Nên gieo hạt xà lách sâu 0,5 – 1,2 cm và tỉa thưa khi cây có 3 đến 4 lá. Khi gieo hạt giống, bạn cần chú ý khoảng cách, không nên gieo quá thừa hoặc quá dày. Đối với rau xà lách đã gieo hạt hoặc đã trồng cây con, đảm bảo khoảng cách tối thiểu 10 – 30cm tùy loại.
  • Phủ khoảng 1,2cm đất lên hạt vừa gieo.
  • Tưới nước kỹ sau khi gieo để hạt nhanh nảy mầm hoặc đảm bảo cung cấp nước đã mất khi trồng cây con.

Cách chăm sóc rau xà lách

Tưới nước:

Vào mùa nắng, nên tưới nước khoảng 2 lần vào sáng sớm hoặc buổi chiều mát. Ngược lại, số lần tưới cần phải giảm đi, 2-3 ngày tưới 1 lần, tránh tưới nước nhiều vào mùa mưa dễ khiến cây bị úng nước, không thể phát triển.
Đối với rau trồng còn nhỏ, bạn cần che chắn để tránh cây bị ngập úng vào mùa mưa. Khi cây trong giai đoạn sinh trưởng, cần tưới nước 1 lần mỗi ngày.

Tỉa thưa, sang khay

Đây là bước quan trọng giúp tạo không gian phù hợp và cung cấp đủ chất dinh dưỡng để cây phát triển nhanh chóng để sớm có thể thu hoạch rau. Khi xà lách đã phát triển 2 cặp lá, có thể nhổ ăn dần hoặc sang một khay khác để xà lách phát triển lớn hơn sẽ có đủ không gian để phát triển. Khi sang khay, tỉa thưa nên tạo khoảng cách phù hợp giữa các cây.

Phòng ngừa sâu bệnh cho xà lách

Bệnh chết cây con và lỡ cổ rễ do nấm Rhizoctonia solani, Fusarium sp., Pythium sp.

Thời điểm phát sinh phát triển bệnh: Bệnh gây hại từ giai đoạn cây con có lá mầm đến khi có 2 – 3 lá thật.

Triệu chứng: Vết bệnh trên cổ rễ, thân gần mặt đất bị lõm vào, có màu nâu, sau đó vết bệnh lan rộng xung quanh, vùng cổ rễ, gốc thân bị thối nâu, đen, tóp lại → cây héo rũ, đổ gục trong khi lá vẫn còn màu xanh.

Biện pháp phòng trừ:

  • Xử lý đất: Phơi nắng, thuốc Alimet 80WG (Fosetyl – aluminium
    (min 95 %) 3,0 kg/1.000 m2.
  • Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng chế phẩm Wehg 0,1% hoặc nước nóng (3 sôi + 2 lạnh) trong 2 giờ

Bệnh thối nhũn (Erwinia carotovora)

Thời gian phát sinh phát triển: Bệnh hại ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây.

Triệu chứng: Vết bệnh đầu tiên thường xuất hiện ở các cuống lá già phía dưới gần mặt đất, tạo thành những đốm mọng nước, sau đó thối và nhũn. Vết bệnh theo cuống lá phát triển lên phía trên làm cho cả lá bị vàng và thối nhũn.

Biện pháp phòng trừ:

  • Vệ sinh vườn sau thu hoạch
  • Khi cây bị bệnh phun thuốc: Hope life 450WP (Erythromycin 200g/kg + Oxytetracycline 250g/kg)

Sâu khoang, sâu ăn tạp (Spodoptera litura)

Điều kiện phát sinh phát triển: Phát triển mạnh trong các giai đoạn ẩm ướt và bón nhiều đạm.

Đặc điểm nhận diện và triệu chứng gây hại: Trưởng thành màu xám nâu. Bướm đẻ trứng trên lá, cành và gân lá thành từng ổ bằng hạt đậu, có lông tơ bao phủ màu vàng rơm. Khi mới nở, sâu ăn lá tại chổ, khi lớn sâu di chuyển ăn mọi bộ phận của cây hành và tàn phá nhanh chóng.

Biện pháp phòng trừ:

  • Sử dụng bẫy Pheromon giới tính để diệt bướm
  • Phát hiện sớm sâu non mới nở chưa phân tán có thể dùng các thuốc Enasin 32WP (Bacillus thuringensis var 99 – 1 + Tinh thể độc tố bền nhiệt) luân phiên với Reasgant 5EC (Abamectin) để trừ.

Dòi đục lá (Liriomyza sp.)

Thời điểm phát sinh, phát triển: Thường xuất hiện khi cây mới hồi xanh và gây hại cho đến khi thu hoạch.

Đặc điểm nhận diện và triệu chứng gây hại: Trưởng thành là loài ruồi nhỏ, màu đen có vệt vàng trên ngực. Nhiều vết đục sẽ làm cho lá bị cháy khô, cây sinh trưởng kém, mau tàn.

Biện pháp phòng trừ:

  • Chăm sóc cây sinh trưởng tốt, vượt qua sự gây hại của dòi
  • Khi dòi xuất hiện: sử dụng thuốc Trigard 100SL (Cyromazine 100 g/L), Radian 60SC (Spinetoram 60 g/L + Dung môi và phụ gia vừa đủ 1 lít), Map Winner 5WG (Emamectin benzoate 5% (w/w) + Phụ gia 95% (w/w)).

Thu hoạch và bảo quản rau xà lách

Thu hoạch rau xà lách

thu hoach xà lách

Nguồn: Internet
Sau khi trồng khoảng 35-40 ngày thì bạn có thể thu hoạch thành quả. Để thu hoạch xà lách bạn có thể dùng tay để tách lá ra khỏi gốc và hạn chế làm rách lá. Trước khi thu hoạch 3 ngày không được phun hay sử dụng các loại thuốc hay bón phân cho rau.

Bảo quản rau xà lách

Sau khi thu hoạch, bạn tách các lá ra khỏi thân, rửa sạch với nước, để ráo rồi cho vào túi bóng. Nếu bạn bảo quản rau bằng tủ lạnh thì có thể giữ được xà lách tươi ngon trong hơn 1 tuần.

Chúc bạn thành công với cách trồng xà lách ngay tại nhà với bài viết trên của Namix nhé!

Tìm hiểu thêm

Bài Viết Liên Quan

Call Now Button